Sở dĩ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được Quân đội Pháp xem là bất khả chiến bại là bởi họ tự tin xây dựng được tại đây một hệ thống phòng thủ toàn diện, cộng với đó là sự hỗ trợ tối đa từ không quân, điều mà quân đội Việt Minh không hề có. Nhưng chính lợi thế này cũng là đòn kết liễu quân viễn chính Pháp tại Điện Biên Phủ. Nguồn ảnh: ECPA.Không ảnh của cứ điểm Điện Biên Phủ trải dài trên cánh đồng Mường Thanh và hai bên bờ sống Nậm Rốn. Nguồn ảnh: ECPA.Cứ điểm Điện Biên Phủ được Pháp chia làm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau. Mỗi điểm đều có khả năng phòng vệ độc lập mà không bị phụ thuộc vào nhau, đảm bảo nếu mất một phân khu thì các phân khu còn lại vẫn phòng thủ tốt. Nguồn ảnh: ECPA.Nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành một cụm cứ điểm, gọi là "trung tâm đề kháng". Mỗi trung tâm đề kháng có lực lượng cơ động riêng, hỏa lực riêng cùng hệ thống giao thông hào được xây dựng rất công phu. Nguồn ảnh: ECPA.Lực lượng cơ động riêng của từng trung tâm đề kháng cho phép mỗi trung tâm có thể tự giải vây cho chính mình bằng cách tự cơ động mà không cần phải gọi viện trợ từ trung tâm khác, điều này làm tăng hiệu quả độc lập tác chiến của các trung tâm đề kháng. Nguồn ảnh: ECPA.Mỗi một phân khu được cấu thành từ nhiều trung tâm đề kháng như vậy, mỗi một trung tâm đề kháng lại có hệ thống rào dây thép gai chỗ dày nhất lên tới nhiều chục mét, kèm theo đó là hầm, hào chịu được đạn pháo 105 mm. Nguồn ảnh: ECPA.Điểm đặc biệt đó là hệ thống hầm hào giữa các trung tâm đề kháng không hề nối với nhau, đảm bảo nếu một trung tâm đề kháng bị rơi vào tay quân ta cũng không thể tận dụng lợi thế để tràn từ trung tâm này sang trung tâm khác qua đường hào được. Nguồn ảnh: ECPA.Với cầu không vận, Pháp mang tới Điện Biên Phủ 2 tiểu đoàn pháo 105 mm (24 khẩu), 1 đại đội pháo 155 mm(4 khẩu) 2 đại đội cối 120 mm (20 khẩu) 1 đại đội xe tăng gồm 10 chiếc M24 Chaffe của Mỹ, cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác. Nguồn ảnh: ECPA.Pháp tin rằng, không có cầu không vận thì Việt Minh không thể có được hỏa lực tương đương với những gì mà chúng có ở Điện Biên Phủ và tự tin rằng nếu không có pháo binh, Việt Minh sẽ không thể tấn công được Điện Biên Phủ. Ảnh: Các phi vụ không vận lên Điện Biên Phủ được thống kê lại. Nguồn ảnh: ECPA.Về lực lượng Không quân, Pháp huy động tổng cộng 100 máy bay vận tải C-47 Dakota (hay còn gọi là "Máy bay bà già") để tiếp tế người, nhu yếu phẩm và trang bị lên Cứ điểm Điện Biên Phủ, cùng với 16 chiếc C-119 của Mỹ, 48 chiếc B26 Invader, 8 oanh tạc cơ Privater, 227 chiếc F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsair cũng tham gia yểm trợ mặt đất trong chiến dịch này. Nguồn ảnh: ECPA.Có thể nói, với lực lượng Pháp và sự hỗ trợ chiến phí khổng lồ của Mỹ ở Điện Biên Phủ, rõ ràng không có bất cứ lý do gì quân đội Pháp lại không tin vào một thắng lợi ở chiến trường này. Nguồn ảnh: ECPA.Khoảng 1/3 lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ được thả xuống bằng đường dù trước khi sửa chữa xong sân bay và thiết lập được cầu không vận. Nguồn ảnh: ECPA.Tổng cộng Pháp có khoảng 16.000 lính tham chiến ở Điện Biên Phủ, trong số đó có cả các lực lượng lính đánh thuê bao gồm những binh lính tinh nhuệ bậc nhất từng trải qua Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: ECPA.Tập đoàn Căn cứ Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao, phía bên cạnh là con sông Nậm Rốn. Nguồn ảnh: ECPA.Xe tăng được Pháp huy động lên Điện Biên Phủ bằng cách tháo rời và thả dù từng bộ phận một, lực lượng công binh dưới đất sẽ tự lắp ráp lại những chiếc M24 Chaffe này. Nguồn ảnh: ECPA. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh pháo binh của Việt Nam tại Điện Biên Phủ - thứ đã bẻ gẫy tập đoàn căn cứ điểm "bất khả xâm phạm" của Pháp ở đây. Nguồn: QPVN.
