Quân đội Nga đang sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh K-300P "Bastion" để tấn công các mục tiêu trên bộ ở Ukraine. Đây là loại vũ khí tấn công mục tiêu trên biển, nhưng “bất đắc dĩ” biến thành tên lửa đạn đạo trên chiến trường Ukraine.Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã sử dụng một số lượng lớn tên lửa chiến thuật, để thực hiện các cuộc tấn công chính xác theo kiểu "phẫu thuật" vào các mục tiêu quân sự có giá trị cao ở Ukraine. Những tên lửa được dùng phổ biến là tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-555 phóng từ trên không, tên lửa hành trình Kalibr phóng từ tàu ngầm/tàu nổi và tên lửa đạn đạo Iskander phóng từ mặt đất; ngoài ra, Quân đội Nga còn sử dụng tên lửa chống hạm để tấn công các mục tiêu mặt đất.Lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, gần đây đã phóng tên lửa chống hạm siêu thanh K-300P "Bastion" vào các mục tiêu mặt đất của Ukraine. Đây là vũ khí “bất đắc dĩ” thứ ba xuất hiện sau khi máy bay Tu-22M3 phóng tên lửa chống hạm Kh-22 và lực lượng phòng không sử dụng tên lửa đất đối không S-300, để tấn công các mục tiêu trên bộ.Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion" để tấn công các mục tiêu trên bộ ở Ukraine; mà ngay trong những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã nhiều lần phóng tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion" để phá hủy mục tiêu mặt đất.Ví dụ, vào ngày 19/3, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng, Lữ đoàn tên lửa và pháo binh phòng thủ bờ biển số 15 của Hạm đội Biển Đen, đã sử dụng tên lửa chống hạm K-300P "Bastion" để phá hủy trạm trinh sát vô tuyến của trung tâm tình báo ở Odessa của Quân đội Ukraine.Tiếp đó vào ngày 26/3, Quân đội Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa "Bastion" tấn công kho dầu cung cấp nhiên liệu cho Quân đội Ukraine ở khu vực Nikolayev, thuộc miền nam Ukraine. Còn trong quá khứ, ngay từ cuộc xung đột tại Syria năm 2016, Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống hạm K-300P "Bastion" để tấn công các doanh trại vũ trang của phiến quân ở Syria và đạt được hiệu quả tiêu diệt tốt.Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" hiện là một trong những tên lửa bờ đối hạm tiên tiến nhất thế giới và nó chính thức được đưa vào trang bị từ năm 2015. Thậm chí là một số mẫu tên lửa mới đang trong giai đoạn thử nghiệm.Khác với hải quân các nước phương Tây đã loại tên lửa phòng thủ bờ biển, thì Hải quân Nga lại cho rằng, lực lượng phòng thủ bờ biển là lực quan trọng trong tuyến phóng thủ bờ biển, nên phải tăng cường xây dựng, nâng cao hơn nữa hiệu suất của vũ khí trang bị, nâng cao tầm bắn, mức chính xác. Một số loại tên lửa bờ đối hạm được Hải quân Nga trang bị cho mục đích này.Trong cuộc khủng hoảng Crimea vào tháng 9/2014, Quân đội Nga đã khẩn trương triển khai pháo bờ biển tự hành A-222 và tên lửa bờ đối hạm siêu thanh Bastion; đồng thời nhiều lần tiến hành diễn tập bắn đạn thật, ngăn chặn hiệu quả việc xâm nhập Biển Đen và nỗ lực ngăn chặn can thiệp vào tình hình ở Ukraine từ hạm đội mặt nước của Hải quân Mỹ. Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" được trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh P-80/ 3M550 "Onyx", thực chất là một nguyên mẫu của tên lửa chống hạm Brahmos của Ấn Độ. Tốc độ bay tối đa đạt Mach 2,6, độ cao bay 15 km, đầu đạn nặng 300 kg và tầm bắn tối đa khoảng 300 km.Tên lửa K-300P "Bastion" có cả khả năng tấn công trên biển, đồng thời có thể tấn công các mục tiêu trên bộ của đối phương. Bằng cách liên kết chính xác thời gian khởi động và góc quét của thiết bị tìm kiếm radar, có thể bắt được các tòa nhà lớn, sau đó khóa đòn tấn công.Chiến thuật sử dụng tên lửa chống hạm tấn công mục tiêu mặt đất không phải là những gì quá mới, nó đã có từ rất sớm; khi vào năm 1971, Hải quân Ấn Độ đã sử dụng 8 tàu tên lửa để phóng tên lửa chống hạm “Styx”, phá hủy cảng Karachi của Pakistan.Tên lửa chống hạm siêu âm P-80/3M550 "Pick Onyx" thường sử dụng quỹ đạo bổ nhào ở cuối, thực hiện đòn tấn công gần như thẳng đứng. Với đầu đạn nặng 300 kg, cộng với trọng lượng bản thân của toàn bộ đạn tên lửa là 3 tấn, cùng với tốc độ siêu âm Mach 2,6; nên "Onyx" có sức công phá rất lớn.Sử dụng tên lửa chống hạm tấn công mục tiêu mặt đất là thước đo tác chiến đa nhiệm vụ của lực lượng hải quân, chiến thuật này đáng để các quốc gia sử dụng tên lửa chống hạm học hỏi, trong đó có Hải quân Trung Quốc, để giải quyết các nhiệm vụ trên bộ trong tương lai.
