Cho đến nay, chiến dịch Bakhmut đã diễn ra được hơn nửa năm, tại đây, dường như trận Verdun trong Thế chiến thứ nhất được tái hiện, khi mà các cuộc xung đột chủ yếu diễn ra trong hầm hào, với vũ khí cá nhân là chủ yếu. Mặc dù trong bối cảnh như vậy, Nga chưa bao giờ tính đến việc từ bỏ việc tràn ngập Bakhmut, do vị trí địa lý chiến lược của nó với khu vực Donbass. Đây là nơi giao nhau của ba tuyến đường cao tốc và tuyến đường sắt có thể đến Moscow. Ngoài ra, các thành phố từ phía tây và phía bắc Bakhmut, về cơ bản đều thuộc khu vực đồng bằng rộng lớn. Do vậy, một khi quân Nga tràn ngập nơi này, quân đội Ukraine sẽ gần như không có lợi thế phòng thủ ở Donetsk. Chính vì vậy, trong nhiều tháng, Nga liên tục tăng thêm lực lượng, tăng sức ép khủng khiếp; trong khi đó quân đội Ukraine kiên cường bám trụ các cứ điểm, kiên quyết ngăn chặn đà tiến công của quân Nga.Các trận địa phòng ngự của quân đội Ukraine ở Bakhmut được xây dựng đặc biệt, hầu như tất cả đều tập trung vào một tổ hợp công trình, phía sau có một hoặc nhiều điểm cao có lợi về mặt chiến thuật, để triển khai các trận địa pháo binh; xung quanh bố trí một số lượng lớn các công sự, trận địa phòng ngự dã chiến. Đồng thời, dựa vào sự hỗ trợ thông tin hóa của NATO, các trận địa phòng ngự dã chiến của Quân đội Ukraine đều được trang bị các thiết bị trinh sát, giám sát bằng máy bay không người lái và bố trí các đài quan sát pháo binh. Khi quân đội Nga phát động một cuộc tấn công, trước khi tiếp cận được trận địa phòng ngự của quân đội Ukraine bao gồm các chiến hào, ụ súng, lô cốt và trận địa pháo binh, trước tiên họ phải đi qua một bãi đất trống bố trí mìn dày đặc nên gặp nhiều bất lợi. Trong khi đó, quân đội Nga hầu hết đều ở thế tấn công.Những công sự trận địa phòng ngự đã được quân đội Ukraine xây dựng và sửa chữa trong 8 năm. Ngay khi Tổng thống Poroshenko nhậm chức vào năm 2014, Ukraine đã bắt đầu tiến hành xây dựng công sự phòng ngự ở Bakhmut, dưới sự chỉ đạo của cố vấn quân sự NATO.Ngoài ra, quân đội Ukraine đã tiến hành vô số cuộc diễn tập liên quan đến thế trận phòng thủ của Bakhmut. Tất cả các vị trí bắn, góc tấn và thậm chí cả các hầm chứa pháo và đường xe tăng cơ động phản kích, cũng được tính toán nhiều lần, trước khi chúng được hoàn thành. Với một trận địa phòng ngự liên hoàn, vững chắc như vậy, dựa vào việc quan sát điều chỉnh hỏa lực theo thời gian thực của UAV, quân đội Ukraine chỉ cần bố trí một lực lượng nhỏ, củng đủ để giáng một đòn mạnh nhất vào cuộc tấn công của Nga. Mỗi bước tiến tại Bakhmut, quân đội Nga đều phải trả giá đắt.Nhưng trong chiến dịch tràn ngập Bakhmut, Quân đội Nga dựa vào hai lợi thế, thứ nhất là sức mạnh hỏa lực vô biên và thứ hai là lực lượng lính đánh thuê Wagner của họ.So với quân đội chính quy của Nga, lính đánh thuê Wagner thiếu trang bị hạng nặng và chủ yếu dựa vào vũ khí hạng nhẹ. Tuy nhiên đây là lực lượng có tính cơ động cao và lính của họ "không sợ chết". Đặc biệt lính Wagner có kỷ luật chiến đấu cao và có khả năng đánh cận chiến tốt.Sau thời gian tấn công chính diện bất thành, quân Wagner thực hiện bóc tách các lớp phòng ngự vòng ngoài của Bakhmut, thực hiện ép từ hai cánh bắc-nam dưới sự hỗ trợ hỏa lực bất tận của Quân đội Nga. Bước đột phá đến khi quân Wagner chiếm thị trấn chiến lược Soledar vào cuối tháng 1 và sau đó là chiếm Làng Núi đỏ ở bắc Bakhmut vào đầu tháng 2.Vào thời điểm này, do đạn pháo và xe tăng của quân đội Ukraine rất hạn chế, nên thường không thể đấu với quân Wagner bằng hỏa lực mạnh. Và do không có lực lượng xe tăng để phát động một cuộc phản công, nên họ liên