Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Ả Rập Xê-út hay gọi tắt là Quân đội Ả Rập Xê-út được coi là lực lượng quân sự hiện đại và mạnh nhất ở vùng Vịnh. Đây cũng xem là đạo quân được chi nhiều tiết nhất tại Trung Đông. Vương quốc Ả Rập Xê-út chịu chi tới 25% GDP, tương đương 88 tỷ USD để duy trì đạo quân lên tới hơn nửa triệu người. Nguồn ảnh: YoutubeTổng quân số thường trực của Quân đội Ả Rập Xê-út lên tới 688.000 người gồm 5 quân chủng chính: Lục quân; Không quân; Hải quân; Phòng không và lực lượng tên lửa chiến lược. Nguồn ảnh: Forces TVVề mặt trang bị vũ khí, với nguồn ngân sách dồi dào khủng khiếp, thường chỉ dưới 10 quốc gia trên thế giới đủ sức đầu tư một lượng ngân sách USD khổng lồ tới như vậy, dĩ nhiên Quân đội Ả Rập Xê-út được trang bị vũ khí "tốt nhất thế giới, mới nhất thế giới". Đa số đều được nhập khẩu từ Mỹ và các nước Tây Âu. Những năm gần đây, Ả Rập Xê-út có nhập khẩu thêm nguồn từ Trung Quốc nhưng số lượng không đáng kể. Nguồn ảnh: YoutubeTo mạnh là là vậy, thế nhưng khi Ả Rập Xê-út đưa quân can thiệp vào cuộc nội chiến ở Yemen, người ta không khỏi kinh ngạc về trình độ tác chiến của quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự khổng lồ này. Chỉ đối mặt với đạo phiến quân không được trang bị tốt, thế nhưng các chiến binh Ả Rập Xê-út lại bế tắc trên nhiều mặt trận, thậm chí là bị phiến quân tấn công chọc sâu vào trong biên giới. Hàng loạt vũ khí tối tân nhất bị bắn cháy, bắn hỏng, phá hủy hoàn toàn, binh sĩ thiệt mạng vô số. Người ta nhìn thấy Quân đội Ả Rập Xê-út chẳng khác gì Iraq 1991, 2003 hay Libya 2011 – những đạo quân trang bị hiện đại ở Trung Đông. Nguồn ảnh: PinterestTrong số 5 quân chủng của Quân đội Ả Rập Xê-út, Lục quân tất nhiên là thành phần đông đảo nhất với quân số thường trực 300.000 người. Trang bị cơ giới có thể tuyên bố rằng khối nước ở châu Âu phải "thèm nhõ dãi". Về số lượng xe tăng, Ả Rập Xê-út có trong tay hơn 1.000 chiếc, trong đó chiếm tới phân nửa là dòng xe tăng tối tân M1A2S Abram của Mỹ. Nguồn ảnh: YoutubeLực lượng tăng thiết giáp còn có khoảng 900 xe chiến đấu bộ binh tối tân, trong đó chiếm gần một nửa là dòng xe M2A2 Bradley của Mỹ. Đây là loại xe chiến đấu bộ binh số một của Mỹ hiện nay, hỏa lực có pháo tự động 25mm và tên lửa chống tăng TOW, giáp bảo vệ xe chống được tới đạn 30mm chuẩn Nga. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, Ả Rập Xê-út còn có...32.000 xe thiết giáp chở quân các loại, chủ yếu mua của Mỹ. Một con số khổng lồ vượt xa cả số xe thiết giáp của Nga hay Trung Quốc. Nguồn ảnh: WikipediaThiết giáp mạnh là vậy nhưng pháo binh Ả Rập Xê-út, rất ngạc nhiên là nước này chỉ có khoảng 800 khẩu pháo với 10 loại, mỗi loại có chừng 50-100 khẩu. Có vẻ như Ả Rập Xê-út học theo học thuyết chiến tranh của Mỹ, coi trọng không quân hơn là pháo binh, khi cần gọi yểm trợ hỏa lực họ thường gọi không quân trước khi gọi pháo binh. Nguồn ảnh: WikipediaTất nhiên, các loại pháo của Ả Rập Xê-út đều thuộc hàng "tinh hoa" trên thế giới. Họ đều lựa chọn những khẩu pháo hiện đại nhất của Mỹ, Pháp, Trung Quốc để mua. Nguồn ảnh: WikipediaVề