Để ngăn chính quyền của Tổng thống Biden chớp lấy cơ hội cuối cùng leo thang chiến tranh, Nga đã tăng cường đáng kể các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào Ukraine trong thời gian gần đây.Vài ngày sau khi sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik để tấn công nhà máy sản xuất tên lửa ở miền nam Ukraine, Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích khác bằng UAV tự sát, với quy mô lớn chưa từng có.Trang Kyiv Post ngày 26/11 đưa tin, Quân đội Nga đã sử dụng tới 188 UAV tự sát Geran-2, có biệt danh "Little Motorcycles (xe máy nhỏ)" và ít nhất 4 tên lửa đạn đạo Iskander-M trong một đợt tấn công. Theo phân tích, có khả năng Quân đội Nga đang cố gắng loại bỏ hoàn toàn hệ thống phòng không Ukraine và làm cạn kiệt nguồn lực quân sự của nước này.Hiện Ukraine đang đau đầu để tìm giải pháp hạn chế các cuộc tập kích đường không của Nga? Lấy UAV Geran-2 làm ví dụ, Kyiv Post cho rằng, loại UAV cảm tử có nguồn gốc từ Iran này, đã được Nga sản xuất trong nước, với sản lượng ước tính hàng tháng ít nhất là 1.000 chiếc.Nói cách khác, Quân đội Nga chỉ sử dụng sản lượng chưa đầy một tuần cho cuộc không kích quy mô lớn vào đêm 26/11, và Ukraine đã phải vật lộn để đối phó với việc tiêu thụ vũ khí phòng không tăng nhanh, trong bối cảnh sự hỗ trợ của phương Tây đã bị “hụt hơi” và việc sản xuất vũ khí của Nga tiếp tục gia tăng. Vậy Ukraine dự định chiến đấu như thế nào trong cuộc chiến tiếp theo? Geran-2 là một loại UAV tự sát cỡ nhỏ do Iran thiết kế (ở Iran có tên Shahed-136), sản xuất và trang bị. Trên thực tế, nó là một quả bom hành trình cỡ nhỏ, nhưng thay vì sử dụng động cơ tên lửa, nó dùng động cơ đốt trong, nên nó còn được người dân Ukraine gọi là “máy cắt cỏ” hay “xe máy nhỏ”. Vào năm 2022, Quân đội Nga gặp phải tình trạng thiếu vũ khí tấn công chính xác tầm xa và UAV; sau đó, Moscow đã bù đắp bằng việc mua một loạt UAV từ Iran. Và đồng thời mua luôn công nghệ và dây chuyền sản xuất mẫu UAV Shahed-136, với cái tên nội địa của Nga là Geran-2 (Hoa phong lữ). Những thông tin công khai cho thấy, UAV Geran-2 có tổng trọng lượng khoảng 200 kg, tốc độ tối đa 185 km/h, có thể mang đầu đạn nổ mạnh từ 30 đến 50 kg và tầm bay tối đa từ 1.000 đến 2.500 km. Tuy nhiên, tầm bay xa như vậy nhìn chung là không cần thiết trên chiến trường Ukraine, do vậy người Nga đã cải tiến bớt lượng nhiên liệu, nâng đầu đạn lên tới 80 kg.Geran-2 được gọi là "mô tô cỡ nhỏ" hay “máy cắt cỏ”, vì nó được trang bị động cơ piston xăng hai thì MD-550, có công suất khoảng 50 mã lực. Các binh sĩ Nga và Ukraine cho biết, mặc dù loại UAV có tầm hoạt động xa và sức công phá tương đối lớn, nhưng nó quá “ồn ào”, tương tự như âm thanh của xe máy hay máy cắt cỏ.Đối với Nga, ưu điểm nổi bật nhất của Geran-2 không chỉ là khó bị phát hiện và đánh chặn, độ chính xác tương đối cao, mà còn vì tính kinh tế. Theo Army Recognition, giá của một chiếc UAV Geran-2 chỉ là 20.000 USD, so với những quả tên lửa ATACMS của Mỹ, có giá 1 triệu USD/quả, thì Geran-2 quá rẻ cho một vũ khí tấn công chính xác tầm xa. Ngoài ra, với các cơ sở sản xuất quốc phòng hoàn chỉnh và chuỗi cung ứng linh kiện bí mật của Nga, ước tính giá thành một chiếc UAV Geran-2 có khả năng chỉ là vài nghìn USD/chiếc. Với việc sử dụng ồ ạt Geran-2 để đánh vào hạ tầng lưới điện Ukraine, đó là cái giá quá rẻ.