tiếp bị lính Wagner đột phá thành công vào tuyến phòng ngự. Hiện tại chiến trường Bakhmut, quân Wagner có 12 tổ công kích, quy mô của mỗi tổ công kích tương đương với "Đơn vị tác chiến tiểu đoàn tăng cường (BTG)" của quân đội Nga. Một tổ công kích thường gồm từ 2-3 đại đội bộ binh, được trang bị cả vũ khí hạng nặng như xe tăng, pháo binh, súng cối và UAV. Trong mỗi đại đội bộ binh của quân Wagner, được tổ chức thành nhiều tổ chiến đấu, mỗi tổ từ 8-10 người, đều trang bị súng phóng lựu nhiệt áp. Một tổ chia làm hai bộ phận, tổ trưởng dẫn hai xạ thủ súng trường và một xạ thủ đại liên quan sát và xác định vị trí bãi mìn phía trước; quân số còn lại như một nhóm hỗ trợ cơ động bằng súng phóng lựu B41 hoặc AGS-30. Thông thường trước mỗi trận đánh, quân Wagner thường trinh sát bằng UAV, sau đó một số tổ bộ binh phát động đợt tấn công dự kiến đầu tiên; khi quân Ukraine phòng ngự bộc lộ hỏa lực, pháo binh của Quân đội Nga sẽ tấn công các vị trí của Ukraine bằng hỏa lực mãnh liệt.Trong các trận chiến đấu, lính đánh thuê Wagner không theo đuổi việc tiêu diệt hoàn toàn quân Ukraine phòng ngự, mà tập trung vào việc áp chế bên sườn và đường tiếp tế của quân đội Ukraine; bằng cách tạo ra một tình huống có lợi, ép quân Ukraine phải rút lui. Khi quân Ukraine đang trong quá trình rút lui, lúc này quân Wagner mới dùng hỏa lực tấn công, tiếp sau đó các mũi đột kích nhanh chóng tấn công để liên tục chiếm giữ các vị trí. Các mục tiêu tấn công của quân vũ khí thường là những điểm trọng yếu hoặc điểm yếu của quân đội Ukraine. Khi chiến đấu trong thành phố, khi gặp quân Ukraine cố thủ trong các tòa nhà, quân Wagner không ham đánh, mà lùi ra sau, gọi pháo hạng nặng đến bắn thẳng vào tầng dưới các tòa nhà, khiến tòa nhà đổ sập. Nếu còn sự kháng cự, sẽ gọi pháo nhiệt áp TOS-1A hoặc bom phá hạng nặng 1.500 kg thổi bay tòa nhà.
Cho đến nay, chiến dịch Bakhmut đã diễn ra được hơn nửa năm, tại đây, dường như trận Verdun trong Thế chiến thứ nhất được tái hiện, khi mà các cuộc xung đột chủ yếu diễn ra trong hầm hào, với vũ khí cá nhân là chủ yếu.
Mặc dù trong bối cảnh như vậy, Nga chưa bao giờ tính đến việc từ bỏ việc tràn ngập Bakhmut, do vị trí địa lý chiến lược của nó với khu vực Donbass. Đây là nơi giao nhau của ba tuyến đường cao tốc và tuyến đường sắt có thể đến Moscow. Ngoài ra, các thành phố từ phía tây và phía bắc Bakhmut, về cơ bản đều thuộc khu vực đồng bằng rộng lớn.
Do vậy, một khi quân Nga tràn ngập nơi này, quân đội Ukraine sẽ gần như không có lợi thế phòng thủ ở Donetsk. Chính vì vậy, trong nhiều tháng, Nga liên tục tăng thêm lực lượng, tăng sức ép khủng khiếp; trong khi đó quân đội Ukraine kiên cường bám trụ các cứ điểm, kiên quyết ngăn chặn đà tiến công của quân Nga.
Các trận địa phòng ngự của quân đội Ukraine ở Bakhmut được xây dựng đặc biệt, hầu như tất cả đều tập trung vào một tổ hợp công trình, phía sau có một hoặc nhiều điểm cao có lợi về mặt chiến thuật, để triển khai các trận địa pháo binh; xung quanh bố trí một số lượng lớn các công sự, trận địa phòng ngự dã chiến.
Đồng thời, dựa vào sự hỗ trợ thông tin hóa của NATO, các trận địa phòng ngự dã chiến của Quân đội Ukraine đều được trang bị các thiết bị trinh sát, giám sát bằng máy bay không người lái và bố trí các đài quan sát pháo binh.
Khi quân đội Nga phát động một cuộc tấn công, trước khi tiếp cận được trận địa phòng ngự của quân đội Ukraine bao gồm các chiến hào, ụ súng, lô cốt và trận địa pháo binh, trước tiên họ phải đi qua một bãi đất trống bố trí mìn dày đặc nên gặp nhiều bất lợi. Trong khi đó, quân đội Nga hầu hết đều ở thế tấn công.
