Bước vào năm 1972, với bản chất ngoan cố và ỷ lại tiềm lực chiến tranh còn lớn, Mỹ tiếp tục thực hiện mục tiêu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” hòng tạo điều kiện mặc cả với ta chấp nhận một giải pháp có lợi cho mình ở Hội nghị Paris, Pháp. Nguồn ảnh: Ảnh Tư Liệu.Thực hiện chủ trương giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, cuối tháng 3/1972 Bộ Chính trị quyết định thông qua kế hoạch tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, lấy Trị Thiên làm hướng tiến công chủ yếu, nhằm tiêu diệt lớn quân địch, mở rộng vùng giải phóng, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta trên bàn đàm phán. Nguồn ảnh: Ảnh Tư Liệu.Lực lượng của ta tham gia chiến dịch có 3 sư đoàn bộ binh (308, 304 và 324), 2 trung đoàn độc lập (48, 27) và 4 tiểu đoàn bộ binh của Quân khu Trị - Thiên, Đoàn đặc công 126 và 10 tiểu đoàn đặc công, 2 trung đoàn xe tăng thiết giáp (202, 203), 7 trung đoàn pháo binh, 3 sư đoàn pháo phòng không (365, 367 và 377) và 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không cùng lực lượng vũ trang địa phương hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên. Nguồn ảnh: Ảnh Tư Liệu.Bộ Tư lệnh chiến dịch do hai đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh; Lê Quang Đạo làm Chính ủy. Đồng chí Lê Trọng Tấn (ngoài cùng, bên trái) tại Mặt trận Trị Thiên năm 1972. Nguồn ảnh: QĐND Chiến trường Trị Thiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống phòng ngự chiến lược ở miền Trung và Tây Nguyên của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, là nơi đã từng diễn ra các cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, nên địch bố trí ở đây những đơn vị rất thiện chiến: 2 sư đoàn bộ binh (1, 3), 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến (147, 258), 3 thiết đoàn (20, 11 và 17), 17 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn và 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ... Nguồn ảnh: Flickr.Theo đó đúng ngày 30/3/1972 Chiến trường tiến công Trị Thiên nổ ra và được chia thành ba đợt. Đợt 1: Từ ngày 30-3 đến 9-4, ta tiến công phá vỡ tuyến phòng thủ đường 9, giải phóng 2 huyện Gio Linh và Cam Lộ, buộc địch phải bố trí lực lượng phòng ngự thành 3 cụm (Đông Hà, Ái Tử, La Vang). Nguồn ảnh: Ảnh Tư Liệu.Đợt 2: Từ ngày 26-4 đến 2-6, ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm Đông Hà, Ái Tử, La Vang, giải phóng thị xã và toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Và đợt 3: Từ ngày 20 đến 27- 6, ta tiếp tục phát triển tiến công về Nam sông Mỹ Chánh, nhưng địch tăng cường lực lượng dự bị chiến lược, thực hiện phản kích tái chiếm Quảng Trị. Nguồn ảnh: Flickr.Sau ngày 3 tháng diễn ra chiến dịch, do lúc này bắt đầu mùa mưa, việc vận chuyển vật chất bảo đảm cho chiến dịch gặp nhiều khó khăn, sức chiến đấu của bộ đội giảm sút, nên Bộ Tư lệnh quyết định kết thúc chiến dịch tiến công. Nguồn ảnh: Đoàn Công Tính.Kết quả, trong toàn chiến dịch ta đã loại khỏi chiến đấu 27.458 tên, bắt 3.388 tên, phá hủy và thu 636 xe tăng, xe thiết giáp, 1.870 xe quân sự, 429 khẩu pháo các loại, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và 3 xã thuộc huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược đề ra. Nguồn ảnh: Flickr.Thắng lợi của chiến dịch tiến công Trị Thiên cùng với các hướng tiến công khác tạo ra cục diện mới trên chiến trường ngày càng có lợi cho ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972, trong đó trực tiếp là tạo thế và lực cho ta tiến hành chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28/6/1972 đến 31/1/1973) thắng lợi, góp phần buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải ký kết Hiệp địch Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoàn bình ở Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN."Nụ cười chiến thắng" dưới chân Thành cổ Quảng Trị (15/8/1972) của cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính. Nguồn ảnh: Đoàn Công Tính.Mời độc giả xem video: Trận đánh Quảng Trị - phim "Chớp mắt cùng số phận" (nguồn VTV1)
Bước vào năm 1972, với bản chất ngoan cố và ỷ lại tiềm lực chiến tranh còn lớn, Mỹ tiếp tục thực hiện mục tiêu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” hòng tạo điều kiện mặc cả với ta chấp nhận một giải pháp có lợi cho mình ở Hội nghị Paris, Pháp. Nguồn ảnh: Ảnh Tư Liệu.