Điều đáng chú ý là lần này Quân đội Nga cũng sử dụng kết hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M với nhiều UAV Geran-2. Tên lửa Iskander-M có tầm bắn hơn 500 km, sai số xác suất vòng tròn khoảng 10 mét và tốc độ đầu cuối có thể đạt tới từ Mach 5 đến Mach 7. Iskander-M có khả năng thay đổi quỹ đạo ở giai đoạn cuối và thường được sử dụng để tấn công mục tiêu quân sự quan trọng.Theo phân tích của các chuyên gia, việc Quân đội Nga sử dụng hàng trăm UAV Geran-2 với Iskander-M, thứ nhất là để che chắn tên lửa đạn đạo và tiêu thụ trước hỏa lực phòng không của Quân đội Ukraine.Thứ hai, UAV Geran-2 có thể đánh trúng mục tiêu hay không, cũng không quá quan trọng; dù sao UAV Geran-2 có giá rẻ và tên lửa Iskander-M mới là hạt nhân trong các cuộc tấn công chính xác này. Điều này cũng phản ánh vấn đề nghiêm trọng mà cả Ukraine và NATO đều phải đối mặt, đó là các cuộc tấn công bão hòa vẫn có sức mạnh tuyệt đối. Đặc biệt với việc sử dụng những UAV giá rẻ như vậy, hình thành một đàn UAV với số lượng khủng khiếp, có thể khiến lực lượng phòng không của đối phương “bất lực”. Hệ thống phòng không tầm thấp duy nhất, có thể hạn chế cuộc tấn công theo kiểu “bầy đàn” của UAV chính là hệ thống "Vòm sắt (Iron Dome)" của Israel. Nhưng Vòm sắt đã được chứng minh là có nhược điểm lớn trong cuộc xung đột Palestine-Israel, nhất là khi đối phó với những mục tiêu bay chậm và thấp như UAV Geran-2. Điều khiến Ukraine và Mỹ lo lắng hơn nữa là khả năng sản xuất thời chiến của Nga đã có thể tung ra ồ ạt UAV Geran-2 để thực hiện các cuộc tấn công bão hòa, mà đơn giản là không thể ngăn chặn được. (Nguồn ảnh: Kyiv Post, CNN, RT).
Để ngăn chính quyền của Tổng thống Biden chớp lấy cơ hội cuối cùng leo thang chiến tranh, Nga đã tăng cường đáng kể các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào Ukraine trong thời gian gần đây.
Vài ngày sau khi sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik để tấn công nhà máy sản xuất tên lửa ở miền nam Ukraine, Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích khác bằng UAV tự sát, với quy mô lớn chưa từng có.
Trang Kyiv Post ngày 26/11 đưa tin, Quân đội Nga đã sử dụng tới 188 UAV tự sát Geran-2, có biệt danh "Little Motorcycles (xe máy nhỏ)" và ít nhất 4 tên lửa đạn đạo Iskander-M trong một đợt tấn công. Theo phân tích, có khả năng Quân đội Nga đang cố gắng loại bỏ hoàn toàn hệ thống phòng không Ukraine và làm cạn kiệt nguồn lực quân sự của nước này.
Hiện Ukraine đang đau đầu để tìm giải pháp hạn chế các cuộc tập kích đường không của Nga? Lấy UAV Geran-2 làm ví dụ, Kyiv Post cho rằng, loại UAV cảm tử có nguồn gốc từ Iran này, đã được Nga sản xuất trong nước, với sản lượng ước tính hàng tháng ít nhất là 1.000 chiếc.
Nói cách khác, Quân đội Nga chỉ sử dụng sản lượng chưa đầy một tuần cho cuộc không kích quy mô lớn vào đêm 26/11, và Ukraine đã phải vật lộn để đối phó với việc tiêu thụ vũ khí phòng không tăng nhanh, trong bối cảnh sự hỗ trợ của phương Tây đã bị “hụt hơi” và việc sản xuất vũ khí của Nga tiếp tục gia tăng. Vậy Ukraine dự định chiến đấu như thế nào trong cuộc chiến tiếp theo?
Geran-2 là một loại UAV tự sát cỡ nhỏ do Iran thiết kế (ở Iran có tên Shahed-136), sản xuất và trang bị. Trên thực tế, nó là một quả bom hành trình cỡ nhỏ, nhưng thay vì sử dụng động cơ tên lửa, nó dùng động cơ đốt trong, nên nó còn được người dân Ukraine gọi là “máy cắt cỏ” hay “xe máy nhỏ”.
