Trong khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2018, một số cuộc thi sẽ được tổ chức ở các nước tham gia hội thao, thay vì chỉ tập trung tại Nga như các năm trước. Trong đó, phần thi “Clear Sky” (tác chiến phòng không) được diễn ra tại Trung Quốc. Vũ khí trang bị mà phía Trung Quốc cung cấp cho các đội tham dự, trong đó có Nga gồm có súng trường tấn công QBZ-95, tên lửa vác vai QW-2 cùng các loại xe bọc thép của nước chủ nhà. Nguồn ảnh: ModGiống như phần thi Clear Sky - 2017 cũng diễn tại Trung Quốc, các đội tuyển tham dự phần thi này sẽ sử dụng tên lửa phòng không Trung Quốc là QW-2 để thực hiện các phần thi của mình. Tất nhiên, các đội tuyển lần đầu tham gia Clear Sky cũng sẽ được nước chủ nhà hướng dẫn các vận hành các tổ hợp tên lửa QW-2 theo đúng trình tự để có kết quả thi tốt nhất.Cũng trong phần thi Clear Sky -2017, vì QW-2 ít nhiều thể hiện được khả năng của mình nên năm nay nó tiếp tục được Trung Quốc lựa chọn làm vũ khí tiêu chuẩn cho các đội tuyển. Trong ảnh là binh sĩ Trung Quốc giới thiệu sơ qua về tên lửa QW-2 cho đội tuyển Pakistan tham gia Clear Sky - 2018.Là loại tên lửa phòng không đa dụng, tên lửa phòng không vác vai QW-2 (hay còn có tên gọi khác là Vanguard 2, "'Tiền Vệ 2") được Quân đội Trung Quốc đưa vào trang bị từ năm 1998. Nguồn ảnh: Sina.Được xếp vào loại tên lửa phòng không vác vai thế hệ ba, tên lửa QW-2 là loại tên lửa sử dụng dẫn đường hồng ngoại, bắn-quên và có thể nhắm bắn mọi loại mục tiêu bao gồm máy bay, trực thăng, máy bay do thám, máy bay không người lái hay thậm chí là cả tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Military.QW-2 lần đầu tiên được lộ diện vào năm 1998 tại Triển lãm hàng không Farnborough. Loại tên lửa này được cho là phiên bản nội địa của loại 9K310 Igla-1 do Liên Xô chế tạo. Nguồn ảnh: Ason007.Tính tới thời điểm hiện tại, có thể khẳng định QW-2 chính là loại tên lửa phòng không vác vai hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Giới chuyên gia thế giới nhận xét, đây là loại tên lửa gọn nhẹ, dễ dùng, dễ triển khai và đặc biệt là cơ chế bắn cực kỳ hiện đại của nó. Nguồn ảnh: Ason007.Cụ thể, đầu đạn của tên lửa QW-2 sử dụng kiểu lọc hồng ngoại và dẫn đường bằng hình ảnh cực kỳ hiện đại mang cho nó khả năng chống nhiễu cực kỳ tốt. Điều này giúp QW-2 có thể hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả khi tầm nhìn rất thấp. Nguồn ảnh: Ason007.Tên lửa vác vai Tiền Vệ 2 của Trung Quốc dài 1,6 mét, nặng khoảng 11,3 kg, đường kính vào khoảng 72 cm và có đầu đạn nặng 1,42 kg. Đầu đạn của QW-2 sử dụng động cơ hai pha phóng, cho phép đưa nó lên tốc độ tối đa khoảng Mach 2. Nguồn ảnh: Ason007.Tầm bắn tối thiểu của QW-2 vào khoảng 500 mét - các mục tiêu ở khoảng cách gần hơn khoảng cách này sẽ khó có thể bị tiêu diệt vì tên lửa sẽ không phát nổ ở khoảng cách dưới 500 mét. Tối đa, QW-2 có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 6 km. Nguồn ảnh: Ason007.Không những vượt trội so với tên lửa vác vai của Nga, QW-2 còn được coi là vượt trội hơn so với các loại tên lửa của châu Âu. Thậm chí Trung Quốc còn khẳng định đã ghi nhận ở chiến trường Trung Đông việc tên lửa QW-2 của họ bắn rơi được trực thăng Apache của Mỹ. Nguồn ảnh: Ason007Trong quá khứ, Mỹ là quốc gia đầu tiên nghiên cứu tên lửa phòng không vác vai vào năm 1958. Kể từ đó tới nay, đây đã trở thành loại vũ khí cực kỳ lợi hại trong các cuộc chiến tranh. Ví dụ như trong cuộc chiến Liên Xô - Afghanistan, Mỹ đã viện trợ 340 tên lửa Stinger cho Afghanistan, bắn hạ 269 máy bay các loại của phía Liên Xô. Nguồn ảnh: Chinanews. Mời độc giả xem Video: Tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ ở Afghanistan "vít cổ" máy bay Liên Xô.
