Bắt đầu từ ngày 15/7 tới ngày 3/8/1966, chiến dịch quân sự của Mỹ mang tên chiến dịch Hastings hay còn được phía chính quyền ngụy Sài Gòn gọi là chiến dịch Lam Sơn 289 được cả phía Mỹ và Sài Gòn phối hợp thực hiện. Nguồn ảnh: Wiki.Chiến dịch quân sự trên được Mỹ đề ra nhằm ngăn chặn các đợt tấn công của Quân giải phóng cũng như khả năng chi viện cho miền nam từ bên kia khu phi quân sự DMZ chia cắt hai miền nam bắc ở vĩ tuyến 17. Nguồn ảnh: Boston.Đây được coi là một trong những chiến dịch hành quân quy mô nhất của Quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Boston.Cụ thể, phía Mỹ có khoảng 8500 quân phối hợp với 3000 ngụy quân Sài Gòn tham gia vào chiến dịch này trong khi phía Quân giải phóng có từ 8000 tới 10.000 quân thuộc Sư 324B. Hai bên có lực lượng gần như tương đương. Nguồn ảnh: Pinterest.Trận chiến lớn nhất chiến dịch nổ ra ở Đông Hà, Quảng Trị khi Sư đoàn 324B của Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công và giải phóng khu vực này trong suốt ba tuần. Nguồn ảnh: Pinterest.Với quân số gần như ngang ngửa, lợi thế duy nhất Mỹ có thể tận dụng đó là sức mạnh hỏa lực từ các loại hải pháo, phi pháo và pháo binh. Nguồn ảnh: Pinterest.Phía Mỹ đã huy động 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 3 tấn công vào khu vực Đông Hà, Quảng Trị, nơi đang có Sư 324B của ta đóng giữ. Cuộc tấn công diễn ra rất ác liệt trong nhiều ngày đêm không nghỉ, hai bên đổi quân liên tục để giữ trận địa. Nguồn ảnh: Picture.Mặc dù Mỹ có lợi thế rất lớn về hỏa lực nhưng phía Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn giữ vững được Đông Hà trong vòng ba tuần trước khi rút lui, kết thúc chiến dịch. Nguồn ảnh: Combat.Máy bay H-34 của Quân đội Mỹ tham gia chiến dịch Hastings trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Shutter.Quân đội Mỹ chờ được không vận đến chiến dịch. Nguồn ảnh: Gettyimg.Chiến dịch Hastings diễn ra chủ yếu ở phía Nam vĩ tuyến 17, nơi chia cắt hai miền nước ta trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên Quân đội Mỹ cũng dùng phi pháo tấn công ra phía bắc giới tuyến để chặn quân tiếp viện của ta. Nguồn ảnh: Combat.Nằm trên vĩ tuyến 17 chính là dòng sông Bến Hải chia cắt hai miền Việt Nam trong suốt hơn 20 năm. Nguồn ảnh: Cherries.Mời độc giả xem video: Xúc động trận đánh Quảng Trị. Nguồn: Trích Phim "Chớp mắt cùng số phận".
Bắt đầu từ ngày 15/7 tới ngày 3/8/1966, chiến dịch quân sự của Mỹ mang tên chiến dịch Hastings hay còn được phía chính quyền ngụy Sài Gòn gọi là chiến dịch Lam Sơn 289 được cả phía Mỹ và Sài Gòn phối hợp thực hiện. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiến dịch quân sự trên được Mỹ đề ra nhằm ngăn chặn các đợt tấn công của Quân giải phóng cũng như khả năng chi viện cho miền nam từ bên kia khu phi quân sự DMZ chia cắt hai miền nam bắc ở vĩ tuyến 17. Nguồn ảnh: Boston.
Đây được coi là một trong những chiến dịch hành quân quy mô nhất của Quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Boston.
Cụ thể, phía Mỹ có khoảng 8500 quân phối hợp với 3000 ngụy quân Sài Gòn tham gia vào chiến dịch này trong khi phía Quân giải phóng có từ 8000 tới 10.000 quân thuộc Sư 324B. Hai bên có lực lượng gần như tương đương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trận chiến lớn nhất chiến dịch nổ ra ở Đông Hà, Quảng Trị khi Sư đoàn 324B của Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công và giải phóng khu vực này trong suốt ba tuần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với quân số gần như ngang ngửa, lợi thế duy nhất Mỹ có thể tận dụng đó là sức mạnh hỏa lực từ các loại hải pháo, phi pháo và pháo binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phía Mỹ đã huy động 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 3 tấn công vào khu vực Đông Hà, Quảng Trị, nơi đang có Sư 324B của ta đóng giữ. Cuộc tấn công diễn ra rất ác liệt trong nhiều ngày đêm không nghỉ, hai bên đổi quân liên tục để giữ trận địa. Nguồn ảnh: Picture.
Mặc dù Mỹ có lợi thế rất lớn về hỏa lực nhưng phía Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn giữ vững được Đông Hà trong vòng ba tuần trước khi rút lui, kết thúc chiến dịch. Nguồn ảnh: Combat.
Máy bay H-34 của Quân đội Mỹ tham gia chiến dịch Hastings trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Shutter.
Quân đội Mỹ chờ được không vận đến chiến dịch. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Chiến dịch Hastings diễn ra chủ yếu ở phía Nam vĩ tuyến 17, nơi chia cắt hai miền nước ta trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên Quân đội Mỹ cũng dùng phi pháo tấn công ra phía bắc giới tuyến để chặn quân tiếp viện của ta. Nguồn ảnh: Combat.
Nằm trên vĩ tuyến 17 chính là dòng sông Bến Hải chia cắt hai miền Việt Nam trong suốt hơn 20 năm. Nguồn ảnh: Cherries.
Mời độc giả xem video: Xúc động trận đánh Quảng Trị. Nguồn: Trích Phim "Chớp mắt cùng số phận".