trang bị chống tăng của lục quân, Ả Rập Xê-út rất bạo tay khi mua tới gần 40.000 quả tên lửa chống tăng các loại cùng hàng nghìn bệ phóng từ Mỹ, Anh, Đức, Pháp. Nguồn ảnh: WikipediaNhư đã đề cập ở trên, Ả Rập Xê-út thiên về gọi không quân chi viện hơn là pháo binh, thế nên Không quân Lục quân được xây dựng rất hiện đại với nhiều dòng trực thăng tấn công - trinh sát - vận tải như AH-64D Apache (94 chiếc), AH-6 (36 chiếc), UH-60L (37 chiếc), CH-47F (48 chiếc)...Nguồn ảnh: WikipediaKhông quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út (RSAF) cũng được coi là một lực lượng trên không lớn ở Trung Đông. Thậm chí, RSAF là quốc gia thứ 3 trên thế giới sở hữu số lượng máy bay tiêm kích F-15, sau Mỹ và Nhật Bản. Nguồn ảnh: PinterestKhông chỉ F-15, RSAF còn có tiêm kích thế hệ 4 Typhoon mạnh nhất Tây Âu và máy bay cường kích Tornado IDS. Ước tính RSAF có quân số 81.000 người (nhưng chỉ có 63.000 người làm việc toàn thời gian, còn 18.000 người dự bị), trang bị 856 máy bay các loại (chiếm một nửa là máy bay chiến đấu). Nguồn ảnh: WikipediaẢ Rập Xê-út cũng sở hữu cả những máy bay rất đặc biệt, có số lượng cực ít trên thế giới. Điển hình là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3A Sentry - nước này có 13 chiếc. Để tiện so sánh, Không quân Pháp chỉ có 4 chiếc E-3A, Anh chỉ có 7 chiếc, cả khối NATO chỉ có 18 chiếc, Mỹ chỉ có 32 chiếc dù là quốc gia sản xuất. Nguồn ảnh: Defense Industry DailyVề phần đội máy bay vận tải và tiếp dầu của Ả Rập Xê-út nhiều chủng loại vô số kể, toàn những kiểu hiện đại nhất của các hãng sản xuất. Ví dụ như máy bay tiếp dầu Airbus A330 MRTT (6 chiếc); C-130J (đang đặt mua 23 chiếc); An-178 (đặt mua 30 chiếc)... Nguồn ảnh: WikipediaLực lượng phòng không tuy chưa gọi là lớn ở Trung Đông nhưng cũng có tới 56.000 binh sĩ phục vụ, trang bị chủ yếu các tổ hợp phòng không - phòng thủ tên lửa MIM-104 Patriot và Improved Hawk. Nguồn ảnh: WikipediaHải quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út cũng thuộc hàng hiện đại ở Trung Đông với quân số 35.000 người, trang bị 11 tàu hộ vệ, 65 tàu tuần tra nhỏ, 7 tàu quét mìn, 8 tàu đổ bộ và 19 trực thăng. Nguồn ảnh: WikipediaChiến hạm hiện đại nhất là 3 chiếc tàu thuộc lớp Al Riyadh - phiên bản lớp tàu tàng hình La Fayette của Pháp. Mỗi chiếc có lượng giãn nước tới 4.725 tấn, trang bị hệ thống phòng không Aster và tên lửa chống hạm Exocet. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng chú ý, Ả Rập Xê-út cũng có cả lực lượng tên lửa chiến lược - thành phần mà Mỹ không thích các nước ở Trung Đông có (điển hình như là Iran, Iraq, Syria, Libya). Tuy nhiên với tư cách là đồng minh cực kỳ thân cận với Mỹ, Ả Rập Xê-út được duy trì lực lượng như vậy từ những năm 1980 với hai loại tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất. Chúng gồm 30-120 quả đạn cùng 9-12 bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-3 (tầm phóng 4.000km) và loại DF-21 mới hơn (có tầm bắn 1.700-2.500km). Nguồn ảnh: Military In the Middle East
Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Ả Rập Xê-út hay gọi tắt là Quân đội Ả Rập Xê-út được coi là lực lượng quân sự hiện đại và mạnh nhất ở vùng Vịnh. Đây cũng xem là đạo quân được chi nhiều tiết nhất tại Trung Đông. Vương quốc Ả Rập Xê-út chịu chi tới 25% GDP, tương đương 88 tỷ USD để duy trì đạo quân lên tới hơn nửa triệu người. Nguồn ảnh: Youtube
Tổng quân số thường trực của Quân đội Ả Rập Xê-út lên tới 688.000 người gồm 5 quân chủng chính: Lục quân; Không quân; Hải quân; Phòng không và lực lượng tên lửa chiến lược. Nguồn ảnh: Forces TV
Về mặt trang bị vũ khí, với nguồn ngân sách dồi dào khủng khiếp, thường chỉ dưới 10 quốc gia trên thế giới đủ sức đầu tư một lượng ngân sách USD khổng lồ tới như vậy, dĩ nhiên Quân đội Ả Rập Xê-út được trang bị vũ khí "tốt nhất thế giới, mới nhất thế giới". Đa số đều được nhập khẩu từ Mỹ và các nước Tây Âu. Những năm gần đây, Ả Rập Xê-út có nhập khẩu thêm nguồn từ Trung Quốc nhưng số lượng không đáng kể. Nguồn ảnh: Youtube
To mạnh là là vậy, thế nhưng khi Ả Rập Xê-út đưa quân can thiệp vào cuộc nội chiến ở Yemen, người ta không khỏi kinh ngạc về trình độ tác chiến của quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự khổng lồ này. Chỉ đối mặt với đạo phiến quân không được trang bị tốt, thế nhưng các chiến binh Ả Rập Xê-út lại bế tắc trên nhiều mặt trận, thậm chí là bị phiến quân tấn công chọc sâu vào trong biên giới. Hàng loạt vũ khí tối tân nhất bị bắn cháy, bắn hỏng, phá hủy hoàn toàn, binh sĩ thiệt mạng vô số. Người ta nhìn thấy Quân đội Ả Rập Xê-út chẳng khác gì Iraq 1991, 2003 hay Libya 2011 – những đạo quân trang bị hiện đại ở Trung Đông. Nguồn ảnh: Pinterest
Trong số 5 quân chủng của Quân đội Ả Rập Xê-út, Lục quân tất nhiên là thành phần đông đảo nhất với quân số thường trực 300.000 người. Trang bị cơ giới có thể tuyên bố rằng khối nước ở châu Âu phải "thèm nhõ dãi". Về số lượng xe tăng, Ả Rập Xê-út có trong tay hơn 1.000 chiếc, trong đó chiếm tới phân nửa là dòng xe tăng tối tân M1A2S Abram của Mỹ. Nguồn ảnh: Youtube
Lực lượng tăng thiết giáp còn có khoảng 900 xe chiến đấu bộ binh tối tân, trong đó chiếm gần một nửa là dòng xe M2A2 Bradley của Mỹ. Đây là loại xe chiến đấu bộ binh số một của Mỹ hiện nay, hỏa lực có pháo tự động 25mm và tên lửa chống tăng TOW, giáp bảo vệ xe chống được tới đạn 30mm chuẩn Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, Ả Rập Xê-út còn có...32.000 xe thiết giáp chở quân các loại, chủ yếu mua của Mỹ. Một con số khổng lồ vượt xa cả số xe thiết giáp của Nga hay Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết giáp mạnh là vậy nhưng pháo binh Ả Rập Xê-út, rất ngạc nhiên là nước này chỉ có khoảng 800 khẩu pháo với 10 loại, mỗi loại có chừng 50-100 khẩu. Có vẻ như Ả Rập Xê-út học theo học thuyết chiến tranh của Mỹ, coi trọng không quân hơn là pháo binh, khi cần gọi yểm trợ hỏa lực họ thường gọi không quân trước khi gọi pháo binh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, các loại pháo của Ả Rập Xê-út đều thuộc hàng "tinh hoa" trên thế giới. Họ đều lựa chọn những khẩu pháo hiện đại nhất của Mỹ, Pháp, Trung Quốc để mua. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về trang bị chống tăng của lục quân, Ả Rập Xê-út rất bạo tay khi mua tới gần 40.000 quả tên lửa chống tăng các loại cùng hàng nghìn bệ phóng từ Mỹ, Anh, Đức, Pháp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Như đã đề cập ở trên, Ả Rập Xê-út thiên về gọi không quân chi viện hơn là pháo binh, thế nên Không quân Lục quân được xây dựng rất hiện đại với nhiều dòng trực thăng tấn công - trinh sát - vận tải như AH-64D Apache (94 chiếc), AH-6 (36 chiếc), UH-60L (37 chiếc), CH-47F (48 chiếc)...Nguồn ảnh: Wikipedia
Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út (RSAF) cũng được coi là một lực lượng trên không lớn ở Trung Đông. Thậm chí, RSAF là quốc gia thứ 3 trên thế giới sở hữu số lượng máy bay tiêm kích F-15, sau Mỹ và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest
Không chỉ F-15, RSAF còn có tiêm kích thế hệ 4 Typhoon mạnh nhất Tây Âu và máy bay cường kích Tornado IDS. Ước tính RSAF có quân số 81.000 người (nhưng chỉ có 63.000 người làm việc toàn thời gian, còn 18.000 người dự bị), trang bị 856 máy bay các loại (chiếm một nửa là máy bay chiến đấu). Nguồn ảnh: Wikipedia
Ả Rập Xê-út cũng sở hữu cả những máy bay rất đặc biệt, có số lượng cực ít trên thế giới. Điển hình là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3A Sentry - nước này có 13 chiếc. Để tiện so sánh, Không quân Pháp chỉ có 4 chiếc E-3A, Anh chỉ có 7 chiếc, cả khối NATO chỉ có 18 chiếc, Mỹ chỉ có 32 chiếc dù là quốc gia sản xuất. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily
Về phần đội máy bay vận tải và tiếp dầu của Ả Rập Xê-út nhiều chủng loại vô số kể, toàn những kiểu hiện đại nhất của các hãng sản xuất. Ví dụ như máy bay tiếp dầu Airbus A330 MRTT (6 chiếc); C-130J (đang đặt mua 23 chiếc); An-178 (đặt mua 30 chiếc)... Nguồn ảnh: Wikipedia
Lực lượng phòng không tuy chưa gọi là lớn ở Trung Đông nhưng cũng có tới 56.000 binh sĩ phục vụ, trang bị chủ yếu các tổ hợp phòng không - phòng thủ tên lửa MIM-104 Patriot và Improved Hawk. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hải quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út cũng thuộc hàng hiện đại ở Trung Đông với quân số 35.000 người, trang bị 11 tàu hộ vệ, 65 tàu tuần tra nhỏ, 7 tàu quét mìn, 8 tàu đổ bộ và 19 trực thăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến hạm hiện đại nhất là 3 chiếc tàu thuộc lớp Al Riyadh - phiên bản lớp tàu tàng hình La Fayette của Pháp. Mỗi chiếc có lượng giãn nước tới 4.725 tấn, trang bị hệ thống phòng không Aster và tên lửa chống hạm Exocet. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, Ả Rập Xê-út cũng có cả lực lượng tên lửa chiến lược - thành phần mà Mỹ không thích các nước ở Trung Đông có (điển hình như là Iran, Iraq, Syria, Libya). Tuy nhiên với tư cách là đồng minh cực kỳ thân cận với Mỹ, Ả Rập Xê-út được duy trì lực lượng như vậy từ những năm 1980 với hai loại tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất. Chúng gồm 30-120 quả đạn cùng 9-12 bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-3 (tầm phóng 4.000km) và loại DF-21 mới hơn (có tầm bắn 1.700-2.500km). Nguồn ảnh: Military In the Middle East