Trận chiến trên bán đảo Crimea hay chiến dịch Crimea-Sevastopol bao gồm toàn bộ các trận chiến đấu của giữa Đức và Liên Xô trên bán đảo Crimea từ tháng 10/1941 đến tháng 7/1942. Ảnh: Công binh đức đang tiến hành gài thuốc nổ để mở đường tiến công. Nguồn ảnh: Chosul.Cảng Sevastopol có một vị trí chiến lược với cả phía Liên Xô và Đức, việc làm chủ Sevastopol sẽ mang lại lợi thế lớn về mặt hậu cho các đơn vị lục quân ở những khu vực xung quanh bờ Biển Đen, kèm theo đó là khả năng đổ quân bất ngờ chặn hậu quân địch. Nguồn ảnh: Chosul.Hiểu được tầm chiến lược của vị trí này, cả phía Liên Xô và Đức đã tung rất nhiều quân vào nướng ở chảo lửa Sevastopol trong suốt 250 ngày đêm diễn ra cuộc bao vây ở khu vực cảng này. Tham chiến cùng với Đức còn có Quân đội Romania. Nguồn ảnh: Chosul.Ngay từ những ngày đầu cuộc chiến, phía Đức đã giành được rất nhiều chiến thắng trên toàn mặt trận tiến công. Chiếm được nhiều cửa ngõ của Crimea, phía Liên Xô liên tục rút lui hoặc đầu hàng, tuy nhiên cũng củng cố được tuyến phòng thủ cuối cùng ở khu vực cảng Sevastopol, đây mới thực sự là nơi cuộc chiến bắt đầu với tương quan lực lượng hai bên khá cân bằng. Ảnh: Hàng dài tù binh Liên Xô (áo trắng bên trái) đầu hàng Đức ngay từ ngày đầu cuộc chiến. Nguồn ảnh: Chosul.Tham chiến tại trận chiến cảng Sevastopol gồm có khoảng 300 nghìn lính Đức, 50 nghìn lính Romania cùng với 1.700 pháo, 450 xe tăng, khoảng 500 máy bay và hàng loạt các loại tàu chiến bao gồm cả tàu ngầm. Phía Liên Xô có 106 nghìn quân phòng thủ, 600 pháo, 38 xe tăng và 53 máy bay. Ngoài ra ở bán đảo Kerch nằm phía Đông Nam Crimea, Liên Xô còn có gần 300 nghìn quân, 3,000 pháo, 347 xe tăng và khoảng 400 máy bay. Nguồn ảnh: Chosul.Với tương quan lực lượng gần như bằng nhau, các tướng lĩnh Đức đều tỏ ra thận trọng khi Berlin đặt ra câu hỏi bao giờ chiếm được Sevastopol vì học thuyết quân sự thời bấy giờ nhấn mạnh rằng việc tấn công vào một khu vực được bố trí phòng thủ chặt chẽ đòi hỏi phía tấn công phải có lực lượng đông gấp 3 lần để đảm bảo chắc thắng. Ảnh: Tướng Đức Erich von Manstein cùng Tướng Romania Gheorghe Avramescu cùng tham gia chỉ huy tại mặt trận Crimea. Nguồn ảnh: Chosul.Mặc dù trên bán đảo Crimea có một tuyến phòng thủ rất kiên cố được Liên Xô xây dựng từ trước đó, tuyến phòng thủ này bao gồm cả các trọng pháo chôn ngầm và hàng trăm lô cốt bê tông trải dài quanh cảng Sevastopol, tuy nhiên với chiến thuật Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) dùng các mũi thọc sâu của xe tăng, bộ binh cơ giới Đức, hệ thống các pháo chôn ngầm cung cấp hỏa lực chính cho tuyến phòng thủ này đã bị vô hiệu hóa dần dần. Nguồn ảnh: Chosul.Phía Đức sử dụng lực lượng công binh kỹ thuật dưới sự yểm trợ và tiến công như vũ bão của thiết giáp đã áp sát, đặt thuốc nổ và vô hiệu hóa hệ thống pháo phòng thủ một cách đơn giản. Tuy nhiên bộ binh Liên Xô vẫn kiên cường, giằng co từng mét đất với Đức mặc dù họ hoàn toàn thiếu pháo binh chi viện. Nguồn ảnh: Chosul.Mặc dù phía Liên