Vào ngày 11/12, lực lượng nổi dậy Houthi của Yemen, đã công bố một đoạn video, xác nhận rằng họ đã bắn bị thương một máy bay chiến đấu F-15 của Không quân Arab Saudi trên bầu trời vùng Juba, Yemen.Trong video, tên lửa phòng không của lực lượng Houthi, đã bắn trúng chiếc F-15 ngay khi vừa khai hỏa; chiếc máy bay này không bị phá hủy ngay, mà vẫn tiếp tục bay được, nhưng do tên lửa đã nổ rất gần, nên chắc chắn chiếc F-15 đã bị hư hại nghiêm trọng bởi các mảnh vỡ của tên lửa và cũng chưa biết rõ chiếc F-15 trên có thể trở về được sân bay hay không.Sau đó Houthi công bố loại tên lửa được sử dụng trong việc bắn hạ chiếc F-15, đó chính là tên lửa Fater-1 đã được công khai cách đây vài năm. Loại tên lửa này thực chất là tên lửa phòng không dòng 3M9M, của hệ thống phòng không 2K12 Kub (SAM-6) do Liên Xô chế tạo, nhưng lực lượng Houthi đã tân trang lại, với sự trợ giúp của của Iran.Đặc điểm lớn nhất của tên lửa 3M9M là nó sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn và được được trang bị đầu dò radar bán chủ động 1SB4M, có thể đánh chặn mục tiêu trên không có độ cao dưới 7.000 mét và tốc độ không vượt quá Mach 1,8; tầm bắn tối đa 22km.Các phiên bản cải tiến của loại tên lửa 3M9M là 3M9M1, 3M9M2 và 3M9M3, mục đích chính là nâng cao khả năng chống nhiễu và mở rộng thêm tầm bắn cũng như độ cao phòng không. Tầm bắn của 2 mẫu cuối cùng được tăng lên thành 24 và 25 km, và độ cao phòng không được tăng thêm 1.000 mét. Yemen được trang bị hệ thống phòng không 2K12 Kub vào khoảng năm 1979. Tại thời điểm này, cả ba loại tên lửa cải tiến đều đã ra đời và được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi; theo một số nguồn tin, Yemen đã nhập khẩu với số lượng tương đối lớn loại tên lửa này.Kể từ khi lực lượng phòng không của quân đội chính phủ Yemen gia nhập lực lượng vũ trang Houthi, sau khi Houthi nắm chính quyền vào năm 2014, tên lửa 2K12 Kub trong tay họ và loại tên lửa 3M9M trong kho, đương nhiên rơi vào tay Houthi.Mặc dù số tên lửa dự trữ của hệ thống 2K12 Kub đã tồn kho trong nhiều thập kỷ; nhưng Iran là đồng minh chính của lực lượng Houthi, cũng sử dụng tên lửa 2K12 Kub và cũng đang cải tiến 2K12 Kub; vì vậy họ không có vấn đề gì khi giúp Houthi nâng cấp số tên lửa đang có trong kho dự trữ.Ngay cả khi trong trường hợp số tên lửa là không đủ, chúng có thể được chuyển lậu trực tiếp từ lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Tuy nhiên, tên lửa dòng 3M9M, phải sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar chiếu xạ liên tục, do radar điều khiển hỏa lực 1S31 trên xe 1S91 Flush Radar cung cấp.Nếu 1S31 cần khóa mục tiêu chính xác và kịp thời, thì radar tìm kiếm mục tiêu 1S11 phải cung cấp tọa độ mục tiêu từ sớm, để chuyển tín hiệu sang radar điều khiển hỏa lực 1S31.Tuy nhiên ngay sau khi hai radar cảnh giới và trinh sát 1S11 được bật lên, thiết bị thu cảnh báo radar trên máy bay F-15 sẽ ngay lập tức thông báo cho phi công.Có khả năng những chiếc F-15 của Không quân Ả Rập Xê Út bị tên lửa của Hauthi bắn bị thương