Điềm xấu thứ nhất cho Ukraine, trận chiến tổng lực vào Kyiv sắp xảy ra. Những gì không thể có được trên chiến trường, đừng mong có được nó trên bàn đàm phán. Vì vậy, vòng đàm phán đầu tiên chưa chắc đã có kết quả khả quan, và đương nhiên đó không phải là một điềm xấu.Kyiv bình tĩnh, nhưng đây có thể là sự bình tĩnh trước cuộc chiến lớn. Ngày 28/2, Thiếu tướng Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, đã hối thúc Kyiv sơ tán dân thường ra khỏi thành phố.Ông Konashenkov cho biết, quân đội Nga sẽ đảm bảo một lối đi an toàn mà dân thường Ukraine có thể rời thành phố mà “không bị cản trở”, dọc theo đường cao tốc Kyiv-Vasilikiv; đồng thời nói thêm rằng, “hướng đi này thông thoáng và an toàn”.Điều gì sẽ xảy ra với Kyiv, sau khi dân thường được sơ tán? Theo các hình ảnh vệ tinh của phương Tây, một lượng lớn xe tăng, thiết giáp và pháo binh của Nga đang tập trung xung quanh Kyiv, chỉ cách trung tâm Kiev khoảng 25 km.Ông Konashenkov nói rằng, Quân đội Nga đã nắm quyền kiểm soát tối cao trên không đối với toàn bộ Ukraine. Đồng thời, một lượng lớn vũ khí phương Tây đang được chuyển tới Ukraine, bao gồm vũ khí chống tăng và tên lửa đất đối không vác vai Stinger. Đây là những vũ khí sát thủ với xe cơ giới và trực thăng của Nga.Bên cạnh đó, phương Tây đang tổ chức những đội quân tình nguyện. Đất nước tham chiến thì không được phép, nhưng quân tình nguyện thì có thể. Ngoại trưởng Anh đã công khai tuyên bố rằng, nếu công dân Anh muốn đến Ukraine để chiến đấu, ông hoàn toàn ủng hộ.Đối với Nga, nếu cuộc chiến kéo dài, chắc chắn sẽ ngày càng trở nên bị động và sa lầy; do vậy họ phải quyết tâm giành được thủ đô Kyiv càng sớm càng tốt và đánh bại được sự kháng cự của Ukraine. Điều này được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện chiến sự.Nếu một số lượng lớn dân thường vẫn ở Kyiv, Nga sẽ khó có thể phát huy hết uy lực vũ khí của họ. Nhưng nếu dân thường được sơ tán một cách cơ bản, đó có thể là một cuộc chiến tổng lực và các loại vũ khí hạng nặng được sử dụng không hạn chế. Đây có lẽ sẽ là cảnh bi thảm nhất ở châu Âu trong thế kỷ 21.Điềm xấu thứ hai cho NATO, lực lượng hạt nhân Nga đã bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn bộ. Ngày 28/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo với Tổng thống Putin rằng, theo lệnh của Tổng thống Putin, lực lượng tên lửa chiến lược của Nga đã chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn bộ.Ở nhiều quốc gia, khi đến những ngày quan trọng, quân đội sẽ chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, nhưng đó chỉ là đối phó với kẻ thù tưởng định. Nhưng khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Nga lúc này là chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu thật sự, với một kẻ thù thật sự.Bởi theo mệnh lệnh của Tổng thống Putin một ngày trước đó, lực lượng răn đe chiến lược của Nga đã bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu đặc biệt. Vậy Lực lượng răn đe chiến lược là gì? Trên thực tế, đó là lực lượng hạt nhân của Nga.Giờ đây, lực lượng hạt nhân Nga đã sẵn sàng chiến đấu toàn bộ, tức là ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất của Quân đội Nga. Ít nhất theo quan điểm của phương Tây, đây là lời đe dọa “không che giấu” của Nga, trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu xét thấy cần thiết.Mặc dù hiện nay Nga thua xa Mỹ về sức mạnh quân sự thông thường, nhưng xét về sức mạnh hạt nhân, Nga vốn được kế thừa Liên Xô, nên vẫn vượt trội hơn hẳn về sức mạnh. Theo ước tính của phương Tây, Nga có 1.588 đầu đạn hạt nhân được triển khai và thêm 2.889 đầu đạn hạt nhân trong kho.Tính cách của Tổng thống Putin là “có một không hai”, và ông ấy không chơi bài theo lẽ thường. Đây chỉ là một biện pháp răn đe, hay thực sự có thể thực hiện? Theo phân tích của giới chuyên gia, dù chỉ có 1% khả năng, nhất là khi Nga cho rằng mình bị “dồn vào đường cùng”. Phương Tây đương nhiên lên án, và NATO đáp trả: Cảnh báo hạt nhân của Putin là “nguy hiểm” và “vô trách nhiệm”.