Những công sự trận địa phòng ngự đã được quân đội Ukraine xây dựng và sửa chữa trong 8 năm. Ngay khi Tổng thống Poroshenko nhậm chức vào năm 2014, Ukraine đã bắt đầu tiến hành xây dựng công sự phòng ngự ở Bakhmut, dưới sự chỉ đạo của cố vấn quân sự NATO.
Ngoài ra, quân đội Ukraine đã tiến hành vô số cuộc diễn tập liên quan đến thế trận phòng thủ của Bakhmut. Tất cả các vị trí bắn, góc tấn và thậm chí cả các hầm chứa pháo và đường xe tăng cơ động phản kích, cũng được tính toán nhiều lần, trước khi chúng được hoàn thành.
Với một trận địa phòng ngự liên hoàn, vững chắc như vậy, dựa vào việc quan sát điều chỉnh hỏa lực theo thời gian thực của UAV, quân đội Ukraine chỉ cần bố trí một lực lượng nhỏ, củng đủ để giáng một đòn mạnh nhất vào cuộc tấn công của Nga. Mỗi bước tiến tại Bakhmut, quân đội Nga đều phải trả giá đắt.
Nhưng trong chiến dịch tràn ngập Bakhmut, Quân đội Nga dựa vào hai lợi thế, thứ nhất là sức mạnh hỏa lực vô biên và thứ hai là lực lượng lính đánh thuê Wagner của họ.
So với quân đội chính quy của Nga, lính đánh thuê Wagner thiếu trang bị hạng nặng và chủ yếu dựa vào vũ khí hạng nhẹ. Tuy nhiên đây là lực lượng có tính cơ động cao và lính của họ "không sợ chết". Đặc biệt lính Wagner có kỷ luật chiến đấu cao và có khả năng đánh cận chiến tốt.
Sau thời gian tấn công chính diện bất thành, quân Wagner thực hiện bóc tách các lớp phòng ngự vòng ngoài của Bakhmut, thực hiện ép từ hai cánh bắc-nam dưới sự hỗ trợ hỏa lực bất tận của Quân đội Nga. Bước đột phá đến khi quân Wagner chiếm thị trấn chiến lược Soledar vào cuối tháng 1 và sau đó là chiếm Làng Núi đỏ ở bắc Bakhmut vào đầu tháng 2.
Vào thời điểm này, do đạn pháo và xe tăng của quân đội Ukraine rất hạn chế, nên thường không thể đấu với quân Wagner bằng hỏa lực mạnh. Và do không có lực lượng xe tăng để phát động một cuộc phản công, nên họ liên tiếp bị lính Wagner đột phá thành công vào tuyến phòng ngự.
Hiện tại chiến trường Bakhmut, quân Wagner có 12 tổ công kích, quy mô của mỗi tổ công kích tương đương với "Đơn vị tác chiến tiểu đoàn tăng cường (BTG)" của quân đội Nga. Một tổ công kích thường gồm từ 2-3 đại đội bộ binh, được trang bị cả vũ khí hạng nặng như xe tăng, pháo binh, súng cối và UAV.
Trong mỗi đại đội bộ binh của quân Wagner, được tổ chức thành nhiều tổ chiến đấu, mỗi tổ từ 8-10 người, đều trang bị súng phóng lựu nhiệt áp. Một tổ chia làm hai bộ phận, tổ trưởng dẫn hai xạ thủ súng trường và một xạ thủ đại liên quan sát và xác định vị trí bãi mìn phía trước; quân số còn lại như một nhóm hỗ trợ cơ động bằng súng phóng lựu B41 hoặc AGS-30.
Thông thường trước mỗi trận đánh, quân Wagner thường trinh sát bằng UAV, sau đó một số tổ bộ binh phát động đợt tấn công dự kiến đầu tiên; khi quân Ukraine phòng ngự bộc lộ hỏa lực, pháo binh của Quân đội Nga sẽ tấn công các vị trí của Ukraine bằng hỏa lực mãnh liệt.
Trong các trận chiến đấu, lính đánh thuê Wagner không theo đuổi việc tiêu diệt hoàn toàn quân Ukraine phòng ngự, mà tập trung vào việc áp chế bên sườn và đường tiếp tế của quân đội Ukraine; bằng cách tạo ra một tình huống có lợi, ép quân Ukraine phải rút lui.
Khi quân Ukraine đang trong quá trình rút lui, lúc này quân Wagner mới dùng hỏa lực tấn công, tiếp sau đó các mũi đột kích nhanh chóng tấn công để liên tục chiếm giữ các vị trí. Các mục tiêu tấn công của quân vũ khí thường là những điểm trọng yếu hoặc điểm yếu của quân đội Ukraine.
Khi chiến đấu trong thành phố, khi gặp quân Ukraine cố thủ trong các tòa nhà, quân Wagner không ham đánh, mà lùi ra sau, gọi pháo hạng nặng đến bắn thẳng vào tầng dưới các tòa nhà, khiến tòa nhà đổ sập. Nếu còn sự kháng cự, sẽ gọi pháo nhiệt áp TOS-1A hoặc bom phá hạng nặng 1.500 kg thổi bay tòa nhà.