lần này, dường như không nhận ra rằng nó đang bị theo dõi bởi radar của hệ thống phòng không 2K12 Kub. Điều này thực sự gây khó hiểu.Theo hình ảnh từ xe radar 1S91 do Houthi tung lên mạng xã hội, họ đã có những thay đổi tần số đối với radar điều khiển hỏa lực 1S31, để vô hiệu hóa hệ thống điện tử trên F-15 của Arab Saudi.Nhưng có thông tin cho rằng, kíp trắc thủ không sử dụng radar để phát hiện mục tiêu, mà dùng thiết bị quan sát quang điện tử; như vậy phi công F-15 của Arab Saudi, không hề biết mình đã bị tên lửa 2K12 Kub “khóa chết”.Như vậy nhiều khả năng lần này, lực lượng Houthi đã sử dụng phương thức tác chiến tầm gần, đó là không bật radar bức xạ điều khiển hỏa lực và radar tìm kiếm mục tiêu; mà chỉ sử dụng hệ thống quan sát quang điện tử để tìm kiếm và theo dõi F-15. Ăng-ten của radar điều khiển hỏa lực và hệ thống quang điện được liên kết với nhau, và theo dõi bằng hệ thống quang điện; có nghĩa là ăng-ten của radar kiểm soát hỏa lực đang theo dõi, nhưng radar không bật và không phát tín hiệu; như vậy bộ thu cảnh báo của F-15 sẽ không đưa ra báo động.Khi chiếc F-15 đến gần, thì radar điều khiển hỏa lực bất ngờ được bật lên; để đạt được yếu tố bất ngờ này, lúc này kíp trắc thủ tên lửa đã vào chế độ “bật cao thế”, lúc này tia bức xạ của radar vừa phủ lên mục tiêu và thực hiện phóng ngay tên lửa, khiến phi công F-15 bất ngờ.Nhưng có hai điều kiện tiên quyết đối với phương pháp phục kích này, một là người điều khiển radar phải có kinh nghiệm và sử dụng hết sức thành thạo; như vậy lực lượng này chắc chắn phải được đào tạo bài bản, và có khả năng họ được Iran huấn luyện.Điều kiện tiên quyết thứ hai, nhưng hết sức quan trọng là Houthi phải tìm ra đường bay có tính quy luật của chiếc F-15, để xây dựng trận địa phục kích; giúp hệ thống quang điện có thể nhanh chóng tìm và bắt mục tiêu, mà không cần kết quả của radar tìm kiếm.Và có thể các phi công của Không quân Arab Saudi đã quá chủ quan và dựa vào ưu thế trên không của mình, để đi theo cùng một lộ trình cố định cho mỗi cuộc không kích.Một chiến thuật khác mà Hauthi có thể sử dụng, là không bật radar điều khiển hỏa lực; nhưng sau khi F-15 tiếp cận vùng hỏa lực, thì radar tìm kiếm 1S11 đột ngột được bật, tìm kiếm nhanh F-15, dẫn đường cho hệ thống quan sát quang điện bắt mục tiêu, sau đó radar 1S11 tắt.Phương pháp này giúp giảm bớt khó khăn trong việc bắt mục tiêu của hệ thống quang điện; nhưng đối với những phi công, dù có tinh thần cảnh giác cao, thì đó chắc chắn cũng là một điều bất ngờ.Tiền đề của phương pháp này cũng giống như phương pháp trên, đó là kíp chiến đấu phải được huấn luyện tốt, hiệp đồng thành thục và hiểu được đường bay của máy bay chiến đấu Arab Saudi.Cũng cần phải nói rằng lần này, phi công Arab Saudi đã khá may mắn, tên lửa đang ở trạng thái đuổi theo máy bay, nên được kích nổ ở phía sau đuôi. Còn nếu đầu nổ phân mảnh nặng 57kg của tên lửa 3M9M nổ cận đích, hoặc ngang thân hay đầu mũi, thì buồng lái chiếc F-15 có thể bị vỡ thành tổ ong bắp cày. Nguồn ảnh: Foxt.
