Hai loại máy bay chiến đấu mới của Nga, đã được đưa vào phục vụ trong nửa thập kỷ là MiG-35 và Su-57. Trong đó tiêm kích MiG-35 là máy bay đa nhiệm có trọng lượng trung bình, thế hệ 4 ++, được phát triển như một sự bổ sung nhẹ hơn và rẻ hơn của Su- 57. Su-57 gia nhập Không quân Nga vào tháng 12/2020, thì MiG-35 được đưa vào hoạt động vào tháng 6/2019 và hiện đang được sản xuất ban đầu với số lượng nhỏ. Trong khi Su-57 được phát triển như một sự kế thừa của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27, thì chiến đấu cơ MiG-35 là sự kế thừa và cải tiến từ MiG-29. Điều đáng chú ý nhất về máy bay chiến đấu MiG-35, hiện là máy bay chiến đấu hạng trung duy nhất của Nga đang được sản xuất. MiG-35 là phiên bản cải tiến sâu nhất của MiG-29, kể từ khi đưa vào biên chế năm 1982; mặc dù có một số phiên bản cải tiến đáng chú ý như MiG-29M và MiG-29SMT.Mặc dù có những điểm tương đồng bên ngoài với MiG-29 và với biến thể nâng cấp MiG-29M; nhưng MiG-35 có khả năng vượt xa so với người tiền nhiệm MiG-29 của nó, trên tất cả các mặt: động cơ, cảm biến, vũ khí và khả năng cơ động. MiG-35 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, cho phép sử dụng nhiều loại vũ khí hơn, để tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và mặt đất; đồng thời được thiết kế như một máy bay chiến đấu đa năng, có khả năng như nhau, trong các vai trò đối không và đối đất. So với MiG-29, MiG-35 có khả năng mang trọng tải vũ khí cao hơn, động cơ mạnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, dung tích nhiên liệu cao hơn và radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) mạnh hơn và khó bị gây nhiễu hơn so với các loại radar quét thụ động khác, đang được sử dụng trên các biến thể tiêm kích MiG-29.MiG-35 sử dụng nhiều vật liệu tổng hợp composite hơn trong chế tạo khung thân, nên máy bay nhẹ và bền hơn. Về vũ khí, MiG-35 cũng được trang bị nhiều vũ khí tiến công và phòng thủ mới như tên lửa hành trình Kh-38 và tên lửa không đối không R-37M. Máy bay MiG-35 cũng được sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống điều khiển bay tiên tiến mà không hề có trên MiG-29, giúp phi công có thể có những thao tác bay, vượt quá khả năng và trình độ của phi công; đồng thời giảm bớt cường độ căng thẳng của phi công, trong những chuyến bay. Nhiều đặc điểm của MiG-35 tương đương với máy bay thế hệ thứ năm, như hệ thống đánh lửa động cơ bằng plasma, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống chống tên lửa tiên tiến, để tăng khả năng sống sót. Nhược điểm lớn nhất của MiG-35 đó là không có tính năng tàng hình.Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất của MiG-35 so với MiG-29 là MiG-35 được thiết kế để giảm đáng kể các yêu cầu bảo dưỡng, khiến nó ít tốn kém hơn khi sử dụng và đào tạo phi công cũng rẻ hơn nhiều.Theo Tổng giám đốc Phòng thiết kế Mikyoan, Sergei Korotkov, các nhà thiết kế đã làm rất nhiều để tăng tuổi thọ của máy bay và giảm chi phí vận hành (yêu cầu bảo dưỡng được báo cáo là ít hơn một nửa so với MiG-29); điều này rất cần thiết cho tiêm kích hạng nhẹ. Một lợi thế cạnh tranh bổ sung của MiG -35 là khả năng sử dụng khai thác cơ sở hạ tầng của MiG-29. Nhà sản xuất MiG-35 hy vọng rằng, MiG-35 sẽ đi vào biên chế Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, trong giai đoạn 2018-2027.MiG-35 có thể được coi là biểu tượng cho sự trở lại của Nga, với tư cách là một cường quốc hàng không thế giới, với khả năng sản xuất các dòng máy bay chiến đấu hiện đại từ nhiều công ty thiết kế khác nhau, điều mà chỉ Mỹ và Trung Quốc hiện nay mới có.Tuy nhiên, tương lai của MiG-35 trong Không quân