Giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai, bầu trời Thái Bình Dương gần như thuộc quyền kiểm soát của Không quân Hải quân Nhật Bản cùng với đó là các phi đội tiêm kích Mitsubishi A6M Zero cực kỳ lợi hại, và được xem là cơn ác mộng của tàu chiến lẫn máy bay Mỹ trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên, khi người Nhật đang mải ngủ quên trên chiến thắng thì người Mỹ đã cho ra đời Grumman F6F Hellcat - loại máy bay được ra đời với mục đích tối thượng đó là tiêu diệt A6M Zero của hải quân Nhật. Nguồn ảnh: USAF.Mọi mục đích khác của một máy bay hải quân như ném bom bổ nhào, thả ngư lôi, cất - hạ cánh trên tàu sân bay,... đều được coi là mục đích phụ, chỉ cần hiệu quả bằng với F4F thế hệ trước là được. Nguồn ảnh: Archive.Vượt qua ngoài mọi kỳ vọng của Hải quân và Không quân Hải quân Mỹ, Grumman đã thiết kế F6F Hellcat trở thành một trong những chiến đấu cơ thành công nhất lịch sử hải quân Mỹ. Tổng cộng đã có 5.171 chiến đấu cơ đối phương bị F6F tiêu diệt trong suốt cuộc thế chiến. Nguồn ảnh: Archive.Trong khi đó F6F Hellcat chỉ mới đưa vào sản xuất từ năm 1943 cho tới năm 1945. Ấy vậy mà cũng có tới hơn 12.000 chiếc từng được cho ra đời, phục vụ trong Không quân Hải quân, Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ và Không quân Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: WWII.Giống nhiều loại chiến đấu cơ trên hàng không mẫu hạm khác, F6F chỉ có một chỗ ngồi duy nhất, chiều dài 10,24 mét, sải cánh rộng 13,06 mét và có thể gập lại cùng với một động cơ có công suất 2200 mã lực. Nguồn ảnh: History.Máy bay sử dụng hệ thống cánh quạt với ba lá, trọng lượng rỗng của F6F Hellcat là khá nặng so với thời bấy giờ, lên tới 4.100 kg trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó cũng chỉ 6.900 kg. Nguồn ảnh: Wiki.Nếu xét về thiết kế khí động học và động lực học, A6M Zero của Nhật Bản vẫn dường như ở trên Hellcat một bậc khi chiến đấu cơ của Nhật có động cơ yếu hơn nhưng tốc độ lại cao chiến đấu cơ Mỹ. Kích thước lớn hơn của Hellcat về lý thuyết cũng khiến nó dễ bị trúng đạn hơn khi không chiến. Nguồn ảnh: Tube.Tốc độ tối đa của F6F Hellcat là 629 km/h, nhanh hơn nhiều so với tốc độ 539 km/h mà chiến đấu cơ của Nhật có thể đạt được. Thực tế dù Zero có thể vượt tốc độ trên 600 km/h nhưng ở tốc độ này, chiến đấu cơ của Nhật sẽ rất khó điều khiển và rung lắc rất mạnh. Nguồn ảnh: Gettyimg.Hoả lực của F6F Hellcat cũng chính là một trong những điểm mạnh nhất của nó. Chiến đấu cơ này được trang bị 6 khẩu súng máy 12,7mm loại M2 Browning hoặc 2 khẩu pháo 20mm kèm theo 4 khẩu súng máy 12,7mm. Mỗi khẩu súng máy của F6F có dự trữ 400 viên đạn trong khi mỗi khẩu pháo có 225 viên dự trữ. Nguồn ảnh: Conscrip.Hoả lực này là mạnh hơn nhiều chiến đấu cơ của Nhật Bản vì Zero dù cũng được trang bị pháo 20mm nhưng chỉ được kèm theo súng máy cỡ 7,62mm và số lượng súng máy trên Zero của Nhật cũng ít hơn - chỉ 2 khẩu. Nguồn ảnh: Photoarchive.Dù bị Mỹ loại biên và dừng sản xuất ngay khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, tuy nhiên hàng loạt chiến đấu cơ F6F vẫn tồn tại trong lực lượng Không quân trên khắp thế giới tới tận năm 1960 mới bị loại biên hoàn toàn. Một vài quốc gia tiếp tục sử dụng loại chiến đấu cơ này tới tận năm 1960 ví dụ như Hải quân Uruguay, Hải quân Pháp,... Nguồn ảnh: Getty. Mời độc giả xem Video: Tàu chiến Mỹ bị Không quân Nhật Bản "úp sọt" trên biển Thái Bình Dương.
Giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai, bầu trời Thái Bình Dương gần như thuộc quyền kiểm soát của Không quân Hải quân Nhật Bản cùng với đó là các phi đội tiêm kích Mitsubishi A6M Zero cực kỳ lợi hại, và được xem là cơn ác mộng của tàu chiến lẫn máy bay Mỹ trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, khi người Nhật đang mải ngủ quên trên chiến thắng thì người Mỹ đã cho ra đời Grumman F6F Hellcat - loại máy bay được ra đời với mục đích tối thượng đó là tiêu diệt A6M Zero của hải quân Nhật. Nguồn ảnh: USAF.
Mọi mục đích khác của một máy bay hải quân như ném bom bổ nhào, thả ngư lôi, cất - hạ cánh trên tàu sân bay,... đều được coi là mục đích phụ, chỉ cần hiệu quả bằng với F4F thế hệ trước là được. Nguồn ảnh: Archive.
Vượt qua ngoài mọi kỳ vọng của Hải quân và Không quân Hải quân Mỹ, Grumman đã thiết kế F6F Hellcat trở thành một trong những chiến đấu cơ thành công nhất lịch sử hải quân Mỹ. Tổng cộng đã có 5.171 chiến đấu cơ đối phương bị F6F tiêu diệt trong suốt cuộc thế chiến. Nguồn ảnh: Archive.
Trong khi đó F6F Hellcat chỉ mới đưa vào sản xuất từ năm 1943 cho tới năm 1945. Ấy vậy mà cũng có tới hơn 12.000 chiếc từng được cho ra đời, phục vụ trong Không quân Hải quân, Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ và Không quân Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: WWII.
Giống nhiều loại chiến đấu cơ trên hàng không mẫu hạm khác, F6F chỉ có một chỗ ngồi duy nhất, chiều dài 10,24 mét, sải cánh rộng 13,06 mét và có thể gập lại cùng với một động cơ có công suất 2200 mã lực. Nguồn ảnh: History.
Máy bay sử dụng hệ thống cánh quạt với ba lá, trọng lượng rỗng của F6F Hellcat là khá nặng so với thời bấy giờ, lên tới 4.100 kg trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó cũng chỉ 6.900 kg. Nguồn ảnh: Wiki.
Nếu xét về thiết kế khí động học và động lực học, A6M Zero của Nhật Bản vẫn dường như ở trên Hellcat một bậc khi chiến đấu cơ của Nhật có động cơ yếu hơn nhưng tốc độ lại cao chiến đấu cơ Mỹ. Kích thước lớn hơn của Hellcat về lý thuyết cũng khiến nó dễ bị trúng đạn hơn khi không chiến. Nguồn ảnh: Tube.
Tốc độ tối đa của F6F Hellcat là 629 km/h, nhanh hơn nhiều so với tốc độ 539 km/h mà chiến đấu cơ của Nhật có thể đạt được. Thực tế dù Zero có thể vượt tốc độ trên 600 km/h nhưng ở tốc độ này, chiến đấu cơ của Nhật sẽ rất khó điều khiển và rung lắc rất mạnh. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Hoả lực của F6F Hellcat cũng chính là một trong những điểm mạnh nhất của nó. Chiến đấu cơ này được trang bị 6 khẩu súng máy 12,7mm loại M2 Browning hoặc 2 khẩu pháo 20mm kèm theo 4 khẩu súng máy 12,7mm. Mỗi khẩu súng máy của F6F có dự trữ 400 viên đạn trong khi mỗi khẩu pháo có 225 viên dự trữ. Nguồn ảnh: Conscrip.
Hoả lực này là mạnh hơn nhiều chiến đấu cơ của Nhật Bản vì Zero dù cũng được trang bị pháo 20mm nhưng chỉ được kèm theo súng máy cỡ 7,62mm và số lượng súng máy trên Zero của Nhật cũng ít hơn - chỉ 2 khẩu. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Dù bị Mỹ loại biên và dừng sản xuất ngay khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, tuy nhiên hàng loạt chiến đấu cơ F6F vẫn tồn tại trong lực lượng Không quân trên khắp thế giới tới tận năm 1960 mới bị loại biên hoàn toàn. Một vài quốc gia tiếp tục sử dụng loại chiến đấu cơ này tới tận năm 1960 ví dụ như Hải quân Uruguay, Hải quân Pháp,... Nguồn ảnh: Getty.
Mời độc giả xem Video: Tàu chiến Mỹ bị Không quân Nhật Bản "úp sọt" trên biển Thái Bình Dương.