Dưới sức ép của Mỹ, hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD để mua một loạt các chiến đấu cơ Su-35 từ phía Indonesia dường như đã không thể thành hiện thực được và phải huỷ giữa chừng.Mặc dù truyền thông Nga vẫn đăng tải thông tin về việc hợp đồng tỷ USD này vẫn có khả năng cứu vớt được, tuy nhiên cơ may cho cả Indonesia và Nga là rất thấp.Điều này đồng nghĩa với việc Indonesia sẽ cẩn phải lên phương án tìm một loại chiến đấu cơ khác để thay thế cho Su-35 của Nga, bổ sung cho lực lượng tiêm kích đã già cỗi và kém hiện đại của mình.F-16 là một trong những loại chiến đấu cơ "giá rẻ" mà Indonesia có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường thế giới hiện nay với giá rẻ hơn rất nhiều Su-35.Cụ thể, tiêm kích F-16 vốn dĩ không xa lạ gì với các quốc gia Đông Nam Á, loại chiến đấu cơ này thậm chí còn đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới chào bán phiên bản "qua sử dụng" với giá rẻ hơn rất nhiều phiên bản mới cứng.Tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định rằng, khả năng chiến đấu của F-16 thua kém quá nhiều Su-35. Vậy nên nếu không quân Indonesia lựa chọn loại tiêm kích này thay cho Su-35 từ Nga, sẽ là một bước lùi khá lớn.Để có được khả năng tác chiến tương đương với Su-35 của Nga, Indonesia sẽ phải tiếp cận đến loại chiến đấu cơ F-15 từ Mỹ - một phiên bản tiêm kích hạng nặng được đánh giá là đứng đầu thế hệ chiến đấu cơ thế hệ 4+ hiện tại.Hiện tại ở khu vực Đông Nam Á, cũng đang có một vài quốc gia sở hữu và sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế, nổi bật là Singapore với quân số 40 chiếc tiêm kích F-15SG.Tuy nhiên với không quân Indonesia, việc sử hữu các chiến đấu cơ F-15 trong tương lai có thể dẫn tới việc khó đồng bộ hoá với các thiết bị có sẵn của họ, đặc biệt là dàn Su-27SK và Su-30MKK mà họ đang sở hữu.Hiện tại, Không quân Indonesia đang sở hữu dàn tiêm kích bao gồm năm loại chiến đấu cơ, trong đó bao gồm Su-27SK/SKM và Su-30MKK/MK2 cùng với các chiến đấu cơ F-16 phiên bản A/B/C/D.Khả năng cơ động tuyệt vời của tiêm kích Su-35.
Dưới sức ép của Mỹ, hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD để mua một loạt các chiến đấu cơ Su-35 từ phía Indonesia dường như đã không thể thành hiện thực được và phải huỷ giữa chừng.
Mặc dù truyền thông Nga vẫn đăng tải thông tin về việc hợp đồng tỷ USD này vẫn có khả năng cứu vớt được, tuy nhiên cơ may cho cả Indonesia và Nga là rất thấp.
Điều này đồng nghĩa với việc Indonesia sẽ cẩn phải lên phương án tìm một loại chiến đấu cơ khác để thay thế cho Su-35 của Nga, bổ sung cho lực lượng tiêm kích đã già cỗi và kém hiện đại của mình.
F-16 là một trong những loại chiến đấu cơ "giá rẻ" mà Indonesia có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường thế giới hiện nay với giá rẻ hơn rất nhiều Su-35.
Cụ thể, tiêm kích F-16 vốn dĩ không xa lạ gì với các quốc gia Đông Nam Á, loại chiến đấu cơ này thậm chí còn đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới chào bán phiên bản "qua sử dụng" với giá rẻ hơn rất nhiều phiên bản mới cứng.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định rằng, khả năng chiến đấu của F-16 thua kém quá nhiều Su-35. Vậy nên nếu không quân Indonesia lựa chọn loại tiêm kích này thay cho Su-35 từ Nga, sẽ là một bước lùi khá lớn.
Để có được khả năng tác chiến tương đương với Su-35 của Nga, Indonesia sẽ phải tiếp cận đến loại chiến đấu cơ F-15 từ Mỹ - một phiên bản tiêm kích hạng nặng được đánh giá là đứng đầu thế hệ chiến đấu cơ thế hệ 4+ hiện tại.
Hiện tại ở khu vực Đông Nam Á, cũng đang có một vài quốc gia sở hữu và sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế, nổi bật là Singapore với quân số 40 chiếc tiêm kích F-15SG.
Tuy nhiên với không quân Indonesia, việc sử hữu các chiến đấu cơ F-15 trong tương lai có thể dẫn tới việc khó đồng bộ hoá với các thiết bị có sẵn của họ, đặc biệt là dàn Su-27SK và Su-30MKK mà họ đang sở hữu.
Hiện tại, Không quân Indonesia đang sở hữu dàn tiêm kích bao gồm năm loại chiến đấu cơ, trong đó bao gồm Su-27SK/SKM và Su-30MKK/MK2 cùng với các chiến đấu cơ F-16 phiên bản A/B/C/D.
Khả năng cơ động tuyệt vời của tiêm kích Su-35.