Vào ngày 11/12, lực lượng nổi dậy Houthi của Yemen, đã công bố một đoạn video, xác nhận rằng họ đã bắn bị thương một máy bay chiến đấu F-15 của Không quân Arab Saudi trên bầu trời vùng Juba, Yemen.
Trong video, tên lửa phòng không của lực lượng Houthi, đã bắn trúng chiếc F-15 ngay khi vừa khai hỏa; chiếc máy bay này không bị phá hủy ngay, mà vẫn tiếp tục bay được, nhưng do tên lửa đã nổ rất gần, nên chắc chắn chiếc F-15 đã bị hư hại nghiêm trọng bởi các mảnh vỡ của tên lửa và cũng chưa biết rõ chiếc F-15 trên có thể trở về được sân bay hay không.
Sau đó Houthi công bố loại tên lửa được sử dụng trong việc bắn hạ chiếc F-15, đó chính là tên lửa Fater-1 đã được công khai cách đây vài năm. Loại tên lửa này thực chất là tên lửa phòng không dòng 3M9M, của hệ thống phòng không 2K12 Kub (SAM-6) do Liên Xô chế tạo, nhưng lực lượng Houthi đã tân trang lại, với sự trợ giúp của của Iran.
Đặc điểm lớn nhất của tên lửa 3M9M là nó sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn và được được trang bị đầu dò radar bán chủ động 1SB4M, có thể đánh chặn mục tiêu trên không có độ cao dưới 7.000 mét và tốc độ không vượt quá Mach 1,8; tầm bắn tối đa 22km.
Các phiên bản cải tiến của loại tên lửa 3M9M là 3M9M1, 3M9M2 và 3M9M3, mục đích chính là nâng cao khả năng chống nhiễu và mở rộng thêm tầm bắn cũng như độ cao phòng không. Tầm bắn của 2 mẫu cuối cùng được tăng lên thành 24 và 25 km, và độ cao phòng không được tăng thêm 1.000 mét.
Yemen được trang bị hệ thống phòng không 2K12 Kub vào khoảng năm 1979. Tại thời điểm này, cả ba loại tên lửa cải tiến đều đã ra đời và được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi; theo một số nguồn tin, Yemen đã nhập khẩu với số lượng tương đối lớn loại tên lửa này.
Kể từ khi lực lượng phòng không của quân đội chính phủ Yemen gia nhập lực lượng vũ trang Houthi, sau khi Houthi nắm chính quyền vào năm 2014, tên lửa 2K12 Kub trong tay họ và loại tên lửa 3M9M trong kho, đương nhiên rơi vào tay Houthi.
Mặc dù số tên lửa dự trữ của hệ thống 2K12 Kub đã tồn kho trong nhiều thập kỷ; nhưng Iran là đồng minh chính của lực lượng Houthi, cũng sử dụng tên lửa 2K12 Kub và cũng đang cải tiến 2K12 Kub; vì vậy họ không có vấn đề gì khi giúp Houthi nâng cấp số tên lửa đang có trong kho dự trữ.
Ngay cả khi trong trường hợp số tên lửa là không đủ, chúng có thể được chuyển lậu trực tiếp từ lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Tuy nhiên, tên lửa dòng 3M9M, phải sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar chiếu xạ liên tục, do radar điều khiển hỏa lực 1S31 trên xe 1S91 Flush Radar cung cấp.
Nếu 1S31 cần khóa mục tiêu chính xác và kịp thời, thì radar tìm kiếm mục tiêu 1S11 phải cung cấp tọa độ mục tiêu từ sớm, để chuyển tín hiệu sang radar điều khiển hỏa lực 1S31.
Tuy nhiên ngay sau khi hai radar cảnh giới và trinh sát 1S11 được bật lên, thiết bị thu cảnh báo radar trên máy bay F-15 sẽ ngay lập tức thông báo cho phi công.
Có khả năng những chiếc F-15 của Không quân Ả Rập Xê Út bị tên lửa của Hauthi bắn bị thương lần này, dường như không nhận ra rằng nó đang bị theo dõi bởi radar của hệ thống phòng không 2K12 Kub. Điều này thực sự gây khó hiểu.
