Công nghệ AI này giúp nâng cao độ chính xác và rút ngắn thời gian dọn dẹp, góp phần bảo vệ cộng đồng và thúc đẩy phục hồi hậu chiến. HALO Trust đã sử dụng nó để phân tích hình ảnh máy bay không người lái (UAV), rút ngắn thời gian phân tích từ nhiều ngày xuống chỉ còn vài giờ. (Ảnh: HALO Trust).Tại Ukraine, nơi các loại mìn được rải khắp mặt đất, UAV đang trở thành công cụ đắc lực trong việc phát hiện mìn, giúp HALO Trust rà phá mìn nhanh chóng và an toàn hơn bao giờ hết. (Ảnh: HALO Trust).Trong năm thứ ba của cuộc xung đột, Ukraine đã trở thành trung tâm đổi mới chiến trường với các kỹ thuật chiến tranh mới. Gần mặt trận phía đông, HALO Trust, với hơn 30 năm kinh nghiệm rà phá mìn, đang thử nghiệm áp dụng trí tuệ nhân tạo để có thể cứu sống nhiều người trên toàn cầu. (Ảnh: Reddit)Dự án này được tài trợ một phần bởi khoản tài trợ 4 triệu USD từ Amazon Web Service để hỗ trợ lưu trữ dữ liệu. (Ảnh: HALO Trust). Ukraine được chọn cho dự án này vì hiện tại, đây là khu vực có bãi mìn lớn nhất thế giới, ước tính hai triệu mìn rải khắp nước này. Khoảng 1/3 diện tích của Ukraine cần được rà phá mìn để đảm bảo an toàn cho người dân. Mìn ở khu vực xung đột chủ yếu đến từ pháo binh, mảnh đạn chưa nổ, và mìn chống tăng, gây nguy hiểm cho dân thường. (Ảnh: HALO Trust).Ukraine hiện cũng là một trong những quốc gia bị ô nhiễm nặng nhất thế giới, hoàn toàn là nơi lý tưởng cho công nghệ này. Quy mô ô nhiễm này cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để xử lý. (Ảnh: The Independent).Các chuyên gia của HALO Trust cho biết, tại Ukraine, nhiều mìn được đặt trên mặt đất thay vì bị chôn dưới lòng đất, điều này sẽ giúp UAV dễ dàng ghi lại hình dạng và chi tiết của mìn qua các camera RGB. Với các mìn ẩn, HALO Trust dự định sử dụng hình ảnh đa phổ để xác định vị trí, tuy việc này vẫn được cho là khá khó khăn. (Ảnh: Army Technology).Đến cuối tháng 6, HALO Trust đã hoàn thành 542 chuyến bay UAV và thu thập 11 TB dữ liệu. Những chuyến bay này đã diễn ra trong hơn một năm và dữ liệu thu thập được lưu trữ an toàn, không chia sẻ với các nhóm quân sự hay dân sự khác. Công việc rà phá mìn chủ yếu do 1.200 nhân viên của HALO thực hiện tại Ukraine. Thách thức lớn nhất là phân tích nhanh chóng các hình ảnh để chúng có thể hữu ích. (Ảnh: Reddit).Các dữ liệu cho thấy, hầu hết các vụ tai nạn mìn đều xảy ra với dân thường. Công nghệ mới của HALO sẽ giúp nhanh chóng xác định hoạt động của con người và những khu vực bị hư hại, giúp tìm những khu vực an toàn hơn để người dân di chuyển và định cư. Một nhà phân tích thông thường mất hai ngày để xem xét hình ảnh UAV trên vài hecta, trong khi mô hình này của HALO có thể hoàn thành việc này trong khoảng một giờ. (Ảnh: HALO Trust).Theo HALO, việc lập trình AI để phát hiện mìn chính xác cần thời gian và hàng ngàn hình ảnh cho mỗi loại mìn. Các quan sát viên nhân quyền ghi nhận rằng Nga và Ukraine đã sử dụng ít nhất 13 loại mìn chống tăng. (Ảnh: HALO Trust)HALO đang phát triển công cụ AI để giúp phát hiện mìn và hy vọng có phiên bản cơ bản sẵn sàng cho đội ngũ ở Ukraine vào cuối năm nay. Họ cũng dự định sử dụng công nghệ này ở các quốc gia khác như Colombia, nơi việc sử dụng UAV dễ hơn so với việc tìm kiếm bằng người do địa hình núi non. Một số quốc gia châu Âu cũng đang xem xét sử dụng những thiết bị giá rẻ này để tăng cường khả năng phòng thủ. (Ảnh: HALO Trust)
Công nghệ AI này giúp nâng cao độ chính xác và rút ngắn thời gian dọn dẹp, góp phần bảo vệ cộng đồng và thúc đẩy phục hồi hậu chiến. HALO Trust đã sử dụng nó để phân tích hình ảnh máy bay không người lái (UAV), rút ngắn thời gian phân tích từ nhiều ngày xuống chỉ còn vài giờ. (Ảnh: HALO Trust).
