Chiến đấu cơ Su-27 của Ukraine hiện vẫn đóng vai trò là tiêm kích trụ cột và mạnh nhất của không quân nước này. Mới đây những chiếc Su-27 này đã diễn tập tại khu vực Mykolaiv trong bối cảnh căng thẳng tại miền Đông leo thang.Được biết, sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine sở hữu một lực lượng không quân hùng mạnh với 4 tập đoàn quân Không quân và 1 tập đoàn quân Phòng khôngTổng cộng có 600 đơn vị với hơn 2.800 máy bay các loại. Nếu tính về số lượng máy bay thì Không quân Ukraine năm 1992 là lực lượng lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.Ukraine đã được nhận 67 chiếc tiêm kích hạng nặng Su-27, 240 chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29, trong đó có 155 chiếc biến thể mới nhất lúc đó với hệ thống trang bị tác chiến điện tử hiện đại và mang được nhiều nhiên liệu hơn.Tuy nhiên, tính cho tới thời điểm hiện tại Không quân Ukraine chỉ còn sở hữu 187 máy bay quân sự các loại, sau tổn thất nặng nề tại chiến trường miền Đông hoặc đã bị thanh lý hoặc đưa vào "bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật".Theo thông tin mới nhất thì Ukraine chỉ còn 16 chiến đấu cơ Su-27 ở trong tình trạng hoàn hảo, có nghĩa là chúng có thể chiến đấu được ngay. Điều gì xảy ra cho quốc gia từng sở hữu 67 chiến đấu cơ cực mạnh này.Căng thẳng với Nga khiến nước này đang từng bước phục hồi loại chiến đấu cơ hạng nặng này, nhưng có vẻ để tái hồi phục số tiêm kích Su-27 đã loại biên không phải chuyện "một sớm một chiều".Cái khó khăn nhất đối với Ukraine không phải là công nghệ, bởi do nước này vẫn đang giúp các quốc gia khác bảo trì và nâng cấp tiêm kích Su-27; cái chính yếu vẫn là ngân sách.Nền kinh tế rệu rã và không chăm chút cho quốc phòng đã và đang là bài học lớn mà quốc gia này đang phải gánh chịu.Không rõ nếu xảy ra cuộc xung đột với Nga, Ukraine có thể chống chọi thế nào khi mà tiềm lực không quân hiện tại đã bị các nước tại Châu Âu khác vượt qua chứ chưa nói đến Nga, nước đang có lực lượng không quân mạnh thứ 2 thế giới.Tiêm kích Su-27 được đánh giá là một trong những tiêm kích thế hệ thứ 4 thành công nhất thế giới.Trải qua thời gian với những nâng cấp, loại máy bay này vẫn đang là một trong những chiến đấu cơ đáng gờm nhất thế giới.T-10 tiền thân của tiêm kích Su-27 huyền thoại đầu tiên của Liên Xô đã cất cánh bay thử lần đầu ngày 20/05/1977, điều này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nhân gấp bội sức mạnh trên không của Không quân Liên Xô.Từ mẫu đầu tiên này, các công trình sư của Sukhoi đã phát triển hoàn thiện cấu hình chuẩn của dòng tiêm kích Su-27 để đưa vào sản xuất loạt và trang bị cho Không quân Liên Xô từ năm 1985.Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó vẫn là một trong số những loại tiêm kích phản lực phổ biến nhất thế giới với sự góp mặt trong không quân hàng chục quốc gia.Su-27 và các biến thể của nó có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu từ không kích, tiêm kích, cường kích.Su-27 sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+ (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h.Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ.Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí độc lập, cùng với hệ thống radar theo dõi mục tiêu có khả năng bao quát rộng và hệ thống cảnh báo nguy hiểm thông minh.Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27 đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km.Ngoài ra, hệ thống điện tử trên Su-27 có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra 4 mục tiêu nguy hiểm nhất để tiêu diệt cùng lúc.Với 10 giá treo, Su-27 có thể mang hơn 7 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom…Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27 cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhấtĐể không chiến tầm gần Su-27 trang bị 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 băng đạn, để không chiến tầm xa, loại chiến đấu cơ này sẽ sử dụng các tên lửa khác nhau treo ở thân và trên hai cánh.Su-27 có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.Ngoài ra, Su-27 còn có thể mang theo bom kích cỡ trọng lượng 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác.Dù là loại tiêm kích quốc bảo, nhưng do khó khăn về tài chính nên quân đội Ukraine đã để cho số chiến đấu cơ xuống cấp rất nhiều.Điều này khác hẳn hoàn toàn Nga, vốn từ dòng Su-27 họ đã phát triển thành công Su-30, Su-35 vốn mang trong mình sức mạnh vượt trội và rất ăn khách trên thị trường xuất khẩu.Mới đây Ukraine đã quyết định nâng cấp bằng hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 do công nghiệp quốc phòng Ukraine tự sản xuất để thay thế hệ thống Avtomatika SPO-150 lạc hậu trước đây trên Su-27 của nước này.Mới đây Ukraine đã quyết định nâng cấp bằng hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 do công nghiệp quốc phòng Ukraine tự sản xuất để thay thế hệ thống Avtomatika SPO-150 lạc hậu trước đây trên Su-27 của nước này.Không quân Ukraine cho hay, hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn châu Âu và NATO.Ngoài ra một số thiết bị điện tử hàng không công nghệ analogue lạc hậu đã được thay thế bằng khí tài kỹ thuật số tiên tiến.Su-27 của Ukraine cũng được trang bị radar thế hệ mới có tầm trinh sát vượt trội so với loại N001 cơ bản và còn dẫn bắn được cho vũ khí tấn công mặt đất có độ chính xác cao.Ngoài hệ thống điện tử, Không quân Ukraine cũng gia cường lại khung vỏ, đưa nó về trạng thái "Zero hour", tức là tương đương vừa rời khỏi dây chuyền sản xuất.Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, Su-27 do Ukraine nâng cấp có các tính năng kỹ chiến thuật tương đương với biến thể Su-27UBM của Nga hay Su-27UBM1 do Belarus tiến hành nhưng nó tương thich và mang được nhiều vũ khí và trang bị chuẩn NATO.
Chiến đấu cơ Su-27 của Ukraine hiện vẫn đóng vai trò là tiêm kích trụ cột và mạnh nhất của không quân nước này. Mới đây những chiếc Su-27 này đã diễn tập tại khu vực Mykolaiv trong bối cảnh căng thẳng tại miền Đông leo thang.
Được biết, sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine sở hữu một lực lượng không quân hùng mạnh với 4 tập đoàn quân Không quân và 1 tập đoàn quân Phòng không
Tổng cộng có 600 đơn vị với hơn 2.800 máy bay các loại. Nếu tính về số lượng máy bay thì Không quân Ukraine năm 1992 là lực lượng lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Ukraine đã được nhận 67 chiếc tiêm kích hạng nặng Su-27, 240 chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29, trong đó có 155 chiếc biến thể mới nhất lúc đó với hệ thống trang bị tác chiến điện tử hiện đại và mang được nhiều nhiên liệu hơn.
Tuy nhiên, tính cho tới thời điểm hiện tại Không quân Ukraine chỉ còn sở hữu 187 máy bay quân sự các loại, sau tổn thất nặng nề tại chiến trường miền Đông hoặc đã bị thanh lý hoặc đưa vào "bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật".
Theo thông tin mới nhất thì Ukraine chỉ còn 16 chiến đấu cơ Su-27 ở trong tình trạng hoàn hảo, có nghĩa là chúng có thể chiến đấu được ngay. Điều gì xảy ra cho quốc gia từng sở hữu 67 chiến đấu cơ cực mạnh này.
Căng thẳng với Nga khiến nước này đang từng bước phục hồi loại chiến đấu cơ hạng nặng này, nhưng có vẻ để tái hồi phục số tiêm kích Su-27 đã loại biên không phải chuyện "một sớm một chiều".
Cái khó khăn nhất đối với Ukraine không phải là công nghệ, bởi do nước này vẫn đang giúp các quốc gia khác bảo trì và nâng cấp tiêm kích Su-27; cái chính yếu vẫn là ngân sách.
Nền kinh tế rệu rã và không chăm chút cho quốc phòng đã và đang là bài học lớn mà quốc gia này đang phải gánh chịu.