Trong khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2018, một số cuộc thi sẽ được tổ chức ở các nước tham gia hội thao, thay vì chỉ tập trung tại Nga như các năm trước. Trong đó, phần thi “Clear Sky” (tác chiến phòng không) được diễn ra tại Trung Quốc. Vũ khí trang bị mà phía Trung Quốc cung cấp cho các đội tham dự, trong đó có Nga gồm có súng trường tấn công QBZ-95, tên lửa vác vai QW-2 cùng các loại xe bọc thép của nước chủ nhà. Nguồn ảnh: Mod
Giống như phần thi Clear Sky - 2017 cũng diễn tại Trung Quốc, các đội tuyển tham dự phần thi này sẽ sử dụng tên lửa phòng không Trung Quốc là QW-2 để thực hiện các phần thi của mình. Tất nhiên, các đội tuyển lần đầu tham gia Clear Sky cũng sẽ được nước chủ nhà hướng dẫn các vận hành các tổ hợp tên lửa QW-2 theo đúng trình tự để có kết quả thi tốt nhất.
Cũng trong phần thi Clear Sky -2017, vì QW-2 ít nhiều thể hiện được khả năng của mình nên năm nay nó tiếp tục được Trung Quốc lựa chọn làm vũ khí tiêu chuẩn cho các đội tuyển. Trong ảnh là binh sĩ Trung Quốc giới thiệu sơ qua về tên lửa QW-2 cho đội tuyển Pakistan tham gia Clear Sky - 2018.
Là loại tên lửa phòng không đa dụng, tên lửa phòng không vác vai QW-2 (hay còn có tên gọi khác là Vanguard 2, "'Tiền Vệ 2") được Quân đội Trung Quốc đưa vào trang bị từ năm 1998. Nguồn ảnh: Sina.
Được xếp vào loại tên lửa phòng không vác vai thế hệ ba, tên lửa QW-2 là loại tên lửa sử dụng dẫn đường hồng ngoại, bắn-quên và có thể nhắm bắn mọi loại mục tiêu bao gồm máy bay, trực thăng, máy bay do thám, máy bay không người lái hay thậm chí là cả tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Military.
QW-2 lần đầu tiên được lộ diện vào năm 1998 tại Triển lãm hàng không Farnborough. Loại tên lửa này được cho là phiên bản nội địa của loại 9K310 Igla-1 do Liên Xô chế tạo. Nguồn ảnh: Ason007.
Tính tới thời điểm hiện tại, có thể khẳng định QW-2 chính là loại tên lửa phòng không vác vai hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Giới chuyên gia thế giới nhận xét, đây là loại tên lửa gọn nhẹ, dễ dùng, dễ triển khai và đặc biệt là cơ chế bắn cực kỳ hiện đại của nó. Nguồn ảnh: Ason007.
Cụ thể, đầu đạn của tên lửa QW-2 sử dụng kiểu lọc hồng ngoại và dẫn đường bằng hình ảnh cực kỳ hiện đại mang cho nó khả năng chống nhiễu cực kỳ tốt. Điều này giúp QW-2 có thể hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả khi tầm nhìn rất thấp. Nguồn ảnh: Ason007.
Tên lửa vác vai Tiền Vệ 2 của Trung Quốc dài 1,6 mét, nặng khoảng 11,3 kg, đường kính vào khoảng 72 cm và có đầu đạn nặng 1,42 kg. Đầu đạn của QW-2 sử dụng động cơ hai pha phóng, cho phép đưa nó lên tốc độ tối đa khoảng Mach 2. Nguồn ảnh: Ason007.
Tầm bắn tối thiểu của QW-2 vào khoảng 500 mét - các mục tiêu ở khoảng cách gần hơn khoảng cách này sẽ khó có thể bị tiêu diệt vì tên lửa sẽ không phát nổ ở khoảng cách dưới 500 mét. Tối đa, QW-2 có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 6 km. Nguồn ảnh: Ason007.
Không những vượt trội so với tên lửa vác vai của Nga, QW-2 còn được coi là vượt trội hơn so với các loại tên lửa của châu Âu. Thậm chí Trung Quốc còn khẳng định đã ghi nhận ở chiến trường Trung Đông việc tên lửa QW-2 của họ bắn rơi được trực thăng Apache của Mỹ. Nguồn ảnh: Ason007
Trong quá khứ, Mỹ là quốc gia đầu tiên nghiên cứu tên lửa phòng không vác vai vào năm 1958. Kể từ đó tới nay, đây đã trở thành loại vũ khí cực kỳ lợi hại trong các cuộc chiến tranh. Ví dụ như trong cuộc chiến Liên Xô - Afghanistan, Mỹ đã viện trợ 340 tên lửa Stinger cho Afghanistan, bắn hạ 269 máy bay các loại của phía Liên Xô. Nguồn ảnh: Chinanews.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ ở Afghanistan "vít cổ" máy bay Liên Xô.