Tại Ukraine, nơi các loại mìn được rải khắp mặt đất, UAV đang trở thành công cụ đắc lực trong việc phát hiện mìn, giúp HALO Trust rà phá mìn nhanh chóng và an toàn hơn bao giờ hết. (Ảnh: HALO Trust).
Trong năm thứ ba của cuộc xung đột, Ukraine đã trở thành trung tâm đổi mới chiến trường với các kỹ thuật chiến tranh mới. Gần mặt trận phía đông, HALO Trust, với hơn 30 năm kinh nghiệm rà phá mìn, đang thử nghiệm áp dụng trí tuệ nhân tạo để có thể cứu sống nhiều người trên toàn cầu. (Ảnh: Reddit)
Dự án này được tài trợ một phần bởi khoản tài trợ 4 triệu USD từ Amazon Web Service để hỗ trợ lưu trữ dữ liệu. (Ảnh: HALO Trust).
Ukraine được chọn cho dự án này vì hiện tại, đây là khu vực có bãi mìn lớn nhất thế giới, ước tính hai triệu mìn rải khắp nước này. Khoảng 1/3 diện tích của Ukraine cần được rà phá mìn để đảm bảo an toàn cho người dân. Mìn ở khu vực xung đột chủ yếu đến từ pháo binh, mảnh đạn chưa nổ, và mìn chống tăng, gây nguy hiểm cho dân thường. (Ảnh: HALO Trust).
Ukraine hiện cũng là một trong những quốc gia bị ô nhiễm nặng nhất thế giới, hoàn toàn là nơi lý tưởng cho công nghệ này. Quy mô ô nhiễm này cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để xử lý. (Ảnh: The Independent).
Các chuyên gia của HALO Trust cho biết, tại Ukraine, nhiều mìn được đặt trên mặt đất thay vì bị chôn dưới lòng đất, điều này sẽ giúp UAV dễ dàng ghi lại hình dạng và chi tiết của mìn qua các camera RGB. Với các mìn ẩn, HALO Trust dự định sử dụng hình ảnh đa phổ để xác định vị trí, tuy việc này vẫn được cho là khá khó khăn. (Ảnh: Army Technology).
Đến cuối tháng 6, HALO Trust đã hoàn thành 542 chuyến bay UAV và thu thập 11 TB dữ liệu. Những chuyến bay này đã diễn ra trong hơn một năm và dữ liệu thu thập được lưu trữ an toàn, không chia sẻ với các nhóm quân sự hay dân sự khác. Công việc rà phá mìn chủ yếu do 1.200 nhân viên của HALO thực hiện tại Ukraine. Thách thức lớn nhất là phân tích nhanh chóng các hình ảnh để chúng có thể hữu ích. (Ảnh: Reddit).
Các dữ liệu cho thấy, hầu hết các vụ tai nạn mìn đều xảy ra với dân thường. Công nghệ mới của HALO sẽ giúp nhanh chóng xác định hoạt động của con người và những khu vực bị hư hại, giúp tìm những khu vực an toàn hơn để người dân di chuyển và định cư. Một nhà phân tích thông thường mất hai ngày để xem xét hình ảnh UAV trên vài hecta, trong khi mô hình này của HALO có thể hoàn thành việc này trong khoảng một giờ. (Ảnh: HALO Trust).
Theo HALO, việc lập trình AI để phát hiện mìn chính xác cần thời gian và hàng ngàn hình ảnh cho mỗi loại mìn. Các quan sát viên nhân quyền ghi nhận rằng Nga và Ukraine đã sử dụng ít nhất 13 loại mìn chống tăng. (Ảnh: HALO Trust)
HALO đang phát triển công cụ AI để giúp phát hiện mìn và hy vọng có phiên bản cơ bản sẵn sàng cho đội ngũ ở Ukraine vào cuối năm nay. Họ cũng dự định sử dụng công nghệ này ở các quốc gia khác như Colombia, nơi việc sử dụng UAV dễ hơn so với việc tìm kiếm bằng người do địa hình núi non. Một số quốc gia châu Âu cũng đang xem xét sử dụng những thiết bị giá rẻ này để tăng cường khả năng phòng thủ. (Ảnh: HALO Trust)