Mục đích chính của quân đội Đức quốc xã là chuyển quân và hàng hóa khi đi qua eo biển Manche. Quân Đức sẽ cần một số lượng lớn các phương tiện vận chuyển để thực hiện nhiệm vụ, điều mà lục quân Đức Wehrmacht đang rất thiếu. Đồng thời, cần phát triển và đóng phương tiện trong thời gian ngắn, phải xong trước khi thời tiết xấu và mùa bão bắt đầu.Một trong những lựa chọn được đề xuất cho các phương tiện đổ bộ là phà Siebel, lấy tên của trung tá không quân Đức Friedrich Wilhelm Siebel, người đã chế tạo ra chiếc phà. Ông là một phi công, nhà thiết kế và là doanh nhân, ông đã có bằng kỹ sư ngay cả trước Chiến tranh thế giới thứ hai.Chiếc phà được ghép từ hai đoạn phao song song được nối với nhau bằng những thanh thép ngang, động cơ được lắp giữa các phao. Phiên bản đầu tiên, đã được thử nghiệm trên một hồ nước gần Berlin. Con phà đạt tốc độ không quá 4 hải lý/h (7 km/h) và không gây ấn tượng với giới quân sự.Sau đó người Đức đã tăng chiều dài của chiếc phà lên gấp đôi, bổ sung thêm hai cầu phao nâng lên thành bốn cầu phao, bên trên đã được lắp một boong thép. Điều này góp phần làm tăng sức mạnh của cấu trúc phà và giúp nó có thể vận chuyển vũ khí hạng nặng. Phà được trang bị động cơ máy bay có cánh quạt dung tích 450 lít, các cánh quạt sẽ được sử dụng chủ yếu để tăng tốc độ.Phiên bản nâng cấp của phà đã được thử nghiệm thành công và được định danh là LF40. Chiếc phà nặng 8 tấn không chở hàng đã đạt tốc độ 15 km/h trong các cuộc thử nghiệm, quân đội Đức tỏ ra phấn khích với chiếc phà và đặt hàng 400 chiếc.Vào ngày 31/8/1940, một phiên bản nâng cấp mới đã được thử nghiệm thành công trên sông Ems. Lần này là phiên bản nặng hơn có khả năng chuyên chở và kích thước đã tăng lên đáng kể. Số lượng cầu phao trong cấu trúc lại tăng gấp đôi.Phiên bản đầu tiên của chiếc phà hạng nặng, được đặt tên là SF40, có chiều dài tối đa là 21,75 mét. Chiều rộng boong của phà là 14,2 mét. Mớn nước tối đa so với phiên bản LF40 đã tăng gấp đôi và đạt 1,2 mét.Trọng lượng của phà không chở hàng khoảng 130 tấn. Khả năng chuyên chở của phà hạng nặng Siebel phiên bản này đạt 60 tấn, tương đương 120 binh sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị. Thủy thủ đoàn vận chuyển gồm từ 11-14 người.Phà được lắp đặt một máy phát điện và nó bao gồm 4 động cơ ô tô, được lắp thành từng cặp ở phao bên trái và bên phải. Mỗi cặp động cơ chạy trên một cánh quạt riêng có đường kính 60 cm. Loại động cơ xe hơi thường được sử dụng có công suất 78 mã lực.Những chiếc phà này đã tăng thêm một chút về kích thước. Chiều dài của phao lên tới 26 mét, chiều rộng vẫn giữ nguyên. Lượng choán nước rỗng tăng lên 130 tấn và khả năng chuyên chở tối đa lên đến 100 tấn. Tốc độ của những chiếc phà như vậy là 6-7 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động trên 200 km.Phiên bản năm 1943 là lớn nhất trong gia đình phà Siebel. Chiều dài của chúng lên tới 32 mét. Lượng choán nước rỗng tăng lên 143 tấn. Khả năng chuyên chở lên đến 169 tấn. Đồng thời, mớn nước tối đa của tàu cũng tăng lên lên đến 1,75 mét.Rất nhanh chóng, quân đội Đức quyết định sử dụng phà Siebel vừa làm khẩu đội phòng không nổi vừa hỗ trợ hỏa lực pháo binh. Ban đầu, những chuyến phà năm 1940 chỉ có một khẩu súng máy phòng không. Nhưng trên bản sửa đổi năm 1941, được sử dụng để vận chuyển đến Bắc Phi, đã được trang bị thêm một súng phòng không 37 mm và hai súng máy phòng không 20 mm.Trong phiên bản phà phòng không hạng nặng SF40, có tới 3-4 khẩu