Xô rất cố gắng nhưng Đức lại chiếm nhiều lợi thế hơn với một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến và có được sự hỗ trợ rất mạnh với lực lượng thiết giáp dưới mặt đất, máy bay trên không và pháo từ các tàu hải quân bắn vào. Phía Đức còn sử dụng cả các loại đại bác từ 305 ly tới 800 ly dội vào Sevastopol nhằm dập tắt nhuệ khí của Hồng Quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Chosul.Sau 250 ngày đêm bao vây, tấn công 3 đợt mỗi đợt kéo dài tới vài tháng, cuối cùng các tuyến phòng thủ của Liên Xô đã bị Đức chọc thủng. Một lệnh sơ tán khẩn cấp được phía Liên Xô đưa ra với ưu tiên là những sỹ quan chỉ huy cấp tá trở lên và sỹ quan tuyên huấn cấp úy trở lên cùng các bác sỹ sẽ được di tản khỏi Sevastopol bằng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Chosul.Mặc dù vậy, người Đức vẫn phải mất tới nhiều ngày mới làm chủ được Sevastopol do các đơn vị Hồng Quân Liên Xô dù không nhận được lệnh và tiếp viện vẫn cố thủ tới cùng trong các điểm đề kháng nhỏ lẻ. Đến ngày 9 tháng 7 Sevastopol chính thức thất thủ, rất nhiều người dù nằm trong danh sách di tản nhưng vẫn không thể thoát được khỏi Sevastopol. Nguồn ảnh: Chosul.Kết thúc 250 ngày đêm kháng cự anh hùng, phía Nga có 118.000 người chết, bị bắt và mất tích kèm theo 4 tàu vận tải cỡ lớn và 2 tàu ngầm bị đánh đắm. Phía Đức có 25.000 người thiệt mạng, 92.000 người bị thương, phía Romania có 11.000 người thiệt mạng, 33.000 người bị thương. Ảnh: Đài tưởng niệm những người lính Hồng Quân đã ngã xuống trong trận chiến trên bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: Chosul. Video Chiến dịch Bagration của Hồng Quân Liên Xô - Nguồn: Truyền hình Nhân dân
Trận chiến trên bán đảo Crimea hay chiến dịch Crimea-Sevastopol bao gồm toàn bộ các trận chiến đấu của giữa Đức và Liên Xô trên bán đảo Crimea từ tháng 10/1941 đến tháng 7/1942. Ảnh: Công binh đức đang tiến hành gài thuốc nổ để mở đường tiến công. Nguồn ảnh: Chosul.
Cảng Sevastopol có một vị trí chiến lược với cả phía Liên Xô và Đức, việc làm chủ Sevastopol sẽ mang lại lợi thế lớn về mặt hậu cho các đơn vị lục quân ở những khu vực xung quanh bờ Biển Đen, kèm theo đó là khả năng đổ quân bất ngờ chặn hậu quân địch. Nguồn ảnh: Chosul.
Hiểu được tầm chiến lược của vị trí này, cả phía Liên Xô và Đức đã tung rất nhiều quân vào nướng ở chảo lửa Sevastopol trong suốt 250 ngày đêm diễn ra cuộc bao vây ở khu vực cảng này. Tham chiến cùng với Đức còn có Quân đội Romania. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngay từ những ngày đầu cuộc chiến, phía Đức đã giành được rất nhiều chiến thắng trên toàn mặt trận tiến công. Chiếm được nhiều cửa ngõ của Crimea, phía Liên Xô liên tục rút lui hoặc đầu hàng, tuy nhiên cũng củng cố được tuyến phòng thủ cuối cùng ở khu vực cảng Sevastopol, đây mới thực sự là nơi cuộc chiến bắt đầu với tương quan lực lượng hai bên khá cân bằng. Ảnh: Hàng dài tù binh Liên Xô (áo trắng bên trái) đầu hàng Đức ngay từ ngày đầu cuộc chiến. Nguồn ảnh: Chosul.
