Chiến dịch Chrome Dome là một chiến dịch quân sự được Không quân Mỹ thực hiện trong Chiến tranh Lạnh, với việc sử dụng máy bay B-52 mang theo vũ khí nhiệt hạch, bay liên tục trên không 24/24 quanh không phận Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và biên giời Liên Xô để có thể tấn công Liên Xô ngay lập tức khi có lệnh. Ảnh: bản đồ tuyến bay của B-52 ở khu vực Bắc Mỹ trong chiến dịch Chrome Dome. Nguồn ảnh: Wiki.Trong chiến dịch này, các máy bay B-52 của Không quân Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng với vũ khí hủy diệt hàng loạt được mang trong khoang, có thể tấn công bất cứ lúc nào khi có lệnh để phản công lại các đòn phủ đầu của Liên Xô nhanh nhất có thể. Nguồn ảnh: Wiki.Bản đồ tuyến bay vào Địa Trung Hải của các máy bay B-52 cất cánh từ Mỹ. Cần phải nhắc thêm, trong thời gian diễn ra chiến dịch, các máy bay B-52 vẫn được xếp vào hàng tuyệt mật và chỉ được phép hạ cánh trên đất Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Đây là một trong những chiến dịch quân sự có thời gian dài nhất từng được tổ chức bởi Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Chiến dịch này có thời gian kéo dài trong 9 năm từ năm 1960 tới năm 1968. Trong suốt 9 năm này, các máy bay B-52 với vũ khí hủy diệt hàng loạt luôn bay quanh Bắc Mỹ, Đại Tây Dương và dọc biên giới Liên Xô bất kể ngày đêm. Nguồn ảnh: Flickr.Mục đích của Không quân Mỹ đó là có thể tấn công phủ đầu Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân ngay khi có thể bằng tên lửa phóng từ tàu ngầm, tên lửa phóng từ các giếng phóng trên mặt đất và cả bom hạt nhân được triển khai từ trên không. Nguồn ảnh: Flickr.Trong đó, việc tấn công bằng vũ khí hạt nhân từ các máy bay B-52 được coi là an toàn nhất vì Không quân và phóng không Liên Xô khó có thể biết được chính xác vị trí của các máy bay này trên bầu trời rộng lớn của Bắc Mỹ và Địa Trung Hải để tấn công phủ đầu trước. Nguồn ảnh: Flickr.Trong khi đó, tình báo Liên Xô dù khó khăn nhưng cũng hoàn toàn có khả năng liệt kê chi tiết từng bệ phóng tên lửa hạt nhân trên đất liền của Mỹ và có thể tung đòn phủ đầu, vô hiệu hóa các bệ phóng này bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Flickr.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bay, các máy bay B-52 của Không quân Mỹ sẽ được tiếp nhiên liệu một lần trên bầu trời Đại Tây Dương trước khi chúng vượt biển và lần thứ hai ở quanh khu vực Newfoundland - Bắc Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.Suốt 9 năm diễn ra chiến dịch quân sự này, các máy bay B-52 của Mỹ luôn trong trạng thái sẵn sàng triển khai vũ khí từ trên không. Với khoảng 4 tuyến đường bay cách biệt hoàn toàn nhau để tiếp cận biên giới Liên Xô, Không quân Mỹ luôn có B-52 thường trực trên trời bất kể thời tiết có bất lợi đến đâu khiến một hoặc hai tuyến bay phải dừng. Nguồn ảnh: Flickr.Tới năm 1966, tuyến đường bay không ngừng của B-52 được điều chỉnh lại với ba tuyến chính bao gồm một tuyến bay qua Đại Tây Dương và tới Địa Trung Hải, tuyến thứ hai bay ở khu vực Vịnh Baffin - Bắc Đại Tây Dương và tuyến thứ ba bay ở Alaska. Nguồn ảnh: Flickr.Mặc dù phía Liên Xô chưa từng tấn công các máy bay này của Mỹ kể cả khi phi công Mỹ có hơi đi lạc vào không phận Liên Xô. Tuy nhiên, trong 9 năm mang theo vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã có tổng cộng 5 vụ tai nạn liên quan tới các máy bay B-52 này. Nguồn ảnh: Flickr.Vụ tai nạn cuối cùng diễn ra vào ngày 22/1/1968 ở sân bay quân sự Thule ở Đan Mạch đã đánh dấu kết thúc cho chiến dịch này vì nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân dường như ngày càng giảm trong khi đó tần suất tai nạn của những chiếc B-52 này đang ngày càng tăng lên. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh kinh hoàng của B-52 Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Chiến dịch Chrome Dome là một chiến dịch quân sự được Không quân Mỹ thực hiện trong Chiến tranh Lạnh, với việc sử dụng máy bay B-52 mang theo vũ khí nhiệt hạch, bay liên tục trên không 24/24 quanh không phận Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và biên giời Liên Xô để có thể tấn công Liên Xô ngay lập tức khi có lệnh. Ảnh: bản đồ tuyến bay của B-52 ở khu vực Bắc Mỹ trong chiến dịch Chrome Dome. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong chiến dịch này, các máy bay B-52 của Không quân Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng với vũ khí hủy diệt hàng loạt được mang trong khoang, có thể tấn công bất cứ lúc nào khi có lệnh để phản công lại các đòn phủ đầu của Liên Xô nhanh nhất có thể. Nguồn ảnh: Wiki.