pháo phòng không nổi tiếng 88 mm được lắp đặt trên boong và được bổ sung thêm vũ khí hỏa lực phụ, như hai khẩu pháo phòng không 20 ly.Từ năm 1942, phà đã được bổ sung các loại vũ khí phòng không gồm 4 khẩu súng trường 20 mm C-38, được đặt trên phần mũi và đuôi phà. Một khẩu pháo tự động 37 mm Flak-Lafette C-36. Thủy thủ đoàn của một chiếc phà như vậy lên tới 42 người.Tổng cộng, đã có ít nhất 150 chiếc phà LF40 hạng nhẹ đã được sản xuất, những chiếc phà này được thay thế bằng những chiếc phà Siebel hạng nặng SF40/41/43. Từ tháng 9/1940 đến năm 1945, đã có ít nhất 393 chiếc phà hạng nặng Siebel đã được hạ thủy.Các chuyến phà Siebel, ban đầu được thiết kế để chuyển quân qua eo biển Manche, nhưng cuối cùng nó đã hoạt động khắp châu Âu, từ Địa Trung Hải đến Biển Đen và cả biển Baltic.Khả năng tháo rời và vận chuyển phà dưới dạng các đoạn riêng biệt bằng đường sắt, đã làm cho phà Siebel có thể sử dụng trên các hồ, tiêu biểu là các trận chiến trên hồ Ladoga và hồ Peipsi.Kể từ năm 1943, chúng đã được sử dụng tích cực để vận chuyển quân đội và hàng hóa. Nhưng không còn để đổ bộ các lực lượng tấn công, mà là để di tản quân Đức, vốn đang rút lui trên tất cả các mặt trận dưới đòn tấn công của quân đội đồng minh.Đồng thời, một số phà bị bắt ở Liên Xô đã được sửa chữa và sử dụng trong các chiến dịch chống lại quân Đức. Sau chiến tranh những chiếc phà này đa số bị phá hủy hoặc làm phương tiện vận tải tạm thời, kết thúc cuộc đời của một trong những chiếc phà thú vị trong lịch sử quân sự thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory. Trận chiến cuối cùng của Đức quốc xã với Hồng quân Liên Xô. Nguồn: Nguyengtruonglong.
Mục đích chính của quân đội Đức quốc xã là chuyển quân và hàng hóa khi đi qua eo biển Manche. Quân Đức sẽ cần một số lượng lớn các phương tiện vận chuyển để thực hiện nhiệm vụ, điều mà lục quân Đức Wehrmacht đang rất thiếu. Đồng thời, cần phát triển và đóng phương tiện trong thời gian ngắn, phải xong trước khi thời tiết xấu và mùa bão bắt đầu.
Một trong những lựa chọn được đề xuất cho các phương tiện đổ bộ là phà Siebel, lấy tên của trung tá không quân Đức Friedrich Wilhelm Siebel, người đã chế tạo ra chiếc phà. Ông là một phi công, nhà thiết kế và là doanh nhân, ông đã có bằng kỹ sư ngay cả trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiếc phà được ghép từ hai đoạn phao song song được nối với nhau bằng những thanh thép ngang, động cơ được lắp giữa các phao. Phiên bản đầu tiên, đã được thử nghiệm trên một hồ nước gần Berlin. Con phà đạt tốc độ không quá 4 hải lý/h (7 km/h) và không gây ấn tượng với giới quân sự.
Sau đó người Đức đã tăng chiều dài của chiếc phà lên gấp đôi, bổ sung thêm hai cầu phao nâng lên thành bốn cầu phao, bên trên đã được lắp một boong thép. Điều này góp phần làm tăng sức mạnh của cấu trúc phà và giúp nó có thể vận chuyển vũ khí hạng nặng. Phà được trang bị động cơ máy bay có cánh quạt dung tích 450 lít, các cánh quạt sẽ được sử dụng chủ yếu để tăng tốc độ.
Phiên bản nâng cấp của phà đã được thử nghiệm thành công và được định danh là LF40. Chiếc phà nặng 8 tấn không chở hàng đã đạt tốc độ 15 km/h trong các cuộc thử nghiệm, quân đội Đức tỏ ra phấn khích với chiếc phà và đặt hàng 400 chiếc.
Vào ngày 31/8/1940, một phiên bản nâng cấp mới đã được thử nghiệm thành công trên sông Ems. Lần này là phiên bản nặng hơn có khả năng chuyên chở và kích thước đã tăng lên đáng kể. Số lượng cầu phao trong cấu trúc lại tăng gấp đôi.
