Ra đời từ năm 1999, pháo tự hành Type 99 của Nhật Bản được thiết kế và sản xuất bởi tập đoàn Công nghiệp Nặng Mitsubishi và chỉ được sử dụng bởi Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. Nguồn ảnh: Ddmu.Tổng cộng có khoảng 117 khẩu pháo tự hành loại này đã được ra đời nhằm thay thế cho loại pháo tự hành Type 75 vốn dĩ đã rất thành công của Nhật Bản trước đó. Nguồn ảnh: Ebay.Pháo tự hành Type 99 có trọng lượng khoảng 40 tấn, chiều rộng 3,2 mét và có kíp lái 4 người. Khẩu pháo có cỡ nòng 155 mm này độc đáo ở chỗ nó có khả năng xoay tháp pháo 360 độ, cơ động hơn nhiều so với các loại pháo tự hành khác chỉ có khả năng xoay tháp pháo ở góc rất hẹp hoặc thậm chí là không xoay được tháp pháo. Nguồn ảnh: Ddmu.Tốc độ bắn của Type 99 cũng rất đáng nể, lên tới 6 viên mỗi phút tương đương với khoảng 10 giây mỗi phát bắn. Ngoài khẩu pháo chính 155 mm, xe còn được trang bị một súng máy với cõ nòng 12,7 mm. Nguồn ảnh: Military.Điểm yếu của pháo tự hành Type 99 của Nhật Bản đó là nó có động cơ khá yếu, chỉ khoảng 600 sức ngựa tương đương với tỷ số lực kéo vào khoảng 15 sức ngựa cho mỗi tấn. Điều này dẫn tới vấn đề đó là tốc độ tối đa của Type 99 chỉ khoảng 50 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên thực tế, khẩu pháo tự hành này chỉ di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 40 km/h trên đường bằng. Điều này sẽ là một điểm yếu chí tử khi nó không thể theo kịp tốc độ hành quân của đội hình hoặc kéo tụt khả năng cơ động của cả lực lượng xuống mức trung bình. Nguồn ảnh: Deagel.Toàn bộ quá trình thiết kế Type 99 tốn kém tới 5 tỷ Yên Nhật và kết thúc vào năm 1992, sau đó 7 năm, khẩu pháo tự hành Type 99 đầu tiên mới được ra đời và đưa về nhập biên chế vào Lực lượng Phòng thủ Mặt đất Nhật Bản. Nguồn ảnh: Ddmu.Khả năng xuất khẩu của Type 99 gần như bằng không do đây là loại vũ khí mang tính chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, chưa kể tới chuyện, hiến pháp của nước này quy định rất rõ về việc các loại vũ khí sát thương tầm xa bị cấm xuất khẩu. Bên cạnh đó giá thành ngan ngửa một chiếc xe tăng chủ lực của Type 99 khiến nó không có mấy cơ hội trên thị trường. Nguồn ảnh: Flickr.Tầm bắn tối đa của Type 99 vào khoảng 35 km, tuy nhiên khi sử dụng đạn tăng tầm, tầm bắn tối đa của khẩu pháo này có thể lên tới 60 km, vượt trội hơn hẳn so với tầm bắn tối đa khi sử dụng đạn tăng tầm của nhiều loại pháo tự hành hiện đại hơn ra đời sau này. Nguồn ảnh: Military. Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành Type 99 của Nhật Bản trình diễn khả năng bắn cực kỳ cơ động với nòng pháo xoay 360 độ và tốc độ bắn cực nhanh.
Ra đời từ năm 1999, pháo tự hành Type 99 của Nhật Bản được thiết kế và sản xuất bởi tập đoàn Công nghiệp Nặng Mitsubishi và chỉ được sử dụng bởi Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. Nguồn ảnh: Ddmu.
Tổng cộng có khoảng 117 khẩu pháo tự hành loại này đã được ra đời nhằm thay thế cho loại pháo tự hành Type 75 vốn dĩ đã rất thành công của Nhật Bản trước đó. Nguồn ảnh: Ebay.
Pháo tự hành Type 99 có trọng lượng khoảng 40 tấn, chiều rộng 3,2 mét và có kíp lái 4 người. Khẩu pháo có cỡ nòng 155 mm này độc đáo ở chỗ nó có khả năng xoay tháp pháo 360 độ, cơ động hơn nhiều so với các loại pháo tự hành khác chỉ có khả năng xoay tháp pháo ở góc rất hẹp hoặc thậm chí là không xoay được tháp pháo. Nguồn ảnh: Ddmu.
Tốc độ bắn của Type 99 cũng rất đáng nể, lên tới 6 viên mỗi phút tương đương với khoảng 10 giây mỗi phát bắn. Ngoài khẩu pháo chính 155 mm, xe còn được trang bị một súng máy với cõ nòng 12,7 mm. Nguồn ảnh: Military.
Điểm yếu của pháo tự hành Type 99 của Nhật Bản đó là nó có động cơ khá yếu, chỉ khoảng 600 sức ngựa tương đương với tỷ số lực kéo vào khoảng 15 sức ngựa cho mỗi tấn. Điều này dẫn tới vấn đề đó là tốc độ tối đa của Type 99 chỉ khoảng 50 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên thực tế, khẩu pháo tự hành này chỉ di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 40 km/h trên đường bằng. Điều này sẽ là một điểm yếu chí tử khi nó không thể theo kịp tốc độ hành quân của đội hình hoặc kéo tụt khả năng cơ động của cả lực lượng xuống mức trung bình. Nguồn ảnh: Deagel.
Toàn bộ quá trình thiết kế Type 99 tốn kém tới 5 tỷ Yên Nhật và kết thúc vào năm 1992, sau đó 7 năm, khẩu pháo tự hành Type 99 đầu tiên mới được ra đời và đưa về nhập biên chế vào Lực lượng Phòng thủ Mặt đất Nhật Bản. Nguồn ảnh: Ddmu.
Khả năng xuất khẩu của Type 99 gần như bằng không do đây là loại vũ khí mang tính chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, chưa kể tới chuyện, hiến pháp của nước này quy định rất rõ về việc các loại vũ khí sát thương tầm xa bị cấm xuất khẩu. Bên cạnh đó giá thành ngan ngửa một chiếc xe tăng chủ lực của Type 99 khiến nó không có mấy cơ hội trên thị trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Tầm bắn tối đa của Type 99 vào khoảng 35 km, tuy nhiên khi sử dụng đạn tăng tầm, tầm bắn tối đa của khẩu pháo này có thể lên tới 60 km, vượt trội hơn hẳn so với tầm bắn tối đa khi sử dụng đạn tăng tầm của nhiều loại pháo tự hành hiện đại hơn ra đời sau này. Nguồn ảnh: Military.
Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành Type 99 của Nhật Bản trình diễn khả năng bắn cực kỳ cơ động với nòng pháo xoay 360 độ và tốc độ bắn cực nhanh.