Điềm xấu thứ ba, Ukraine có thể là điểm khơi mào của chiến tranh thế giới. Đây cũng là thời điểm khó khăn nhất của Nga. Ngày 28/2, đồng rúp Nga mất giá 30%. Ngân hàng Trung ương Nga chỉ có thể nổ súng toàn lực, nâng lãi suất từ 9,5% lên 20%, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước này và thế giới.Một ngày trước, Tổng thống Putin đã ra lệnh nâng mức cảnh báo hạt nhân vì hai lý do. Thứ nhất, phương Tây ngăn chặn kinh tế Nga; thứ hai là những lời đe dọa từ các nhà lãnh đạo NATO. Nếu tình hình leo thang hơn nữa, khó có thể đoán trước được bất cứ điều gì.Ông Biden đã phát biểu thẳng thắn: Hiện ông chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc trừng phạt Nga hoặc gây chiến với Nga và bắt đầu “chiến tranh thế giới thứ ba”.Có lẽ bây giờ, các bên nên lắng nghe lời cảnh báo của Tổng thống Belarus Lukashenko: “Chúng ta nên biết rằng, các lệnh trừng phạt như còn tệ hơn cả chiến tranh. Nga đang bị đẩy vào Thế chiến III. Chúng ta nên hết sức cẩn thận để tránh nó, vì chiến tranh hạt nhân là nơi mọi thứ kết thúc ...”.Khi cuộc chiến bước sang ngày thứ bảy, nhiều mục tiêu của cả hai bên đã không đạt được. Tuy nhiên, quân đội Ukraine cũng không có nhiều khả năng, ngăn cản cuộc tấn công của Quân đội Nga.Hiện nay vũ khí của phương Tây liên tục được gửi tới Ukraine, quân tình nguyện của phương Tây đang tổ chức và tập hợp, và việc phương Tây ngăn chặn kinh tế Nga chắc chắn sẽ khiến Nga cảm thấy "bị dồn vào đường cùng".Do vậy chiến tranh Nga – Ukraine không phải là những điềm xấu nhất của năm 2022, mà những hậu quả phía sau của nó mới là điềm xấu nhất. Nếu sự kiềm chế và lý trí mất đi một lần nữa, nó sẽ thực sự dẫn đến một cuộc khủng hoảng không ngờ cho nhân loại.Xe phóng tên lửa hạt nhân Topol-M của Quân đội Nga trên đường phố Matxcova ngày 27/2 được người dân quay lại và đưa lên mạng xã hội.
Điềm xấu thứ nhất cho Ukraine, trận chiến tổng lực vào Kyiv sắp xảy ra. Những gì không thể có được trên chiến trường, đừng mong có được nó trên bàn đàm phán. Vì vậy, vòng đàm phán đầu tiên chưa chắc đã có kết quả khả quan, và đương nhiên đó không phải là một điềm xấu.
Kyiv bình tĩnh, nhưng đây có thể là sự bình tĩnh trước cuộc chiến lớn. Ngày 28/2, Thiếu tướng Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, đã hối thúc Kyiv sơ tán dân thường ra khỏi thành phố.
Ông Konashenkov cho biết, quân đội Nga sẽ đảm bảo một lối đi an toàn mà dân thường Ukraine có thể rời thành phố mà “không bị cản trở”, dọc theo đường cao tốc Kyiv-Vasilikiv; đồng thời nói thêm rằng, “hướng đi này thông thoáng và an toàn”.
Điều gì sẽ xảy ra với Kyiv, sau khi dân thường được sơ tán? Theo các hình ảnh vệ tinh của phương Tây, một lượng lớn xe tăng, thiết giáp và pháo binh của Nga đang tập trung xung quanh Kyiv, chỉ cách trung tâm Kiev khoảng 25 km.
Ông Konashenkov nói rằng, Quân đội Nga đã nắm quyền kiểm soát tối cao trên không đối với toàn bộ Ukraine. Đồng thời, một lượng lớn vũ khí phương Tây đang được chuyển tới Ukraine, bao gồm vũ khí chống tăng và tên lửa đất đối không vác vai Stinger. Đây là những vũ khí sát thủ với xe cơ giới và trực thăng của Nga.
Bên cạnh đó, phương Tây đang tổ chức những đội quân tình nguyện. Đất nước tham chiến thì không được phép, nhưng quân tình nguyện thì có thể. Ngoại trưởng Anh đã công khai tuyên bố rằng, nếu công dân Anh muốn đến Ukraine để chiến đấu, ông hoàn toàn ủng hộ.
Đối với Nga, nếu cuộc chiến kéo dài, chắc chắn sẽ ngày càng trở nên bị động và sa lầy; do vậy họ phải quyết tâm giành được thủ đô Kyiv càng sớm càng tốt và đánh bại được sự kháng cự của Ukraine. Điều này được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện chiến sự.
