Gần đây, hình ảnh về tiêm kích-bom JH-7 Trung Quốc mang theo các pod tác chiến điện tử liên tục xuất hiện dày đặc trên các trang mạng quân sự của nước này, kèm theo câu hỏi năng lực tác chiến của JH-7 với loại vũ khí đặc biệt này. Nguồn ảnh Sina.Theo đó, các pod tác chiến điện tử trên được gắn dưới cánh của tiêm kích-bom JH-7 của Trung Quốc và nó được cho là có khả năng tạo một vùng "mù" ngay trong không phận địch, giúp chiến đấu cơ này thoát khỏi sự theo dõi của hệ thống phòng không đối phương.Loại pod tác chiến điện tử này được cho là cùng loại với pod được trang bị trên máy bay chiến đấu Su-30MKK cũng của Trung Quốc.Không những có thể tạo ra vùng mù trong không phận đối phương, pod tác chiến điện tử còn giúp JH-7 có khả năng "thoát" khỏi các đòn tấn công của các loại tên lửa phòng không, tên lửa không đối không của đối phương khi nó làm nhiễu đường bay của tên lửa địch.Loại pod tác chiến điện tử này của Trung Quốc có tên gọi là KG600 do nước này trực tiếp nghiên cứu và chế tạo. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng đây là loại KG800 đời mới hơn được lộ diện từ năm 2016.Mặc dù chưa có kiểm chứng về khả năng gây nhiễu chủ động của loại pod tác chiện điện tử KG600 hay KG800, tuy nhiên truyền thông Trung Quốc cho rằng loại thiết bị tác chiến điện tử này hoàn toàn có khả năng gây mù các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất bao gồm cả S-400.Cận cảnh pod tác chiến điện tử treo trên cánh của chiến đấu cơ JH-7.Có khả năng mang theo cùng lúc tối đa tới 9 tấn bom, tiêm kích-bom JH-7 của Không quân Trung Quốc là loại phi cơ hai chỗ ngồi, ra đời từ năm 1992 và hiện có khoảng 240 chiếc phục vụ trong biên chế Không quân Trung Quốc.Đây là chiến đấu cơ do Trung Quốc chế tạo 100% với cả hai động cơ đều được Trung Quốc chế tạo trong nước. Động cơ mà JH-7 mang theo là loại Xian WS-9 cho phép nó bay với tốc độ tối đa Mach 1.75 và có bán kính chiến đấu lên tới 1760 km. Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay tiêm kích-bom JH-7 của Trung Quốc.
Gần đây, hình ảnh về tiêm kích-bom JH-7 Trung Quốc mang theo các pod tác chiến điện tử liên tục xuất hiện dày đặc trên các trang mạng quân sự của nước này, kèm theo câu hỏi năng lực tác chiến của JH-7 với loại vũ khí đặc biệt này. Nguồn ảnh Sina.
Theo đó, các pod tác chiến điện tử trên được gắn dưới cánh của tiêm kích-bom JH-7 của Trung Quốc và nó được cho là có khả năng tạo một vùng "mù" ngay trong không phận địch, giúp chiến đấu cơ này thoát khỏi sự theo dõi của hệ thống phòng không đối phương.
Loại pod tác chiến điện tử này được cho là cùng loại với pod được trang bị trên máy bay chiến đấu Su-30MKK cũng của Trung Quốc.
Không những có thể tạo ra vùng mù trong không phận đối phương, pod tác chiến điện tử còn giúp JH-7 có khả năng "thoát" khỏi các đòn tấn công của các loại tên lửa phòng không, tên lửa không đối không của đối phương khi nó làm nhiễu đường bay của tên lửa địch.
Loại pod tác chiến điện tử này của Trung Quốc có tên gọi là KG600 do nước này trực tiếp nghiên cứu và chế tạo. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng đây là loại KG800 đời mới hơn được lộ diện từ năm 2016.
Mặc dù chưa có kiểm chứng về khả năng gây nhiễu chủ động của loại pod tác chiện điện tử KG600 hay KG800, tuy nhiên truyền thông Trung Quốc cho rằng loại thiết bị tác chiến điện tử này hoàn toàn có khả năng gây mù các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất bao gồm cả S-400.
Cận cảnh pod tác chiến điện tử treo trên cánh của chiến đấu cơ JH-7.
Có khả năng mang theo cùng lúc tối đa tới 9 tấn bom, tiêm kích-bom JH-7 của Không quân Trung Quốc là loại phi cơ hai chỗ ngồi, ra đời từ năm 1992 và hiện có khoảng 240 chiếc phục vụ trong biên chế Không quân Trung Quốc.
Đây là chiến đấu cơ do Trung Quốc chế tạo 100% với cả hai động cơ đều được Trung Quốc chế tạo trong nước. Động cơ mà JH-7 mang theo là loại Xian WS-9 cho phép nó bay với tốc độ tối đa Mach 1.75 và có bán kính chiến đấu lên tới 1760 km.
Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay tiêm kích-bom JH-7 của Trung Quốc.