Sở dĩ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được Quân đội Pháp xem là bất khả chiến bại là bởi họ tự tin xây dựng được tại đây một hệ thống phòng thủ toàn diện, cộng với đó là sự hỗ trợ tối đa từ không quân, điều mà quân đội Việt Minh không hề có. Nhưng chính lợi thế này cũng là đòn kết liễu quân viễn chính Pháp tại Điện Biên Phủ. Nguồn ảnh: ECPA.
Không ảnh của cứ điểm Điện Biên Phủ trải dài trên cánh đồng Mường Thanh và hai bên bờ sống Nậm Rốn. Nguồn ảnh: ECPA.
Cứ điểm Điện Biên Phủ được Pháp chia làm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau. Mỗi điểm đều có khả năng phòng vệ độc lập mà không bị phụ thuộc vào nhau, đảm bảo nếu mất một phân khu thì các phân khu còn lại vẫn phòng thủ tốt. Nguồn ảnh: ECPA.
Nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành một cụm cứ điểm, gọi là "trung tâm đề kháng". Mỗi trung tâm đề kháng có lực lượng cơ động riêng, hỏa lực riêng cùng hệ thống giao thông hào được xây dựng rất công phu. Nguồn ảnh: ECPA.
Lực lượng cơ động riêng của từng trung tâm đề kháng cho phép mỗi trung tâm có thể tự giải vây cho chính mình bằng cách tự cơ động mà không cần phải gọi viện trợ từ trung tâm khác, điều này làm tăng hiệu quả độc lập tác chiến của các trung tâm đề kháng. Nguồn ảnh: ECPA.
Mỗi một phân khu được cấu thành từ nhiều trung tâm đề kháng như vậy, mỗi một trung tâm đề kháng lại có hệ thống rào dây thép gai chỗ dày nhất lên tới nhiều chục mét, kèm theo đó là hầm, hào chịu được đạn pháo 105 mm. Nguồn ảnh: ECPA.
Điểm đặc biệt đó là hệ thống hầm hào giữa các trung tâm đề kháng không hề nối với nhau, đảm bảo nếu một trung tâm đề kháng bị rơi vào tay quân ta cũng không thể tận dụng lợi thế để tràn từ trung tâm này sang trung tâm khác qua đường hào được. Nguồn ảnh: ECPA.
Với cầu không vận, Pháp mang tới Điện Biên Phủ 2 tiểu đoàn pháo 105 mm (24 khẩu), 1 đại đội pháo 155 mm(4 khẩu) 2 đại đội cối 120 mm (20 khẩu) 1 đại đội xe tăng gồm 10 chiếc M24 Chaffe của Mỹ, cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác. Nguồn ảnh: ECPA.
Pháp tin rằng, không có cầu không vận thì Việt Minh không thể có được hỏa lực tương đương với những gì mà chúng có ở Điện Biên Phủ và tự tin rằng nếu không có pháo binh, Việt Minh sẽ không thể tấn công được Điện Biên Phủ. Ảnh: Các phi vụ không vận lên Điện Biên Phủ được thống kê lại. Nguồn ảnh: ECPA.
Về lực lượng Không quân, Pháp huy động tổng cộng 100 máy bay vận tải C-47 Dakota (hay còn gọi là "Máy bay bà già") để tiếp tế người, nhu yếu phẩm và trang bị lên Cứ điểm Điện Biên Phủ, cùng với 16 chiếc C-119 của Mỹ, 48 chiếc B26 Invader, 8 oanh tạc cơ Privater, 227 chiếc F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsair cũng tham gia yểm trợ mặt đất trong chiến dịch này. Nguồn ảnh: ECPA.
Có thể nói, với lực lượng Pháp và sự hỗ trợ chiến phí khổng lồ của Mỹ ở Điện Biên Phủ, rõ ràng không có bất cứ lý do gì quân đội Pháp lại không tin vào một thắng lợi ở chiến trường này. Nguồn ảnh: ECPA.
Khoảng 1/3 lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ được thả xuống bằng đường dù trước khi sửa chữa xong sân bay và thiết lập được cầu không vận. Nguồn ảnh: ECPA.
Tổng cộng Pháp có khoảng 16.000 lính tham chiến ở Điện Biên Phủ, trong số đó có cả các lực lượng lính đánh thuê bao gồm những binh lính tinh nhuệ bậc nhất từng trải qua Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: ECPA.
Tập đoàn Căn cứ Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao, phía bên cạnh là con sông Nậm Rốn. Nguồn ảnh: ECPA.
Xe tăng được Pháp huy động lên Điện Biên Phủ bằng cách tháo rời và thả dù từng bộ phận một, lực lượng công binh dưới đất sẽ tự lắp ráp lại những chiếc M24 Chaffe này. Nguồn ảnh: ECPA.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh pháo binh của Việt Nam tại Điện Biên Phủ - thứ đã bẻ gẫy tập đoàn căn cứ điểm "bất khả xâm phạm" của Pháp ở đây. Nguồn: QPVN.