Vào năm 2022, Quân đội Nga gặp phải tình trạng thiếu vũ khí tấn công chính xác tầm xa và UAV; sau đó, Moscow đã bù đắp bằng việc mua một loạt UAV từ Iran. Và đồng thời mua luôn công nghệ và dây chuyền sản xuất mẫu UAV Shahed-136, với cái tên nội địa của Nga là Geran-2 (Hoa phong lữ).
Những thông tin công khai cho thấy, UAV Geran-2 có tổng trọng lượng khoảng 200 kg, tốc độ tối đa 185 km/h, có thể mang đầu đạn nổ mạnh từ 30 đến 50 kg và tầm bay tối đa từ 1.000 đến 2.500 km. Tuy nhiên, tầm bay xa như vậy nhìn chung là không cần thiết trên chiến trường Ukraine, do vậy người Nga đã cải tiến bớt lượng nhiên liệu, nâng đầu đạn lên tới 80 kg.
Geran-2 được gọi là "mô tô cỡ nhỏ" hay “máy cắt cỏ”, vì nó được trang bị động cơ piston xăng hai thì MD-550, có công suất khoảng 50 mã lực. Các binh sĩ Nga và Ukraine cho biết, mặc dù loại UAV có tầm hoạt động xa và sức công phá tương đối lớn, nhưng nó quá “ồn ào”, tương tự như âm thanh của xe máy hay máy cắt cỏ.
Đối với Nga, ưu điểm nổi bật nhất của Geran-2 không chỉ là khó bị phát hiện và đánh chặn, độ chính xác tương đối cao, mà còn vì tính kinh tế. Theo Army Recognition, giá của một chiếc UAV Geran-2 chỉ là 20.000 USD, so với những quả tên lửa ATACMS của Mỹ, có giá 1 triệu USD/quả, thì Geran-2 quá rẻ cho một vũ khí tấn công chính xác tầm xa.
Ngoài ra, với các cơ sở sản xuất quốc phòng hoàn chỉnh và chuỗi cung ứng linh kiện bí mật của Nga, ước tính giá thành một chiếc UAV Geran-2 có khả năng chỉ là vài nghìn USD/chiếc. Với việc sử dụng ồ ạt Geran-2 để đánh vào hạ tầng lưới điện Ukraine, đó là cái giá quá rẻ.
Điều đáng chú ý là lần này Quân đội Nga cũng sử dụng kết hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M với nhiều UAV Geran-2. Tên lửa Iskander-M có tầm bắn hơn 500 km, sai số xác suất vòng tròn khoảng 10 mét và tốc độ đầu cuối có thể đạt tới từ Mach 5 đến Mach 7. Iskander-M có khả năng thay đổi quỹ đạo ở giai đoạn cuối và thường được sử dụng để tấn công mục tiêu quân sự quan trọng.
Theo phân tích của các chuyên gia, việc Quân đội Nga sử dụng hàng trăm UAV Geran-2 với Iskander-M, thứ nhất là để che chắn tên lửa đạn đạo và tiêu thụ trước hỏa lực phòng không của Quân đội Ukraine.
Thứ hai, UAV Geran-2 có thể đánh trúng mục tiêu hay không, cũng không quá quan trọng; dù sao UAV Geran-2 có giá rẻ và tên lửa Iskander-M mới là hạt nhân trong các cuộc tấn công chính xác này.
Điều này cũng phản ánh vấn đề nghiêm trọng mà cả Ukraine và NATO đều phải đối mặt, đó là các cuộc tấn công bão hòa vẫn có sức mạnh tuyệt đối. Đặc biệt với việc sử dụng những UAV giá rẻ như vậy, hình thành một đàn UAV với số lượng khủng khiếp, có thể khiến lực lượng phòng không của đối phương “bất lực”.
Hệ thống phòng không tầm thấp duy nhất, có thể hạn chế cuộc tấn công theo kiểu “bầy đàn” của UAV chính là hệ thống "Vòm sắt (Iron Dome)" của Israel. Nhưng Vòm sắt đã được chứng minh là có nhược điểm lớn trong cuộc xung đột Palestine-Israel, nhất là khi đối phó với những mục tiêu bay chậm và thấp như UAV Geran-2.
Điều khiến Ukraine và Mỹ lo lắng hơn nữa là khả năng sản xuất thời chiến của Nga đã có thể tung ra ồ ạt UAV Geran-2 để thực hiện các cuộc tấn công bão hòa, mà đơn giản là không thể ngăn chặn được. (Nguồn ảnh: Kyiv Post, CNN, RT).