Các hình ảnh mới đây được không quân Mỹ đăng tải lên Twitter cho thấy, với tốc độ của mình, tiêm kích F-35 đã tạo ra một đám mây hình nón sau sự va chạm với không khí trong điều kiện thời tiết tương đối ẩm ướt.Đây là một hiện tượng thay đổi áp suất trong vùng nón Mach khi tiêm kích này chuyển động với tốc độ siêu thanh, hiện tượng này sẽ tạo ra một đám mây hình nón song song với chiếc chiến đấu cơ F-35.Trong điều kiện phù hợp từ độ ẩm, nhiệt độ, cũng như độ cao phù hợp, hơi nước đã gặp vùng áp suất cao đột ngột khi F-35 tăng tốc, đã tạo ra những giọt nước ngưng tụ rất bé kết thành đám mây hình nón này.Sau đó, với sự chênh lệch áp suất xuất hiện giữa phần đầu và mũi, chúng ta sẽ thấy đám mây hình nón bay theo tiêm kích F-35, với độ trễ do quá trình ngưng tụ và bay hơi không khí. Để tạo ra hiện tượng này, điều kiện tiên quyết là phải đạt vận tốc vượt qua tốc độ âm thanh, tức vượt qua Mach 1.F-35 Lightning II của Mỹ đã làm được điều đó, khi được trang bị động cơ Pratt & Whitney mạnh mẽ, cho phép F-35 có vận tốc lên tới Mach 1.6, phá vỡ bức tường âm thanh.Và ngoài ra, như đã nói ở trên, sự xuất hiện của hiện tượng này còn đòi hỏi điều kiện phù hợp, thực sự rất hiếm thấy.Hình ảnh tuyệt đẹp và rõ nét, cho chúng ta thấy cận cảnh cảnh tượng khi F-35 phá vỡ bức tường âm thanh, lao ra khỏi đám mây hình nón.Tuy nhiên, hiện tượng này không chỉ xuất hiện với F-35 của Mỹ, có thể xuất hiện với cả các chiến đấu cơ mang tốc độ siêu âm khác. Nhưng đi kèm đó, phải có sự xuất hiện của các điều kiện phù hợp rất hiếm gặp. Hình ảnh F-35 Lightning II của Mỹ bay ra khỏi đám mây hình nón và phóng thẳng lên cao. Nguồn: Porsche Blox.
Các hình ảnh mới đây được không quân Mỹ đăng tải lên Twitter cho thấy, với tốc độ của mình, tiêm kích F-35 đã tạo ra một đám mây hình nón sau sự va chạm với không khí trong điều kiện thời tiết tương đối ẩm ướt.
Đây là một hiện tượng thay đổi áp suất trong vùng nón Mach khi tiêm kích này chuyển động với tốc độ siêu thanh, hiện tượng này sẽ tạo ra một đám mây hình nón song song với chiếc chiến đấu cơ F-35.
Trong điều kiện phù hợp từ độ ẩm, nhiệt độ, cũng như độ cao phù hợp, hơi nước đã gặp vùng áp suất cao đột ngột khi F-35 tăng tốc, đã tạo ra những giọt nước ngưng tụ rất bé kết thành đám mây hình nón này.
Sau đó, với sự chênh lệch áp suất xuất hiện giữa phần đầu và mũi, chúng ta sẽ thấy đám mây hình nón bay theo tiêm kích F-35, với độ trễ do quá trình ngưng tụ và bay hơi không khí.
Để tạo ra hiện tượng này, điều kiện tiên quyết là phải đạt vận tốc vượt qua tốc độ âm thanh, tức vượt qua Mach 1.
F-35 Lightning II của Mỹ đã làm được điều đó, khi được trang bị động cơ Pratt & Whitney mạnh mẽ, cho phép F-35 có vận tốc lên tới Mach 1.6, phá vỡ bức tường âm thanh.
Và ngoài ra, như đã nói ở trên, sự xuất hiện của hiện tượng này còn đòi hỏi điều kiện phù hợp, thực sự rất hiếm thấy.
Hình ảnh tuyệt đẹp và rõ nét, cho chúng ta thấy cận cảnh cảnh tượng khi F-35 phá vỡ bức tường âm thanh, lao ra khỏi đám mây hình nón.
Tuy nhiên, hiện tượng này không chỉ xuất hiện với F-35 của Mỹ, có thể xuất hiện với cả các chiến đấu cơ mang tốc độ siêu âm khác. Nhưng đi kèm đó, phải có sự xuất hiện của các điều kiện phù hợp rất hiếm gặp.
Hình ảnh F-35 Lightning II của Mỹ bay ra khỏi đám mây hình nón và phóng thẳng lên cao. Nguồn: Porsche Blox.