Có thể thấy, trong bản đồ mô phỏng trên hiện tại có 6 hệ thống tên lửa và radar cảnh báo sớm của NATO đang công khai chĩa thẳng vào lãnh thổ Nga. Số lượng tên lửa và radar không công khai của NATO ở khu vực này thậm chí còn nhiều hơn. Nguồn ảnh: Greena.Đầu tiên phải nhắc tới hệ thống radar cảnh báo sớm mang tên Fylingdales được đặt tại đất Anh. Đây là hệ thống cảnh báo sớm được Không quân Hoàng gia của nước này xây dựng từ năm 1962 và tiếp tục được sử dụng tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.Loại radar này có tầm hoạt động gần như bao phủ cả châu Âu và một phần biển Đại Tây Dương với tầm phủ 360 độ và bán kính rộng tới 5600 km. Nguồn ảnh: TGH.Tiếp theo đó là hệ thống tên lửa SM-3 Block IB và Block IIA được triển khai ở Ba Lan từ năm 2018. Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ đánh chặn mới nhất tính tới thời điểm hiện tại được Mỹ và NATO "chĩa" về phía Nga. Nguồn ảnh: Wiki.Loại tên lửa này nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, phiên bản SM-3 Block IB và Block IIA được ra đời từ năm 2009, sử dụng cơ chế dò tìm hồng ngoại 2 màu, có hệ thống kiểm soát hành trình được nâng cấp cùng nhiều tính năng hiện đại khác. Nguồn ảnh: Balaact.Ở Romania, NATO cũng cho đặt một hệ thống tên lửa phòng thủ kiểu này. Trong đó, phiên bản Block IIA được đặt ở Ba Lan có tầm bắn tối đa 2500 km và tốc độ tối đa 4,5 km/h; trong khi đó hệ thống được triển khai ở Romania (phiên bản Block IA và IB) có tầm bắn tối đa chỉ 700 km và tốc độ tối đa 3 km/giây. Nguồn ảnh: News.Ngoài khơi vùng biển Địa Trung Hải là tuần dương hạm hộ vệ tên lửa USS Monterey (CG-61) được Hải quân Mỹ tách từ Hạm đội 7 chuyển tới vùng biển này với duy nhất một nhiệm vụ đó là "chĩa tên lửa vào đất Nga". Nguồn ảnh: USNI.Không những là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis hiện địa được Mỹ và NATO dày công thiết kế ở sát biên giới Nga, tuần dương hạm USS Monterey còn có tới 122 ống phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 với khả năng mang được đủ loại tên lửa khác nhau, bao gồm cả tên lửa hành trình Tomahawk. Nguồn ảnh: Greanville.Chưa hết, ở lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, phía NATO còn cho đặt tiếp một tổ hợp radar cảnh báo sớm đời mới từ năm 2012 theo kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa sát biên giới phía Tây của Nga được cựu Tổng thống Mỹ Obama phê duyệt từ năm 2009. Nguồn ảnh: Greanville.Bộ não của toàn bộ các hệ thống này là tổ hợp vệ tinh theo dõi và giám sát STSS (Space Tracking and Surveillance System) do Không quân Mỹ chỉ huy. Hệ thống này sẽ kết nối mọi thông tin tình báo trong khu vực, khớp mọi dữ liệu của các hệ thống radar cảnh báo cũng như radar tên lửa, đảm bảo hiệu suất phòng thủ cao nhất khi xảy gia giao tranh. Nguồn ảnh: Greanville.Có thể thấy, mặc dù phía Mỹ luôn khăng khăng việc họ triển khai toàn bộ hệ thống phòng thủ Aegis của mình ở châu Âu chỉ là để "phòng thủ" nhưng với việc càng ngày, các hệ thống này càng tiến sát tới đất Nga thì Moscow rõ ràng có thêm lý do để lo ngại và nếu tình trạng tiếp tục leo thang, rất có thể một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai sẽ sắp sửa xảy ra. Nguồn ảnh: Greanville. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Mỹ hoạt động.