Thực hiện chủ trương giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, cuối tháng 3/1972 Bộ Chính trị quyết định thông qua kế hoạch tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, lấy Trị Thiên làm hướng tiến công chủ yếu, nhằm tiêu diệt lớn quân địch, mở rộng vùng giải phóng, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta trên bàn đàm phán. Nguồn ảnh: Ảnh Tư Liệu.
Lực lượng của ta tham gia chiến dịch có 3 sư đoàn bộ binh (308, 304 và 324), 2 trung đoàn độc lập (48, 27) và 4 tiểu đoàn bộ binh của Quân khu Trị - Thiên, Đoàn đặc công 126 và 10 tiểu đoàn đặc công, 2 trung đoàn xe tăng thiết giáp (202, 203), 7 trung đoàn pháo binh, 3 sư đoàn pháo phòng không (365, 367 và 377) và 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không cùng lực lượng vũ trang địa phương hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên. Nguồn ảnh: Ảnh Tư Liệu.
Bộ Tư lệnh chiến dịch do hai đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh; Lê Quang Đạo làm Chính ủy. Đồng chí Lê Trọng Tấn (ngoài cùng, bên trái) tại Mặt trận Trị Thiên năm 1972. Nguồn ảnh: QĐND
Chiến trường Trị Thiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống phòng ngự chiến lược ở miền Trung và Tây Nguyên của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, là nơi đã từng diễn ra các cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, nên địch bố trí ở đây những đơn vị rất thiện chiến: 2 sư đoàn bộ binh (1, 3), 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến (147, 258), 3 thiết đoàn (20, 11 và 17), 17 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn và 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ... Nguồn ảnh: Flickr.
Theo đó đúng ngày 30/3/1972 Chiến trường tiến công Trị Thiên nổ ra và được chia thành ba đợt. Đợt 1: Từ ngày 30-3 đến 9-4, ta tiến công phá vỡ tuyến phòng thủ đường 9, giải phóng 2 huyện Gio Linh và Cam Lộ, buộc địch phải bố trí lực lượng phòng ngự thành 3 cụm (Đông Hà, Ái Tử, La Vang). Nguồn ảnh: Ảnh Tư Liệu.
Đợt 2: Từ ngày 26-4 đến 2-6, ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm Đông Hà, Ái Tử, La Vang, giải phóng thị xã và toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Và đợt 3: Từ ngày 20 đến 27- 6, ta tiếp tục phát triển tiến công về Nam sông Mỹ Chánh, nhưng địch tăng cường lực lượng dự bị chiến lược, thực hiện phản kích tái chiếm Quảng Trị. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau ngày 3 tháng diễn ra chiến dịch, do lúc này bắt đầu mùa mưa, việc vận chuyển vật chất bảo đảm cho chiến dịch gặp nhiều khó khăn, sức chiến đấu của bộ đội giảm sút, nên Bộ Tư lệnh quyết định kết thúc chiến dịch tiến công. Nguồn ảnh: Đoàn Công Tính.
Kết quả, trong toàn chiến dịch ta đã loại khỏi chiến đấu 27.458 tên, bắt 3.388 tên, phá hủy và thu 636 xe tăng, xe thiết giáp, 1.870 xe quân sự, 429 khẩu pháo các loại, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và 3 xã thuộc huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược đề ra. Nguồn ảnh: Flickr.
Thắng lợi của chiến dịch tiến công Trị Thiên cùng với các hướng tiến công khác tạo ra cục diện mới trên chiến trường ngày càng có lợi cho ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972, trong đó trực tiếp là tạo thế và lực cho ta tiến hành chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28/6/1972 đến 31/1/1973) thắng lợi, góp phần buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải ký kết Hiệp địch Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoàn bình ở Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.
"Nụ cười chiến thắng" dưới chân Thành cổ Quảng Trị (15/8/1972) của cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính. Nguồn ảnh: Đoàn Công Tính.
Mời độc giả xem video: Trận đánh Quảng Trị - phim "Chớp mắt cùng số phận" (nguồn VTV1)