Được chính thức biên chế từ hôm 22/7/2017 vừa rồi, tàu sân bay USS Gerald R. Ford là thành viên mới nhất trong biên đội tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ, biểu tượng cho sức mạnh tác chiến toàn cầu của nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wall.Được Hải quân Mỹ đặt hàng đóng mới từ năm 2008, tới năm 2017 tàu sân bay USS Gerald R. Ford mới chính thức được hoàn thiện và đưa vào chạy thử trước khi được nhập biên chế lực lượng Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: War.Con tàu khổng lồ này có độ giãn nước lên tới 100.000 tấn, lớn nhất trong số tất cả các tàu sân bay trên thế giới. Nó cũng có giá 12,8 tỷ USD, cộng với khoảng 4,7 tỷ USD chi phí nghiên cứu và phát triển, đây hiện tại là con tàu sân bay đắt nhất thế giới với giá thành khoảng 17,5 tỷ USD. Nguồn ảnh: Youtube.Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford có chiều dài 337 mét, lườn rộng 78 mét và có chiều cao khoảng 76 mét. USS Gerald R. Ford có tổng cộng tầng, sử dụng một động cơ hạt nhân cho phép nó hoạt động được khoảng 25 năm liên tục không nghỉ. Nguồn ảnh: Diseno.Do mang trong mình nhiều công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, tàu sân bay USS Gerald R. Ford chỉ cần khoảng 2600 thủy thủ và sĩ quan chỉ huy, ít hơn khoảng 20% so với các tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ với số lượng thủy thủ lên tới gần 4000 người. Nguồn ảnh: Diseno.USS Gerald R. Ford có thể mang theo tối đa 75 chiến đấu cơ các loại. Tàu sân bay này cũng sử dụng hệ thống phóng máy bay kiểu mới hoạt động bằng điện từ, hứa hẹn sẽ hiệu quả hơn so với máy phóng hơi nước kiểu cũ. Nguồn ảnh: Captain.Mặc dù vậy, giống với mọi chương trình phát triển vũ khí đắt tiền khác của Mỹ, chương trình phát triển USS Gerald R. Ford cũng đang bị chỉ trích khi ngốn quá nhiều tiền thuế của dân Mỹ so với con số công bố ban đầu. Thậm chí do đội vốn liên tục quá trình đóng mới con tàu này cũng bị ảnh hưởng do ngân sách dành cho nó không kịp giải ngân. Nguồn ảnh: Captain.Ngoài ra, hệ thống phóng điện từ trên chiếc hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới này cũng bị chê bai rất nhiều. Dù mang trong mình công nghệ mới, hệ thống phóng máy bay điện từ lại có tỷ lệ phóng thất bại quá lớn trong quá trình thử nghiệm, tỏ ra kém tin cậy hơn nhiều so với các hệ thống phóng hơi nước thông thường. Nguồn ảnh: Sputnik.Mặc dù vậy, chiếc tàu sân bay đầy tai tiếng này cũng đã vượt qua được quá trình kiểm tra của Hải quân Mỹ và đang được lực lượng này chạy nhiệm thu. Dự kiến quá trình chạy nhiệm thu của Hải quân Mỹ sẽ kéo dài tới hết năm nay và tới năm 2018, USS Gerald R. Ford sẽ được nhận nhiệm vụ chính thức. Nguồn ảnh: DM.Dự kiến, USS Gerald R. Ford sẽ được gia nhập hạm đội để thay thế cho chiếc USS Enterprise (CVN-65) đã từng phục vụ 51 năm trong biên chế và nghỉ hưu vào tháng 12/2012. Tới giờ, vị trí của chiếc USS Enterprise trong Hải quân Mỹ vẫn bị bỏ trống. Nguồn ảnh: Wiki.
Được chính thức biên chế từ hôm 22/7/2017 vừa rồi, tàu sân bay USS Gerald R. Ford là thành viên mới nhất trong biên đội tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ, biểu tượng cho sức mạnh tác chiến toàn cầu của nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wall.
Được Hải quân Mỹ đặt hàng đóng mới từ năm 2008, tới năm 2017 tàu sân bay USS Gerald R. Ford mới chính thức được hoàn thiện và đưa vào chạy thử trước khi được nhập biên chế lực lượng Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: War.
Con tàu khổng lồ này có độ giãn nước lên tới 100.000 tấn, lớn nhất trong số tất cả các tàu sân bay trên thế giới. Nó cũng có giá 12,8 tỷ USD, cộng với khoảng 4,7 tỷ USD chi phí nghiên cứu và phát triển, đây hiện tại là con tàu sân bay đắt nhất thế giới với giá thành khoảng 17,5 tỷ USD. Nguồn ảnh: Youtube.
Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford có chiều dài 337 mét, lườn rộng 78 mét và có chiều cao khoảng 76 mét. USS Gerald R. Ford có tổng cộng tầng, sử dụng một động cơ hạt nhân cho phép nó hoạt động được khoảng 25 năm liên tục không nghỉ. Nguồn ảnh: Diseno.
Do mang trong mình nhiều công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, tàu sân bay USS Gerald R. Ford chỉ cần khoảng 2600 thủy thủ và sĩ quan chỉ huy, ít hơn khoảng 20% so với các tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ với số lượng thủy thủ lên tới gần 4000 người. Nguồn ảnh: Diseno.
USS Gerald R. Ford có thể mang theo tối đa 75 chiến đấu cơ các loại. Tàu sân bay này cũng sử dụng hệ thống phóng máy bay kiểu mới hoạt động bằng điện từ, hứa hẹn sẽ hiệu quả hơn so với máy phóng hơi nước kiểu cũ. Nguồn ảnh: Captain.
Mặc dù vậy, giống với mọi chương trình phát triển vũ khí đắt tiền khác của Mỹ, chương trình phát triển USS Gerald R. Ford cũng đang bị chỉ trích khi ngốn quá nhiều tiền thuế của dân Mỹ so với con số công bố ban đầu. Thậm chí do đội vốn liên tục quá trình đóng mới con tàu này cũng bị ảnh hưởng do ngân sách dành cho nó không kịp giải ngân. Nguồn ảnh: Captain.
Ngoài ra, hệ thống phóng điện từ trên chiếc hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới này cũng bị chê bai rất nhiều. Dù mang trong mình công nghệ mới, hệ thống phóng máy bay điện từ lại có tỷ lệ phóng thất bại quá lớn trong quá trình thử nghiệm, tỏ ra kém tin cậy hơn nhiều so với các hệ thống phóng hơi nước thông thường. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mặc dù vậy, chiếc tàu sân bay đầy tai tiếng này cũng đã vượt qua được quá trình kiểm tra của Hải quân Mỹ và đang được lực lượng này chạy nhiệm thu. Dự kiến quá trình chạy nhiệm thu của Hải quân Mỹ sẽ kéo dài tới hết năm nay và tới năm 2018, USS Gerald R. Ford sẽ được nhận nhiệm vụ chính thức. Nguồn ảnh: DM.
Dự kiến, USS Gerald R. Ford sẽ được gia nhập hạm đội để thay thế cho chiếc USS Enterprise (CVN-65) đã từng phục vụ 51 năm trong biên chế và nghỉ hưu vào tháng 12/2012. Tới giờ, vị trí của chiếc USS Enterprise trong Hải quân Mỹ vẫn bị bỏ trống. Nguồn ảnh: Wiki.