Nga có phần nghi ngờ, do lực lượng này ưu tiên sử dụng các máy bay hạng nặng như Su-30 và Su-57, cũng như số lượng nhỏ MiG-29 được đưa vào trang bị, với hầu hết trong số này, là các biến thể hiện đại hóa, không cần thay thế. Sự ưa thích đối với máy bay hạng nặng trong Không quân Nga là do phạm vi hoạt động và trọng tải, vượt trội hơn và khả năng mang theo các cảm biến lớn hơn nhiều; mặc dù chúng có chi phí mua và sử dụng cao hơn và yêu cầu bảo trì nhiều hơn; nghĩa là không phải quân đội nào cũng ưa chuộng, hoặc có đủ khả năng mua chúng. Giống như các biến thể hậu Xô Viết của MiG-29, MiG-35 dường như chủ yếu nhắm vào các thị trường xuất khẩu, với một số khách hàng thích máy bay chiến đấu có trọng lượng trung bình.Hiện nay số các khách hàng tiềm năng hàng đầu của MiG-35 là Iran, Ai Cập, Ấn Độ và Belarus; đặc biệt là Ấn Độ được coi là có khả năng theo đuổi một hợp đồng lớn, có thể bao gồm xin giấy phép sản xuất máy bay.Tuy nhiên, MiG-35 cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khó khăn cả từ các biến thể MiG-29, hiện vẫn đang được cung cấp (từ các kho dự trữ) và rẻ hơn đáng kể; cũng như máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc, có ưu thế về giá rẻ, từ việc sản xuất trên quy mô lớn hơn nhiều. Nếu MiG-35 không đạt được các hợp đồng xuất khẩu đáng kể trong thập kỷ tới, rất có thể Nga sẽ bỏ qua việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ở tầm trung và hạng nhẹ.Với với việc Nga tự phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có trọng lượng trung bình từ Su-57, sử dụng một động cơ Saturn 30, thì MiG-35 phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngay từ trong nước, từ máy bay cũ hơn (MiG-29 tồn dư) và từ các thiết kế mới hơn (Su-57 một động cơ). Nguồn ảnh: Flickr. Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích MiG-35 - đứa con bị hắt hủi của Nga. Nguồn: THP.
Hai loại máy bay chiến đấu mới của Nga, đã được đưa vào phục vụ trong nửa thập kỷ là MiG-35 và Su-57. Trong đó tiêm kích MiG-35 là máy bay đa nhiệm có trọng lượng trung bình, thế hệ 4 ++, được phát triển như một sự bổ sung nhẹ hơn và rẻ hơn của Su- 57.
Su-57 gia nhập Không quân Nga vào tháng 12/2020, thì MiG-35 được đưa vào hoạt động vào tháng 6/2019 và hiện đang được sản xuất ban đầu với số lượng nhỏ. Trong khi Su-57 được phát triển như một sự kế thừa của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27, thì chiến đấu cơ MiG-35 là sự kế thừa và cải tiến từ MiG-29.
Điều đáng chú ý nhất về máy bay chiến đấu MiG-35, hiện là máy bay chiến đấu hạng trung duy nhất của Nga đang được sản xuất. MiG-35 là phiên bản cải tiến sâu nhất của MiG-29, kể từ khi đưa vào biên chế năm 1982; mặc dù có một số phiên bản cải tiến đáng chú ý như MiG-29M và MiG-29SMT.
Mặc dù có những điểm tương đồng bên ngoài với MiG-29 và với biến thể nâng cấp MiG-29M; nhưng MiG-35 có khả năng vượt xa so với người tiền nhiệm MiG-29 của nó, trên tất cả các mặt: động cơ, cảm biến, vũ khí và khả năng cơ động.
MiG-35 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, cho phép sử dụng nhiều loại vũ khí hơn, để tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và mặt đất; đồng thời được thiết kế như một máy bay chiến đấu đa năng, có khả năng như nhau, trong các vai trò đối không và đối đất.
So với MiG-29, MiG-35 có khả năng mang trọng tải vũ khí cao hơn, động cơ mạnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, dung tích nhiên liệu cao hơn và radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) mạnh hơn và khó bị gây nhiễu hơn so với các loại radar quét thụ động khác, đang được sử dụng trên các biến thể tiêm kích MiG-29.