Quân đội Nga đang sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh K-300P "Bastion" để tấn công các mục tiêu trên bộ ở Ukraine. Đây là loại vũ khí tấn công mục tiêu trên biển, nhưng “bất đắc dĩ” biến thành tên lửa đạn đạo trên chiến trường Ukraine.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã sử dụng một số lượng lớn tên lửa chiến thuật, để thực hiện các cuộc tấn công chính xác theo kiểu "phẫu thuật" vào các mục tiêu quân sự có giá trị cao ở Ukraine.
Những tên lửa được dùng phổ biến là tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-555 phóng từ trên không, tên lửa hành trình Kalibr phóng từ tàu ngầm/tàu nổi và tên lửa đạn đạo Iskander phóng từ mặt đất; ngoài ra, Quân đội Nga còn sử dụng tên lửa chống hạm để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, gần đây đã phóng tên lửa chống hạm siêu thanh K-300P "Bastion" vào các mục tiêu mặt đất của Ukraine. Đây là vũ khí “bất đắc dĩ” thứ ba xuất hiện sau khi máy bay Tu-22M3 phóng tên lửa chống hạm Kh-22 và lực lượng phòng không sử dụng tên lửa đất đối không S-300, để tấn công các mục tiêu trên bộ.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion" để tấn công các mục tiêu trên bộ ở Ukraine; mà ngay trong những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã nhiều lần phóng tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion" để phá hủy mục tiêu mặt đất.
Ví dụ, vào ngày 19/3, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng, Lữ đoàn tên lửa và pháo binh phòng thủ bờ biển số 15 của Hạm đội Biển Đen, đã sử dụng tên lửa chống hạm K-300P "Bastion" để phá hủy trạm trinh sát vô tuyến của trung tâm tình báo ở Odessa của Quân đội Ukraine.
Tiếp đó vào ngày 26/3, Quân đội Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa "Bastion" tấn công kho dầu cung cấp nhiên liệu cho Quân đội Ukraine ở khu vực Nikolayev, thuộc miền nam Ukraine.
Còn trong quá khứ, ngay từ cuộc xung đột tại Syria năm 2016, Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống hạm K-300P "Bastion" để tấn công các doanh trại vũ trang của phiến quân ở Syria và đạt được hiệu quả tiêu diệt tốt.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" hiện là một trong những tên lửa bờ đối hạm tiên tiến nhất thế giới và nó chính thức được đưa vào trang bị từ năm 2015. Thậm chí là một số mẫu tên lửa mới đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Khác với hải quân các nước phương Tây đã loại tên lửa phòng thủ bờ biển, thì Hải quân Nga lại cho rằng, lực lượng phòng thủ bờ biển là lực quan trọng trong tuyến phóng thủ bờ biển, nên phải tăng cường xây dựng, nâng cao hơn nữa hiệu suất của vũ khí trang bị, nâng cao tầm bắn, mức chính xác. Một số loại tên lửa bờ đối hạm được Hải quân Nga trang bị cho mục đích này.
Trong cuộc khủng hoảng Crimea vào tháng 9/2014, Quân đội Nga đã khẩn trương triển khai pháo bờ biển tự hành A-222 và tên lửa bờ đối hạm siêu thanh Bastion; đồng thời nhiều lần tiến hành diễn tập bắn đạn thật, ngăn chặn hiệu quả việc xâm nhập Biển Đen và nỗ lực ngăn chặn can thiệp vào tình hình ở Ukraine từ hạm đội mặt nước của Hải quân Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" được trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh P-80/ 3M550 "Onyx", thực chất là một nguyên mẫu của tên lửa chống hạm Brahmos của Ấn Độ. Tốc độ bay tối đa đạt Mach 2,6, độ cao bay 15 km, đầu đạn nặng 300 kg và tầm bắn tối đa khoảng 300 km.
Tên lửa K-300P "Bastion" có cả khả năng tấn công trên biển, đồng thời có thể tấn công các mục tiêu trên bộ của đối phương. Bằng cách liên kết chính xác thời gian khởi động và góc quét của thiết bị tìm kiếm radar, có thể bắt được các tòa nhà lớn, sau đó khóa đòn tấn công.
Chiến thuật sử dụng tên lửa chống hạm tấn công mục tiêu mặt đất không phải là những gì quá mới, nó đã có từ rất sớm; khi vào năm 1971, Hải quân Ấn Độ đã sử dụng 8 tàu tên lửa để phóng tên lửa chống hạm “Styx”, phá hủy cảng Karachi của Pakistan.
Tên lửa chống hạm siêu âm P-80/3M550 "Pick Onyx" thường sử dụng quỹ đạo bổ nhào ở cuối, thực hiện đòn tấn công gần như thẳng đứng. Với đầu đạn nặng 300 kg, cộng với trọng lượng bản thân của toàn bộ đạn tên lửa là 3 tấn, cùng với tốc độ siêu âm Mach 2,6; nên "Onyx" có sức công phá rất lớn.
Sử dụng tên lửa chống hạm tấn công mục tiêu mặt đất là thước đo tác chiến đa nhiệm vụ của lực lượng hải quân, chiến thuật này đáng để các quốc gia sử dụng tên lửa chống hạm học hỏi, trong đó có Hải quân Trung Quốc, để giải quyết các nhiệm vụ trên bộ trong tương lai.