Phiên bản đầu tiên của chiếc phà hạng nặng, được đặt tên là SF40, có chiều dài tối đa là 21,75 mét. Chiều rộng boong của phà là 14,2 mét. Mớn nước tối đa so với phiên bản LF40 đã tăng gấp đôi và đạt 1,2 mét.
Trọng lượng của phà không chở hàng khoảng 130 tấn. Khả năng chuyên chở của phà hạng nặng Siebel phiên bản này đạt 60 tấn, tương đương 120 binh sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị. Thủy thủ đoàn vận chuyển gồm từ 11-14 người.
Phà được lắp đặt một máy phát điện và nó bao gồm 4 động cơ ô tô, được lắp thành từng cặp ở phao bên trái và bên phải. Mỗi cặp động cơ chạy trên một cánh quạt riêng có đường kính 60 cm. Loại động cơ xe hơi thường được sử dụng có công suất 78 mã lực.
Những chiếc phà này đã tăng thêm một chút về kích thước. Chiều dài của phao lên tới 26 mét, chiều rộng vẫn giữ nguyên. Lượng choán nước rỗng tăng lên 130 tấn và khả năng chuyên chở tối đa lên đến 100 tấn. Tốc độ của những chiếc phà như vậy là 6-7 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động trên 200 km.
Phiên bản năm 1943 là lớn nhất trong gia đình phà Siebel. Chiều dài của chúng lên tới 32 mét. Lượng choán nước rỗng tăng lên 143 tấn. Khả năng chuyên chở lên đến 169 tấn. Đồng thời, mớn nước tối đa của tàu cũng tăng lên lên đến 1,75 mét.
Rất nhanh chóng, quân đội Đức quyết định sử dụng phà Siebel vừa làm khẩu đội phòng không nổi vừa hỗ trợ hỏa lực pháo binh. Ban đầu, những chuyến phà năm 1940 chỉ có một khẩu súng máy phòng không. Nhưng trên bản sửa đổi năm 1941, được sử dụng để vận chuyển đến Bắc Phi, đã được trang bị thêm một súng phòng không 37 mm và hai súng máy phòng không 20 mm.
Trong phiên bản phà phòng không hạng nặng SF40, có tới 3-4 khẩu pháo phòng không nổi tiếng 88 mm được lắp đặt trên boong và được bổ sung thêm vũ khí hỏa lực phụ, như hai khẩu pháo phòng không 20 ly.
Từ năm 1942, phà đã được bổ sung các loại vũ khí phòng không gồm 4 khẩu súng trường 20 mm C-38, được đặt trên phần mũi và đuôi phà. Một khẩu pháo tự động 37 mm Flak-Lafette C-36. Thủy thủ đoàn của một chiếc phà như vậy lên tới 42 người.
Tổng cộng, đã có ít nhất 150 chiếc phà LF40 hạng nhẹ đã được sản xuất, những chiếc phà này được thay thế bằng những chiếc phà Siebel hạng nặng SF40/41/43. Từ tháng 9/1940 đến năm 1945, đã có ít nhất 393 chiếc phà hạng nặng Siebel đã được hạ thủy.
Các chuyến phà Siebel, ban đầu được thiết kế để chuyển quân qua eo biển Manche, nhưng cuối cùng nó đã hoạt động khắp châu Âu, từ Địa Trung Hải đến Biển Đen và cả biển Baltic.
Khả năng tháo rời và vận chuyển phà dưới dạng các đoạn riêng biệt bằng đường sắt, đã làm cho phà Siebel có thể sử dụng trên các hồ, tiêu biểu là các trận chiến trên hồ Ladoga và hồ Peipsi.
Kể từ năm 1943, chúng đã được sử dụng tích cực để vận chuyển quân đội và hàng hóa. Nhưng không còn để đổ bộ các lực lượng tấn công, mà là để di tản quân Đức, vốn đang rút lui trên tất cả các mặt trận dưới đòn tấn công của quân đội đồng minh.
Đồng thời, một số phà bị bắt ở Liên Xô đã được sửa chữa và sử dụng trong các chiến dịch chống lại quân Đức. Sau chiến tranh những chiếc phà này đa số bị phá hủy hoặc làm phương tiện vận tải tạm thời, kết thúc cuộc đời của một trong những chiếc phà thú vị trong lịch sử quân sự thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trận chiến cuối cùng của Đức quốc xã với Hồng quân Liên Xô. Nguồn: Nguyengtruonglong.