Có thể thấy, trong bản đồ mô phỏng trên hiện tại có 6 hệ thống tên lửa và radar cảnh báo sớm của NATO đang công khai chĩa thẳng vào lãnh thổ Nga. Số lượng tên lửa và radar không công khai của NATO ở khu vực này thậm chí còn nhiều hơn. Nguồn ảnh: Greena.
Đầu tiên phải nhắc tới hệ thống radar cảnh báo sớm mang tên Fylingdales được đặt tại đất Anh. Đây là hệ thống cảnh báo sớm được Không quân Hoàng gia của nước này xây dựng từ năm 1962 và tiếp tục được sử dụng tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Loại radar này có tầm hoạt động gần như bao phủ cả châu Âu và một phần biển Đại Tây Dương với tầm phủ 360 độ và bán kính rộng tới 5600 km. Nguồn ảnh: TGH.
Tiếp theo đó là hệ thống tên lửa SM-3 Block IB và Block IIA được triển khai ở Ba Lan từ năm 2018. Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ đánh chặn mới nhất tính tới thời điểm hiện tại được Mỹ và NATO "chĩa" về phía Nga. Nguồn ảnh: Wiki.
Loại tên lửa này nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, phiên bản SM-3 Block IB và Block IIA được ra đời từ năm 2009, sử dụng cơ chế dò tìm hồng ngoại 2 màu, có hệ thống kiểm soát hành trình được nâng cấp cùng nhiều tính năng hiện đại khác. Nguồn ảnh: Balaact.
Ở Romania, NATO cũng cho đặt một hệ thống tên lửa phòng thủ kiểu này. Trong đó, phiên bản Block IIA được đặt ở Ba Lan có tầm bắn tối đa 2500 km và tốc độ tối đa 4,5 km/h; trong khi đó hệ thống được triển khai ở Romania (phiên bản Block IA và IB) có tầm bắn tối đa chỉ 700 km và tốc độ tối đa 3 km/giây. Nguồn ảnh: News.
Ngoài khơi vùng biển Địa Trung Hải là tuần dương hạm hộ vệ tên lửa USS Monterey (CG-61) được Hải quân Mỹ tách từ Hạm đội 7 chuyển tới vùng biển này với duy nhất một nhiệm vụ đó là "chĩa tên lửa vào đất Nga". Nguồn ảnh: USNI.
Không những là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis hiện địa được Mỹ và NATO dày công thiết kế ở sát biên giới Nga, tuần dương hạm USS Monterey còn có tới 122 ống phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 với khả năng mang được đủ loại tên lửa khác nhau, bao gồm cả tên lửa hành trình Tomahawk. Nguồn ảnh: Greanville.
Chưa hết, ở lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, phía NATO còn cho đặt tiếp một tổ hợp radar cảnh báo sớm đời mới từ năm 2012 theo kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa sát biên giới phía Tây của Nga được cựu Tổng thống Mỹ Obama phê duyệt từ năm 2009. Nguồn ảnh: Greanville.
Bộ não của toàn bộ các hệ thống này là tổ hợp vệ tinh theo dõi và giám sát STSS (Space Tracking and Surveillance System) do Không quân Mỹ chỉ huy. Hệ thống này sẽ kết nối mọi thông tin tình báo trong khu vực, khớp mọi dữ liệu của các hệ thống radar cảnh báo cũng như radar tên lửa, đảm bảo hiệu suất phòng thủ cao nhất khi xảy gia giao tranh. Nguồn ảnh: Greanville.
Có thể thấy, mặc dù phía Mỹ luôn khăng khăng việc họ triển khai toàn bộ hệ thống phòng thủ Aegis của mình ở châu Âu chỉ là để "phòng thủ" nhưng với việc càng ngày, các hệ thống này càng tiến sát tới đất Nga thì Moscow rõ ràng có thêm lý do để lo ngại và nếu tình trạng tiếp tục leo thang, rất có thể một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai sẽ sắp sửa xảy ra. Nguồn ảnh: Greanville.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Mỹ hoạt động.