Bản đồ tuyến bay vào Địa Trung Hải của các máy bay B-52 cất cánh từ Mỹ. Cần phải nhắc thêm, trong thời gian diễn ra chiến dịch, các máy bay B-52 vẫn được xếp vào hàng tuyệt mật và chỉ được phép hạ cánh trên đất Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Đây là một trong những chiến dịch quân sự có thời gian dài nhất từng được tổ chức bởi Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Chiến dịch này có thời gian kéo dài trong 9 năm từ năm 1960 tới năm 1968. Trong suốt 9 năm này, các máy bay B-52 với vũ khí hủy diệt hàng loạt luôn bay quanh Bắc Mỹ, Đại Tây Dương và dọc biên giới Liên Xô bất kể ngày đêm. Nguồn ảnh: Flickr.
Mục đích của Không quân Mỹ đó là có thể tấn công phủ đầu Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân ngay khi có thể bằng tên lửa phóng từ tàu ngầm, tên lửa phóng từ các giếng phóng trên mặt đất và cả bom hạt nhân được triển khai từ trên không. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong đó, việc tấn công bằng vũ khí hạt nhân từ các máy bay B-52 được coi là an toàn nhất vì Không quân và phóng không Liên Xô khó có thể biết được chính xác vị trí của các máy bay này trên bầu trời rộng lớn của Bắc Mỹ và Địa Trung Hải để tấn công phủ đầu trước. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong khi đó, tình báo Liên Xô dù khó khăn nhưng cũng hoàn toàn có khả năng liệt kê chi tiết từng bệ phóng tên lửa hạt nhân trên đất liền của Mỹ và có thể tung đòn phủ đầu, vô hiệu hóa các bệ phóng này bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bay, các máy bay B-52 của Không quân Mỹ sẽ được tiếp nhiên liệu một lần trên bầu trời Đại Tây Dương trước khi chúng vượt biển và lần thứ hai ở quanh khu vực Newfoundland - Bắc Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Suốt 9 năm diễn ra chiến dịch quân sự này, các máy bay B-52 của Mỹ luôn trong trạng thái sẵn sàng triển khai vũ khí từ trên không. Với khoảng 4 tuyến đường bay cách biệt hoàn toàn nhau để tiếp cận biên giới Liên Xô, Không quân Mỹ luôn có B-52 thường trực trên trời bất kể thời tiết có bất lợi đến đâu khiến một hoặc hai tuyến bay phải dừng. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới năm 1966, tuyến đường bay không ngừng của B-52 được điều chỉnh lại với ba tuyến chính bao gồm một tuyến bay qua Đại Tây Dương và tới Địa Trung Hải, tuyến thứ hai bay ở khu vực Vịnh Baffin - Bắc Đại Tây Dương và tuyến thứ ba bay ở Alaska. Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù phía Liên Xô chưa từng tấn công các máy bay này của Mỹ kể cả khi phi công Mỹ có hơi đi lạc vào không phận Liên Xô. Tuy nhiên, trong 9 năm mang theo vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã có tổng cộng 5 vụ tai nạn liên quan tới các máy bay B-52 này. Nguồn ảnh: Flickr.
Vụ tai nạn cuối cùng diễn ra vào ngày 22/1/1968 ở sân bay quân sự Thule ở Đan Mạch đã đánh dấu kết thúc cho chiến dịch này vì nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân dường như ngày càng giảm trong khi đó tần suất tai nạn của những chiếc B-52 này đang ngày càng tăng lên. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh kinh hoàng của B-52 Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.