Tham chiến tại trận chiến cảng Sevastopol gồm có khoảng 300 nghìn lính Đức, 50 nghìn lính Romania cùng với 1.700 pháo, 450 xe tăng, khoảng 500 máy bay và hàng loạt các loại tàu chiến bao gồm cả tàu ngầm. Phía Liên Xô có 106 nghìn quân phòng thủ, 600 pháo, 38 xe tăng và 53 máy bay. Ngoài ra ở bán đảo Kerch nằm phía Đông Nam Crimea, Liên Xô còn có gần 300 nghìn quân, 3,000 pháo, 347 xe tăng và khoảng 400 máy bay. Nguồn ảnh: Chosul.
Với tương quan lực lượng gần như bằng nhau, các tướng lĩnh Đức đều tỏ ra thận trọng khi Berlin đặt ra câu hỏi bao giờ chiếm được Sevastopol vì học thuyết quân sự thời bấy giờ nhấn mạnh rằng việc tấn công vào một khu vực được bố trí phòng thủ chặt chẽ đòi hỏi phía tấn công phải có lực lượng đông gấp 3 lần để đảm bảo chắc thắng. Ảnh: Tướng Đức Erich von Manstein cùng Tướng Romania Gheorghe Avramescu cùng tham gia chỉ huy tại mặt trận Crimea. Nguồn ảnh: Chosul.
Mặc dù trên bán đảo Crimea có một tuyến phòng thủ rất kiên cố được Liên Xô xây dựng từ trước đó, tuyến phòng thủ này bao gồm cả các trọng pháo chôn ngầm và hàng trăm lô cốt bê tông trải dài quanh cảng Sevastopol, tuy nhiên với chiến thuật Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) dùng các mũi thọc sâu của xe tăng, bộ binh cơ giới Đức, hệ thống các pháo chôn ngầm cung cấp hỏa lực chính cho tuyến phòng thủ này đã bị vô hiệu hóa dần dần. Nguồn ảnh: Chosul.
Phía Đức sử dụng lực lượng công binh kỹ thuật dưới sự yểm trợ và tiến công như vũ bão của thiết giáp đã áp sát, đặt thuốc nổ và vô hiệu hóa hệ thống pháo phòng thủ một cách đơn giản. Tuy nhiên bộ binh Liên Xô vẫn kiên cường, giằng co từng mét đất với Đức mặc dù họ hoàn toàn thiếu pháo binh chi viện. Nguồn ảnh: Chosul.
Mặc dù phía Liên Xô rất cố gắng nhưng Đức lại chiếm nhiều lợi thế hơn với một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến và có được sự hỗ trợ rất mạnh với lực lượng thiết giáp dưới mặt đất, máy bay trên không và pháo từ các tàu hải quân bắn vào. Phía Đức còn sử dụng cả các loại đại bác từ 305 ly tới 800 ly dội vào Sevastopol nhằm dập tắt nhuệ khí của Hồng Quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Chosul.
Sau 250 ngày đêm bao vây, tấn công 3 đợt mỗi đợt kéo dài tới vài tháng, cuối cùng các tuyến phòng thủ của Liên Xô đã bị Đức chọc thủng. Một lệnh sơ tán khẩn cấp được phía Liên Xô đưa ra với ưu tiên là những sỹ quan chỉ huy cấp tá trở lên và sỹ quan tuyên huấn cấp úy trở lên cùng các bác sỹ sẽ được di tản khỏi Sevastopol bằng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Chosul.
Mặc dù vậy, người Đức vẫn phải mất tới nhiều ngày mới làm chủ được Sevastopol do các đơn vị Hồng Quân Liên Xô dù không nhận được lệnh và tiếp viện vẫn cố thủ tới cùng trong các điểm đề kháng nhỏ lẻ. Đến ngày 9 tháng 7 Sevastopol chính thức thất thủ, rất nhiều người dù nằm trong danh sách di tản nhưng vẫn không thể thoát được khỏi Sevastopol. Nguồn ảnh: Chosul.
Kết thúc 250 ngày đêm kháng cự anh hùng, phía Nga có 118.000 người chết, bị bắt và mất tích kèm theo 4 tàu vận tải cỡ lớn và 2 tàu ngầm bị đánh đắm. Phía Đức có 25.000 người thiệt mạng, 92.000 người bị thương, phía Romania có 11.000 người thiệt mạng, 33.000 người bị thương. Ảnh: Đài tưởng niệm những người lính Hồng Quân đã ngã xuống trong trận chiến trên bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: Chosul.
Video Chiến dịch Bagration của Hồng Quân Liên Xô - Nguồn: Truyền hình Nhân dân