Không rõ nếu xảy ra cuộc xung đột với Nga, Ukraine có thể chống chọi thế nào khi mà tiềm lực không quân hiện tại đã bị các nước tại Châu Âu khác vượt qua chứ chưa nói đến Nga, nước đang có lực lượng không quân mạnh thứ 2 thế giới.
Tiêm kích Su-27 được đánh giá là một trong những tiêm kích thế hệ thứ 4 thành công nhất thế giới.
Trải qua thời gian với những nâng cấp, loại máy bay này vẫn đang là một trong những chiến đấu cơ đáng gờm nhất thế giới.
T-10 tiền thân của tiêm kích Su-27 huyền thoại đầu tiên của Liên Xô đã cất cánh bay thử lần đầu ngày 20/05/1977, điều này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nhân gấp bội sức mạnh trên không của Không quân Liên Xô.
Từ mẫu đầu tiên này, các công trình sư của Sukhoi đã phát triển hoàn thiện cấu hình chuẩn của dòng tiêm kích Su-27 để đưa vào sản xuất loạt và trang bị cho Không quân Liên Xô từ năm 1985.
Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó vẫn là một trong số những loại tiêm kích phản lực phổ biến nhất thế giới với sự góp mặt trong không quân hàng chục quốc gia.
Su-27 và các biến thể của nó có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu từ không kích, tiêm kích, cường kích.
Su-27 sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+ (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h.
Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ.
Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí độc lập, cùng với hệ thống radar theo dõi mục tiêu có khả năng bao quát rộng và hệ thống cảnh báo nguy hiểm thông minh.
Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27 đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km.
Ngoài ra, hệ thống điện tử trên Su-27 có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra 4 mục tiêu nguy hiểm nhất để tiêu diệt cùng lúc.
Với 10 giá treo, Su-27 có thể mang hơn 7 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom…
Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27 cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất
Để không chiến tầm gần Su-27 trang bị 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 băng đạn, để không chiến tầm xa, loại chiến đấu cơ này sẽ sử dụng các tên lửa khác nhau treo ở thân và trên hai cánh.
Su-27 có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.
Ngoài ra, Su-27 còn có thể mang theo bom kích cỡ trọng lượng 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác.
Dù là loại tiêm kích quốc bảo, nhưng do khó khăn về tài chính nên quân đội Ukraine đã để cho số chiến đấu cơ xuống cấp rất nhiều.
Điều này khác hẳn hoàn toàn Nga, vốn từ dòng Su-27 họ đã phát triển thành công Su-30, Su-35 vốn mang trong mình sức mạnh vượt trội và rất ăn khách trên thị trường xuất khẩu.
Mới đây Ukraine đã quyết định nâng cấp bằng hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 do công nghiệp quốc phòng Ukraine tự sản xuất để thay thế hệ thống Avtomatika SPO-150 lạc hậu trước đây trên Su-27 của nước này.
Mới đây Ukraine đã quyết định nâng cấp bằng hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 do công nghiệp quốc phòng Ukraine tự sản xuất để thay thế hệ thống Avtomatika SPO-150 lạc hậu trước đây trên Su-27 của nước này.
Không quân Ukraine cho hay, hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn châu Âu và NATO.
Ngoài ra một số thiết bị điện tử hàng không công nghệ analogue lạc hậu đã được thay thế bằng khí tài kỹ thuật số tiên tiến.
Su-27 của Ukraine cũng được trang bị radar thế hệ mới có tầm trinh sát vượt trội so với loại N001 cơ bản và còn dẫn bắn được cho vũ khí tấn công mặt đất có độ chính xác cao.
Ngoài hệ thống điện tử, Không quân Ukraine cũng gia cường lại khung vỏ, đưa nó về trạng thái "Zero hour", tức là tương đương vừa rời khỏi dây chuyền sản xuất.
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, Su-27 do Ukraine nâng cấp có các tính năng kỹ chiến thuật tương đương với biến thể Su-27UBM của Nga hay Su-27UBM1 do Belarus tiến hành nhưng nó tương thich và mang được nhiều vũ khí và trang bị chuẩn NATO.