Kỹ thuật nhảy dù đổ bộ ở độ cao thấp về cơ bản là không khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới và cũng không có mấy thay đổi từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó, người lính sẽ nối dây giật dù cưỡng bức từ dù của mình vào máy bay. Sau khi rời cửa máy bay, dây cưỡng bức sẽ giật tung dù mồi, dù mồi no gió sẽ giật dù chính của người lính mở ra. Nguồn ảnh: Sina.Kỹ thuật nhảy dù này không yêu cầu thao tác xử lý của người lính, người lính ngay cả khi bị ngất xỉu do va đập hoặc bị chấn thương trong lúc rời cửa máy bay vẫn có thể tiếp đất an toàn do dù tự mở. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn có nguy hiểm. Nhất là khi dù gặp sự cố không tự mở hoặc sau khi mở gặp sự cố như rách dù, rối dù,... Do rời cửa máy bay ở độ cao rất thấp, chỉ khoảng 300 mét so với mặt đất nên người lính sẽ có rất ít thời gian để phản ứng và mở dù phụ. Nguồn ảnh: Sina.Chính vì vậy, quá trình kiểm tra dù trước khi tham gia nhảy tập huấn là điều tối quan trọng. Để hạn chế sự cố có thể xảy ra cần phải chắc chắn rằng dù chính sẽ có thể tự động mở sau khi rời cửa máy bay. Nguồn ảnh: Sina.Mỗi lính dù Trung Quốc được trang bị hai dù, bao gồm một dù chính đeo phía sau và một dù dự phòng đeo trước bụng. Trong trường hợp dù chính không mở sau 3 giây rời cửa máy bay, người lính phải tự bung dù phụ trước bụng. Nguồn ảnh: Sina.Ở độ cao 300 mét, người lính chỉ có khoảng 16 giây trước khi tiếp đất nếu rơi tự do không có dù. Khoảng thời gian này là cực kỳ ngắn và đòi hỏi người lính phải có bản lĩnh tốt để ứng phó với các sự cố trên không. Nguồn ảnh: Sina.Khác với các khoa mục huấn luyện khác, nhảy dù là một khoa mục cực kỳ khó và đặc biệt nguy hiểm vì người lính phải tự xử lý tình huống phát sinh một mình dựa vào mớ lý thuyết học được trước đó. Khi xảy ra sự cố lúc nhảy, huấn luyện viên và những đồng đội khác sẽ không thể giúp được. Nguồn ảnh: Sina.Chính vì vậy, các đơn vị dù vẫn luôn là những đơn vị tinh nhuệ, bản lĩnh và nguy hiểm số một của quân đội các nước trên thế giới. Trong lịch sử chiến tranh, các đơn vị lính dù của các nước cũng luôn là những đơn vị đi tuyến đầu của các nước, tham chiến ở những nơi nóng bỏng nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Trong thời bình, các đơn vị dù với cách thức triển khai theo đường không vận cũng cơ động hơn rất nhiều so với các đơn vị khác trong việc phản ứng, đối phó lại các thảm hoạ thiên nhiên ở những vùng hẻo lánh. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Lính dù Nga cho thiết giáp nhảy dù với kíp lái ngồi bên trong, tiếp đất là chiến đấu được ngay.
Kỹ thuật nhảy dù đổ bộ ở độ cao thấp về cơ bản là không khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới và cũng không có mấy thay đổi từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, người lính sẽ nối dây giật dù cưỡng bức từ dù của mình vào máy bay. Sau khi rời cửa máy bay, dây cưỡng bức sẽ giật tung dù mồi, dù mồi no gió sẽ giật dù chính của người lính mở ra. Nguồn ảnh: Sina.
Kỹ thuật nhảy dù này không yêu cầu thao tác xử lý của người lính, người lính ngay cả khi bị ngất xỉu do va đập hoặc bị chấn thương trong lúc rời cửa máy bay vẫn có thể tiếp đất an toàn do dù tự mở. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn có nguy hiểm. Nhất là khi dù gặp sự cố không tự mở hoặc sau khi mở gặp sự cố như rách dù, rối dù,... Do rời cửa máy bay ở độ cao rất thấp, chỉ khoảng 300 mét so với mặt đất nên người lính sẽ có rất ít thời gian để phản ứng và mở dù phụ. Nguồn ảnh: Sina.
Chính vì vậy, quá trình kiểm tra dù trước khi tham gia nhảy tập huấn là điều tối quan trọng. Để hạn chế sự cố có thể xảy ra cần phải chắc chắn rằng dù chính sẽ có thể tự động mở sau khi rời cửa máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Mỗi lính dù Trung Quốc được trang bị hai dù, bao gồm một dù chính đeo phía sau và một dù dự phòng đeo trước bụng. Trong trường hợp dù chính không mở sau 3 giây rời cửa máy bay, người lính phải tự bung dù phụ trước bụng. Nguồn ảnh: Sina.
Ở độ cao 300 mét, người lính chỉ có khoảng 16 giây trước khi tiếp đất nếu rơi tự do không có dù. Khoảng thời gian này là cực kỳ ngắn và đòi hỏi người lính phải có bản lĩnh tốt để ứng phó với các sự cố trên không. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với các khoa mục huấn luyện khác, nhảy dù là một khoa mục cực kỳ khó và đặc biệt nguy hiểm vì người lính phải tự xử lý tình huống phát sinh một mình dựa vào mớ lý thuyết học được trước đó. Khi xảy ra sự cố lúc nhảy, huấn luyện viên và những đồng đội khác sẽ không thể giúp được. Nguồn ảnh: Sina.
Chính vì vậy, các đơn vị dù vẫn luôn là những đơn vị tinh nhuệ, bản lĩnh và nguy hiểm số một của quân đội các nước trên thế giới. Trong lịch sử chiến tranh, các đơn vị lính dù của các nước cũng luôn là những đơn vị đi tuyến đầu của các nước, tham chiến ở những nơi nóng bỏng nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Trong thời bình, các đơn vị dù với cách thức triển khai theo đường không vận cũng cơ động hơn rất nhiều so với các đơn vị khác trong việc phản ứng, đối phó lại các thảm hoạ thiên nhiên ở những vùng hẻo lánh. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Lính dù Nga cho thiết giáp nhảy dù với kíp lái ngồi bên trong, tiếp đất là chiến đấu được ngay.