Hiện nay UAV tự sát Geran-2 của Nga, đang được sử dụng rất nhiều tại Ukraine; mặc dù cả Nga và Iran đều không thừa nhận, nhưng Geran-2 của Nga có ngoại hình rất giống với Shahed-136 do Iran sản xuất.Quân đội Nga đã sử dụng rất nhiều UAV tự sát Geran-2 trên chiến trường Ukraine, có một số chiếc trong số đó, đã rơi nhưng không phát nổ, cho ta thấy ngoại hình và cấu tạo đơn giản nhưng cực kỳ thực dụng của loại vũ khí này.Ngoài “ngôi sao” Geran-2, Quân đội Nga cũng đang sử dụng UAV tự sát “của nhà trồng” Lancet. Tuy nhiên “ngôi sao” Geran-2 được sử dụng rộng rãi và có những thành tích nổi bật, do đó đã che mất "ánh sáng" về UAV Lancet của chính người Nga. Do những tư duy chiến lược khác biệt, nên Quân đội Nga phát triển rất chậm trong lĩnh vực UAV, chủng loại không nhiều, trình độ kỹ thuật chưa cao. Về công nghệ UAV thì rõ ràng Nga thua kém Iran, khi Iran đã có nhiều mẫu UAV rất tiên tiến, tiệm cận trình độ phát triển thế giới.Cách đây vài ngày, tên lửa phòng không S-300V4 của Nga đã lập kỷ lục thế giới mới, về cự ly đánh chặn của một tên lửa phòng không đất đối không trong thực chiến, khi một tên lửa đánh chặn đã bắn hạ máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine, ở cự ly 217 km. Nhưng không chỉ quân đội Nga được trang bị tên lửa phòng không S-300 mà quân đội Ukraine cũng có tên lửa phòng không S-300; ngoài ra từ thời Liên Xô, còn viện trợ một số hệ thống phòng không S-300 cho Tiệp Khắc (nay tách thành Sec và Slovakia), và nay Slovakia lại viện trợ cho Ukraine.Trên thực tế, khi Slovakia (nước cộng hòa được tách ra từ Tiệp Khắc trước kia) viện trợ cho tên lửa phòng không S-300 của Ukraine, Nga đã sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác để phá hủy; nhưng giờ xem ra vẫn còn “cá lọt lưới”, vì sự xuất hiện tên lửa phòng không S-300 của Ukraine trong thời gian gần đây.Theo đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, quân đội Nga đã sử dụng UAV tự sát Lancet để thực hiện một cuộc tấn công chính xác vào một tổ hợp phương tiện phóng hệ thống phòng không S-300 của Ukraine, làm nổ tung hệ thống phòng không S-300 của quân đội Ukraine. Nga cũng sử dụng thêm UAV để chụp ảnh quá trình tấn công, nhằm đánh giá hiệu quả của cuộc tấn công. Loại UAV tự sát Lancet là mẫu UAV cảm tử duy nhất do Nga phát triển, ra mắt lần đầu vào năm 2019. Mẫu UAV tự sát Lancet-3 có thời gian bay 40 phút trên không, tốc độ bay 110 km/h và có thể mang đầu đạn nặng 3 kg. Ngoài ra còn có phiên bản UAV tự sát Lancet-1 hạng nhẹ, với thời gian bay 30 phút và đầu đạn nặng 1 kg. Tất cả các mẫu UAV tự sát Lancet của Nga đều chạy bằng điện.Trong những ngày qua, khi các đòn tấn công bằng tên lửa của Nga vào các mục tiêu của Ukraine tạm lắng, thì việc sử dụng UAV tự sát lại được tăng cường, nhằm săn lùng các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Ukraine.Câu hỏi tại sao người Nga lại vội vàng sử dụng UAV tự sát? Có phải các nhà lãnh đạo Quân đội Nga đã thay đổi tư duy quân sự, khi họ nhận thấy vai trò của UAV trong xung đột hiện đại?Theo các phân tích của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, Nga không dựa vào các loại UAV tự sát Geran-2 như một "vũ khí tuyệt đối", mà họ kết hợp với các đòn đánh của tên lửa. Trong đó tên lửa sẽ tấn công các mục tiêu lớn, còn UAV tự sát Geran-2 sẽ tấn công các mục tiêu nhỏ, có giá trị cao; nhằm gây tâm lý hoang mang lo sợ cho Ukraine.Theo thống kê của Quân đội Ukraine, trong thời gian một tháng rưỡi từ khi đưa vào hoạt động (tính đến ngày 6/10), Quân đội Nga sử dụng tổng cộng 86 chiếc UAV tự sát Geran-2; nhưng chỉ tính riêng từ ngày 10/10 đến nay, Nga đã sử dụng 46 chiếc Geran-2.Các chuyên gia Ukraine đã phát hiện ra rằng, loại UAV Geran-2 được trang bị các thiết bị điện tử khá phức tạp, đặc biệt là không thể đánh chặn UAV Geran-2 bằng phương tiện tác chiến điện tử thông thường. Vì vậy, cách duy nhất để đối phó với Geran-2 là chế áp cứng bằng các loại pháo ZSU-23-4, Osa-AKM hay Gepard mà Ukraine mới nhận của Đức.Video về UAV tự sát của Nga phá hủy mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.