Nếu một số lượng lớn dân thường vẫn ở Kyiv, Nga sẽ khó có thể phát huy hết uy lực vũ khí của họ. Nhưng nếu dân thường được sơ tán một cách cơ bản, đó có thể là một cuộc chiến tổng lực và các loại vũ khí hạng nặng được sử dụng không hạn chế. Đây có lẽ sẽ là cảnh bi thảm nhất ở châu Âu trong thế kỷ 21.
Điềm xấu thứ hai cho NATO, lực lượng hạt nhân Nga đã bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn bộ. Ngày 28/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo với Tổng thống Putin rằng, theo lệnh của Tổng thống Putin, lực lượng tên lửa chiến lược của Nga đã chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn bộ.
Ở nhiều quốc gia, khi đến những ngày quan trọng, quân đội sẽ chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, nhưng đó chỉ là đối phó với kẻ thù tưởng định. Nhưng khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Nga lúc này là chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu thật sự, với một kẻ thù thật sự.
Bởi theo mệnh lệnh của Tổng thống Putin một ngày trước đó, lực lượng răn đe chiến lược của Nga đã bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu đặc biệt. Vậy Lực lượng răn đe chiến lược là gì? Trên thực tế, đó là lực lượng hạt nhân của Nga.
Giờ đây, lực lượng hạt nhân Nga đã sẵn sàng chiến đấu toàn bộ, tức là ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất của Quân đội Nga. Ít nhất theo quan điểm của phương Tây, đây là lời đe dọa “không che giấu” của Nga, trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu xét thấy cần thiết.
Mặc dù hiện nay Nga thua xa Mỹ về sức mạnh quân sự thông thường, nhưng xét về sức mạnh hạt nhân, Nga vốn được kế thừa Liên Xô, nên vẫn vượt trội hơn hẳn về sức mạnh. Theo ước tính của phương Tây, Nga có 1.588 đầu đạn hạt nhân được triển khai và thêm 2.889 đầu đạn hạt nhân trong kho.
Tính cách của Tổng thống Putin là “có một không hai”, và ông ấy không chơi bài theo lẽ thường. Đây chỉ là một biện pháp răn đe, hay thực sự có thể thực hiện? Theo phân tích của giới chuyên gia, dù chỉ có 1% khả năng, nhất là khi Nga cho rằng mình bị “dồn vào đường cùng”.
Phương Tây đương nhiên lên án, và NATO đáp trả: Cảnh báo hạt nhân của Putin là “nguy hiểm” và “vô trách nhiệm”.
Điềm xấu thứ ba, Ukraine có thể là điểm khơi mào của chiến tranh thế giới. Đây cũng là thời điểm khó khăn nhất của Nga. Ngày 28/2, đồng rúp Nga mất giá 30%. Ngân hàng Trung ương Nga chỉ có thể nổ súng toàn lực, nâng lãi suất từ 9,5% lên 20%, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước này và thế giới.
Một ngày trước, Tổng thống Putin đã ra lệnh nâng mức cảnh báo hạt nhân vì hai lý do. Thứ nhất, phương Tây ngăn chặn kinh tế Nga; thứ hai là những lời đe dọa từ các nhà lãnh đạo NATO. Nếu tình hình leo thang hơn nữa, khó có thể đoán trước được bất cứ điều gì.
Ông Biden đã phát biểu thẳng thắn: Hiện ông chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc trừng phạt Nga hoặc gây chiến với Nga và bắt đầu “chiến tranh thế giới thứ ba”.
Có lẽ bây giờ, các bên nên lắng nghe lời cảnh báo của Tổng thống Belarus Lukashenko: “Chúng ta nên biết rằng, các lệnh trừng phạt như còn tệ hơn cả chiến tranh. Nga đang bị đẩy vào Thế chiến III. Chúng ta nên hết sức cẩn thận để tránh nó, vì chiến tranh hạt nhân là nơi mọi thứ kết thúc ...”.
Khi cuộc chiến bước sang ngày thứ bảy, nhiều mục tiêu của cả hai bên đã không đạt được. Tuy nhiên, quân đội Ukraine cũng không có nhiều khả năng, ngăn cản cuộc tấn công của Quân đội Nga.
Hiện nay vũ khí của phương Tây liên tục được gửi tới Ukraine, quân tình nguyện của phương Tây đang tổ chức và tập hợp, và việc phương Tây ngăn chặn kinh tế Nga chắc chắn sẽ khiến Nga cảm thấy "bị dồn vào đường cùng".
Do vậy chiến tranh Nga – Ukraine không phải là những điềm xấu nhất của năm 2022, mà những hậu quả phía sau của nó mới là điềm xấu nhất. Nếu sự kiềm chế và lý trí mất đi một lần nữa, nó sẽ thực sự dẫn đến một cuộc khủng hoảng không ngờ cho nhân loại.
Xe phóng tên lửa hạt nhân Topol-M của Quân đội Nga trên đường phố Matxcova ngày 27/2 được người dân quay lại và đưa lên mạng xã hội.