Theo hình ảnh từ xe radar 1S91 do Houthi tung lên mạng xã hội, họ đã có những thay đổi tần số đối với radar điều khiển hỏa lực 1S31, để vô hiệu hóa hệ thống điện tử trên F-15 của Arab Saudi.
Nhưng có thông tin cho rằng, kíp trắc thủ không sử dụng radar để phát hiện mục tiêu, mà dùng thiết bị quan sát quang điện tử; như vậy phi công F-15 của Arab Saudi, không hề biết mình đã bị tên lửa 2K12 Kub “khóa chết”.
Như vậy nhiều khả năng lần này, lực lượng Houthi đã sử dụng phương thức tác chiến tầm gần, đó là không bật radar bức xạ điều khiển hỏa lực và radar tìm kiếm mục tiêu; mà chỉ sử dụng hệ thống quan sát quang điện tử để tìm kiếm và theo dõi F-15.
Ăng-ten của radar điều khiển hỏa lực và hệ thống quang điện được liên kết với nhau, và theo dõi bằng hệ thống quang điện; có nghĩa là ăng-ten của radar kiểm soát hỏa lực đang theo dõi, nhưng radar không bật và không phát tín hiệu; như vậy bộ thu cảnh báo của F-15 sẽ không đưa ra báo động.
Khi chiếc F-15 đến gần, thì radar điều khiển hỏa lực bất ngờ được bật lên; để đạt được yếu tố bất ngờ này, lúc này kíp trắc thủ tên lửa đã vào chế độ “bật cao thế”, lúc này tia bức xạ của radar vừa phủ lên mục tiêu và thực hiện phóng ngay tên lửa, khiến phi công F-15 bất ngờ.
Nhưng có hai điều kiện tiên quyết đối với phương pháp phục kích này, một là người điều khiển radar phải có kinh nghiệm và sử dụng hết sức thành thạo; như vậy lực lượng này chắc chắn phải được đào tạo bài bản, và có khả năng họ được Iran huấn luyện.
Điều kiện tiên quyết thứ hai, nhưng hết sức quan trọng là Houthi phải tìm ra đường bay có tính quy luật của chiếc F-15, để xây dựng trận địa phục kích; giúp hệ thống quang điện có thể nhanh chóng tìm và bắt mục tiêu, mà không cần kết quả của radar tìm kiếm.
Và có thể các phi công của Không quân Arab Saudi đã quá chủ quan và dựa vào ưu thế trên không của mình, để đi theo cùng một lộ trình cố định cho mỗi cuộc không kích.
Một chiến thuật khác mà Hauthi có thể sử dụng, là không bật radar điều khiển hỏa lực; nhưng sau khi F-15 tiếp cận vùng hỏa lực, thì radar tìm kiếm 1S11 đột ngột được bật, tìm kiếm nhanh F-15, dẫn đường cho hệ thống quan sát quang điện bắt mục tiêu, sau đó radar 1S11 tắt.
Phương pháp này giúp giảm bớt khó khăn trong việc bắt mục tiêu của hệ thống quang điện; nhưng đối với những phi công, dù có tinh thần cảnh giác cao, thì đó chắc chắn cũng là một điều bất ngờ.
Tiền đề của phương pháp này cũng giống như phương pháp trên, đó là kíp chiến đấu phải được huấn luyện tốt, hiệp đồng thành thục và hiểu được đường bay của máy bay chiến đấu Arab Saudi.
Cũng cần phải nói rằng lần này, phi công Arab Saudi đã khá may mắn, tên lửa đang ở trạng thái đuổi theo máy bay, nên được kích nổ ở phía sau đuôi. Còn nếu đầu nổ phân mảnh nặng 57kg của tên lửa 3M9M nổ cận đích, hoặc ngang thân hay đầu mũi, thì buồng lái chiếc F-15 có thể bị vỡ thành tổ ong bắp cày. Nguồn ảnh: Foxt.