Hiện nay UAV tự sát Geran-2 của Nga, đang được sử dụng rất nhiều tại Ukraine; mặc dù cả Nga và Iran đều không thừa nhận, nhưng Geran-2 của Nga có ngoại hình rất giống với Shahed-136 do Iran sản xuất.
Quân đội Nga đã sử dụng rất nhiều UAV tự sát Geran-2 trên chiến trường Ukraine, có một số chiếc trong số đó, đã rơi nhưng không phát nổ, cho ta thấy ngoại hình và cấu tạo đơn giản nhưng cực kỳ thực dụng của loại vũ khí này.
Ngoài “ngôi sao” Geran-2, Quân đội Nga cũng đang sử dụng UAV tự sát “của nhà trồng” Lancet. Tuy nhiên “ngôi sao” Geran-2 được sử dụng rộng rãi và có những thành tích nổi bật, do đó đã che mất "ánh sáng" về UAV Lancet của chính người Nga.
Do những tư duy chiến lược khác biệt, nên Quân đội Nga phát triển rất chậm trong lĩnh vực UAV, chủng loại không nhiều, trình độ kỹ thuật chưa cao. Về công nghệ UAV thì rõ ràng Nga thua kém Iran, khi Iran đã có nhiều mẫu UAV rất tiên tiến, tiệm cận trình độ phát triển thế giới.
Cách đây vài ngày, tên lửa phòng không S-300V4 của Nga đã lập kỷ lục thế giới mới, về cự ly đánh chặn của một tên lửa phòng không đất đối không trong thực chiến, khi một tên lửa đánh chặn đã bắn hạ máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine, ở cự ly 217 km.
Nhưng không chỉ quân đội Nga được trang bị tên lửa phòng không S-300 mà quân đội Ukraine cũng có tên lửa phòng không S-300; ngoài ra từ thời Liên Xô, còn viện trợ một số hệ thống phòng không S-300 cho Tiệp Khắc (nay tách thành Sec và Slovakia), và nay Slovakia lại viện trợ cho Ukraine.
Trên thực tế, khi Slovakia (nước cộng hòa được tách ra từ Tiệp Khắc trước kia) viện trợ cho tên lửa phòng không S-300 của Ukraine, Nga đã sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác để phá hủy; nhưng giờ xem ra vẫn còn “cá lọt lưới”, vì sự xuất hiện tên lửa phòng không S-300 của Ukraine trong thời gian gần đây.
Theo đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, quân đội Nga đã sử dụng UAV tự sát Lancet để thực hiện một cuộc tấn công chính xác vào một tổ hợp phương tiện phóng hệ thống phòng không S-300 của Ukraine, làm nổ tung hệ thống phòng không S-300 của quân đội Ukraine.
Nga cũng sử dụng thêm UAV để chụp ảnh quá trình tấn công, nhằm đánh giá hiệu quả của cuộc tấn công. Loại UAV tự sát Lancet là mẫu UAV cảm tử duy nhất do Nga phát triển, ra mắt lần đầu vào năm 2019.
Mẫu UAV tự sát Lancet-3 có thời gian bay 40 phút trên không, tốc độ bay 110 km/h và có thể mang đầu đạn nặng 3 kg. Ngoài ra còn có phiên bản UAV tự sát Lancet-1 hạng nhẹ, với thời gian bay 30 phút và đầu đạn nặng 1 kg. Tất cả các mẫu UAV tự sát Lancet của Nga đều chạy bằng điện.
Trong những ngày qua, khi các đòn tấn công bằng tên lửa của Nga vào các mục tiêu của Ukraine tạm lắng, thì việc sử dụng UAV tự sát lại được tăng cường, nhằm săn lùng các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Ukraine.
Câu hỏi tại sao người Nga lại vội vàng sử dụng UAV tự sát? Có phải các nhà lãnh đạo Quân đội Nga đã thay đổi tư duy quân sự, khi họ nhận thấy vai trò của UAV trong xung đột hiện đại?
Theo các phân tích của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, Nga không dựa vào các loại UAV tự sát Geran-2 như một "vũ khí tuyệt đối", mà họ kết hợp với các đòn đánh của tên lửa. Trong đó tên lửa sẽ tấn công các mục tiêu lớn, còn UAV tự sát Geran-2 sẽ tấn công các mục tiêu nhỏ, có giá trị cao; nhằm gây tâm lý hoang mang lo sợ cho Ukraine.
Theo thống kê của Quân đội Ukraine, trong thời gian một tháng rưỡi từ khi đưa vào hoạt động (tính đến ngày 6/10), Quân đội Nga sử dụng tổng cộng 86 chiếc UAV tự sát Geran-2; nhưng chỉ tính riêng từ ngày 10/10 đến nay, Nga đã sử dụng 46 chiếc Geran-2.
Các chuyên gia Ukraine đã phát hiện ra rằng, loại UAV Geran-2 được trang bị các thiết bị điện tử khá phức tạp, đặc biệt là không thể đánh chặn UAV Geran-2 bằng phương tiện tác chiến điện tử thông thường. Vì vậy, cách duy nhất để đối phó với Geran-2 là chế áp cứng bằng các loại pháo ZSU-23-4, Osa-AKM hay Gepard mà Ukraine mới nhận của Đức.
Video về UAV tự sát của Nga phá hủy mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.