MiG-31 được NATO gọi bằng biệt danh "Foxhound". Siêu tiêm kích đánh chặn siêu thanh này được Liên Xô cho cất cánh lần đầu tiên vào năm 1975 - nối tiếp sự thành công của MiG-25. Đây cũng là chiến đấu cơ có tốc độ bay nhanh nhất từng được con người chế tạo. Nguồn ảnh: BI.Với nhiệm vụ chính là một máy bay tiêm kích đánh chặn, MiG-31 thậm chí còn không có khả năng hỗn chiến cự ly gần với đối phương. Loại chiến đấu cơ này nguy hiểm nhất khi đâm thẳng vào chiến đấu cơ đối phương, phóng tên lửa đánh chặn từ xa sau đó lại lượn vòng ra ngoài lẩn trốn an toàn. Nguồn ảnh: BI.Không giống MiG-25 trước đây chỉ có một chỗ ngồi, tiêm kích MiG-31 còn có một ghế phụ cho phi công thứ hai - người chịu trách nhiệm điều khiển vũ khí và hệ thống radar Zaslon S-800 có tầm hoạt động trên 200 km của chiếc tiêm kích đánh chặn này. Nguồn ảnh: BI.Có trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn, tiêm kích MiG-31 sẽ cần đường băng 3800 ft tương đương hơn 1100 mét để cất cánh - đây là độ dài đường băng tiêu chuẩn của đường băng máy bay dân dụng thương mại. Nguồn ảnh: BI.Được trang bị hai động cơ Tumanski R-15BD-300, chiến đấu cơ MiG-31 có khả năng leo lên độ cao 10.000 mét chỉ trong 8 phút kể từ khi cất cánh rời mặt đất. Nguồn ảnh: BI.Phiên bản MiG-31BM được trang bị hệ thống radar Zaslon-M cải tiên. Hệ thống radar này có khả năng tìm kiếm mục tiêu ở khoảng cách 360 km và tương thích với các loại tên lửa tầm xa như R-33S. Nguồn ảnh: BI.Trong thời gian 9 phút kể từ khi cất cánh, gia tốc của MiG-31 đạt cực đại và có thể giúp nó vươn lên tới độ cao 19.000 mét. Độ cao tối đa mà siêu cơ đánh chặn này có thể vươn tới được là 20500 mét. Nguồn ảnh: BI.Tốc độ tối đa của MiG-31 lên tới Mach 3. Ở độ cao thấp, tốc độ tối đa mà nó có thể đạt được cũng lên tới Mach 1,23 - một tốc độ cực kỳ đáng nể sợ với một chiến đấu cơ ra đời trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: BI.Trong lịch sử, đã có rất nhiều tài liệu ghi chép lại việc MiG-31 của Liên Xô đánh chặn và đuổi được các siêu máy bay gián điệp SR-71 của Mỹ ở độ cao hơn 20 km so với mặt đất. Nguồn ảnh: BI.Phiên bản chiến đấu cơ MiG-31 với khả năng tiếp liệu trên không là MiG-31DZ được giới thiệu năm 1989. Nguồn ảnh: BI.Trang bị vũ khí chính của MiG-31 là tên lửa R-33 tầm xa, loại tên lửa này của Liên Xô/Nga tương đương với AIM-51 Phoenix thường được gắn trên các chiến đấu cơ F-14 của Mỹ trước đây. R-33 của Liên Xô thậm chí còn có thể khoá cùng lúc bốn mục tiêu bay. Nguồn ảnh: BI.Hiện tại, Nga đang sở hữu trong tay 252 tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31 và dự kiến sẽ sản xuất thêm 100 chiếc MiG-31 phiên bản MiG-31BM và MiG-31BSM trong thời gian từ nay tới năm 2020. Nguồn ảnh: BI. Nguồn ảnh: BI.Theo kế hoạch, Nga sẽ tiếp tục sử dụng MiG-31 ít nhất tới năm 2030 - thời điểm mà MiG-41 dự kiến sẽ được gia nhập biên chế nước này. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ MiG-31 có tốc độ nhanh nhất thế giới cất cánh.