MiG-35 sử dụng nhiều vật liệu tổng hợp composite hơn trong chế tạo khung thân, nên máy bay nhẹ và bền hơn. Về vũ khí, MiG-35 cũng được trang bị nhiều vũ khí tiến công và phòng thủ mới như tên lửa hành trình Kh-38 và tên lửa không đối không R-37M.
Máy bay MiG-35 cũng được sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống điều khiển bay tiên tiến mà không hề có trên MiG-29, giúp phi công có thể có những thao tác bay, vượt quá khả năng và trình độ của phi công; đồng thời giảm bớt cường độ căng thẳng của phi công, trong những chuyến bay.
Nhiều đặc điểm của MiG-35 tương đương với máy bay thế hệ thứ năm, như hệ thống đánh lửa động cơ bằng plasma, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống chống tên lửa tiên tiến, để tăng khả năng sống sót. Nhược điểm lớn nhất của MiG-35 đó là không có tính năng tàng hình.
Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất của MiG-35 so với MiG-29 là MiG-35 được thiết kế để giảm đáng kể các yêu cầu bảo dưỡng, khiến nó ít tốn kém hơn khi sử dụng và đào tạo phi công cũng rẻ hơn nhiều.
Theo Tổng giám đốc Phòng thiết kế Mikyoan, Sergei Korotkov, các nhà thiết kế đã làm rất nhiều để tăng tuổi thọ của máy bay và giảm chi phí vận hành (yêu cầu bảo dưỡng được báo cáo là ít hơn một nửa so với MiG-29); điều này rất cần thiết cho tiêm kích hạng nhẹ.
Một lợi thế cạnh tranh bổ sung của MiG -35 là khả năng sử dụng khai thác cơ sở hạ tầng của MiG-29. Nhà sản xuất MiG-35 hy vọng rằng, MiG-35 sẽ đi vào biên chế Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, trong giai đoạn 2018-2027.
MiG-35 có thể được coi là biểu tượng cho sự trở lại của Nga, với tư cách là một cường quốc hàng không thế giới, với khả năng sản xuất các dòng máy bay chiến đấu hiện đại từ nhiều công ty thiết kế khác nhau, điều mà chỉ Mỹ và Trung Quốc hiện nay mới có.
Tuy nhiên, tương lai của MiG-35 trong Không quân Nga có phần nghi ngờ, do lực lượng này ưu tiên sử dụng các máy bay hạng nặng như Su-30 và Su-57, cũng như số lượng nhỏ MiG-29 được đưa vào trang bị, với hầu hết trong số này, là các biến thể hiện đại hóa, không cần thay thế.
Sự ưa thích đối với máy bay hạng nặng trong Không quân Nga là do phạm vi hoạt động và trọng tải, vượt trội hơn và khả năng mang theo các cảm biến lớn hơn nhiều; mặc dù chúng có chi phí mua và sử dụng cao hơn và yêu cầu bảo trì nhiều hơn; nghĩa là không phải quân đội nào cũng ưa chuộng, hoặc có đủ khả năng mua chúng.
Giống như các biến thể hậu Xô Viết của MiG-29, MiG-35 dường như chủ yếu nhắm vào các thị trường xuất khẩu, với một số khách hàng thích máy bay chiến đấu có trọng lượng trung bình.
Hiện nay số các khách hàng tiềm năng hàng đầu của MiG-35 là Iran, Ai Cập, Ấn Độ và Belarus; đặc biệt là Ấn Độ được coi là có khả năng theo đuổi một hợp đồng lớn, có thể bao gồm xin giấy phép sản xuất máy bay.
Tuy nhiên, MiG-35 cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khó khăn cả từ các biến thể MiG-29, hiện vẫn đang được cung cấp (từ các kho dự trữ) và rẻ hơn đáng kể; cũng như máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc, có ưu thế về giá rẻ, từ việc sản xuất trên quy mô lớn hơn nhiều.
Nếu MiG-35 không đạt được các hợp đồng xuất khẩu đáng kể trong thập kỷ tới, rất có thể Nga sẽ bỏ qua việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ở tầm trung và hạng nhẹ.
Với với việc Nga tự phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có trọng lượng trung bình từ Su-57, sử dụng một động cơ Saturn 30, thì MiG-35 phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngay từ trong nước, từ máy bay cũ hơn (MiG-29 tồn dư) và từ các thiết kế mới hơn (Su-57 một động cơ). Nguồn ảnh: Flickr.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích MiG-35 - đứa con bị hắt hủi của Nga. Nguồn: THP.