MiG-31 được NATO gọi bằng biệt danh "Foxhound". Siêu tiêm kích đánh chặn siêu thanh này được Liên Xô cho cất cánh lần đầu tiên vào năm 1975 - nối tiếp sự thành công của MiG-25. Đây cũng là chiến đấu cơ có tốc độ bay nhanh nhất từng được con người chế tạo. Nguồn ảnh: BI.
Với nhiệm vụ chính là một máy bay tiêm kích đánh chặn, MiG-31 thậm chí còn không có khả năng hỗn chiến cự ly gần với đối phương. Loại chiến đấu cơ này nguy hiểm nhất khi đâm thẳng vào chiến đấu cơ đối phương, phóng tên lửa đánh chặn từ xa sau đó lại lượn vòng ra ngoài lẩn trốn an toàn. Nguồn ảnh: BI.
Không giống MiG-25 trước đây chỉ có một chỗ ngồi, tiêm kích MiG-31 còn có một ghế phụ cho phi công thứ hai - người chịu trách nhiệm điều khiển vũ khí và hệ thống radar Zaslon S-800 có tầm hoạt động trên 200 km của chiếc tiêm kích đánh chặn này. Nguồn ảnh: BI.
Có trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn, tiêm kích MiG-31 sẽ cần đường băng 3800 ft tương đương hơn 1100 mét để cất cánh - đây là độ dài đường băng tiêu chuẩn của đường băng máy bay dân dụng thương mại. Nguồn ảnh: BI.
Được trang bị hai động cơ Tumanski R-15BD-300, chiến đấu cơ MiG-31 có khả năng leo lên độ cao 10.000 mét chỉ trong 8 phút kể từ khi cất cánh rời mặt đất. Nguồn ảnh: BI.
Phiên bản MiG-31BM được trang bị hệ thống radar Zaslon-M cải tiên. Hệ thống radar này có khả năng tìm kiếm mục tiêu ở khoảng cách 360 km và tương thích với các loại tên lửa tầm xa như R-33S. Nguồn ảnh: BI.
Trong thời gian 9 phút kể từ khi cất cánh, gia tốc của MiG-31 đạt cực đại và có thể giúp nó vươn lên tới độ cao 19.000 mét. Độ cao tối đa mà siêu cơ đánh chặn này có thể vươn tới được là 20500 mét. Nguồn ảnh: BI.
Tốc độ tối đa của MiG-31 lên tới Mach 3. Ở độ cao thấp, tốc độ tối đa mà nó có thể đạt được cũng lên tới Mach 1,23 - một tốc độ cực kỳ đáng nể sợ với một chiến đấu cơ ra đời trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: BI.
Trong lịch sử, đã có rất nhiều tài liệu ghi chép lại việc MiG-31 của Liên Xô đánh chặn và đuổi được các siêu máy bay gián điệp SR-71 của Mỹ ở độ cao hơn 20 km so với mặt đất. Nguồn ảnh: BI.
Phiên bản chiến đấu cơ MiG-31 với khả năng tiếp liệu trên không là MiG-31DZ được giới thiệu năm 1989. Nguồn ảnh: BI.
Trang bị vũ khí chính của MiG-31 là tên lửa R-33 tầm xa, loại tên lửa này của Liên Xô/Nga tương đương với AIM-51 Phoenix thường được gắn trên các chiến đấu cơ F-14 của Mỹ trước đây. R-33 của Liên Xô thậm chí còn có thể khoá cùng lúc bốn mục tiêu bay. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, Nga đang sở hữu trong tay 252 tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31 và dự kiến sẽ sản xuất thêm 100 chiếc MiG-31 phiên bản MiG-31BM và MiG-31BSM trong thời gian từ nay tới năm 2020. Nguồn ảnh: BI. Nguồn ảnh: BI.
Theo kế hoạch, Nga sẽ tiếp tục sử dụng MiG-31 ít nhất tới năm 2030 - thời điểm mà MiG-41 dự kiến sẽ được gia nhập biên chế nước này. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ MiG-31 có tốc độ nhanh nhất thế giới cất cánh.