Ở thời điểm hiện tại khi mà những chiếc xe tăng T-90S/SK của Việt Nam chỉ mới vừa được phía Nga bàn giao và chưa sẵn sàng trực chiến, thì “xương sống” của tăng thiết giáp Việt Nam vẫn là dòng xe tăng T-54/55. Và để đảm bảo khả năng tác chiến của những chiếc xe tăng hơn 60 năm tuổi này luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất không phải là điều dễ dàng. Nguồn ảnh: Trọng Đức/TTXVN.Bên cạnh việc có tuổi đời phục vụ đã khá dài thì bản thân thiết kế của T-55 Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế so với yêu cầu tác chiến hiện đại. Và một trong số đó có thể nói đến là năng lực lội nước hạn chế của xe tăng T-55, đây cũng là điểm yếu đối với cả các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại ngày nay. Trọng Đức/TTXVN.Theo thiết kế của xe tăng T-55, nó có thể lội qua độ sâu 1.4m mà không cần chuẩn bị trước, ngoài ra T-55 còn được trang bị thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5.5m với tốc độ 2 km/h. Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút và có thể được tháo bỏ ngay sau khi ra khỏi nước. Nguồn ảnh: Trọng Đức/TTXVN.Tuy nhiên, việc phải mất từ 15-30 phút cho việc lắp đặt ống thông hơi tác động không hề nhỏ đến tốc độ hành quân tác chiến của một đơn vị tăng thiết giáp, đó là còn chưa kể đến những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình T-55 vượt sông bằng ống thông hơi khi chúng không thực sự đáng tin cậy. Và để giải quyết vấn đề này các thiết kế sư Liên Xô đã cho ra đời phà tự hành và cầu phao tự hành. Nguồn ảnh: QĐND.Theo đó các phương tiện cơ giới công binh này được thiết kế để giúp các đơn vị tăng thiết giáp hay cả bộ binh cơ giới vượt qua các chướng ngại nước nhanh hơn và an toàn hơn. Bản thân các phương tiện này cũng có thể vận chuyển cùng lúc nhiều loại phương tiện khác nhau từ xe tăng, xe bọc thép cho đến các phương tiện cơ giới. Nguồn ảnh: Hùng Cường/TTO.Do đó có thể thấy cầu phao tự hành và phà tự hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ giúp các đơn vị tăng thiết giáp hay bộ binh vượt chướng ngại nước trong quân đội ta, mà trong số đó có cả những chiếc xe tăng T-55. Nguồn ảnh: Hùng Cường/TTO.Trong biên chế Quân đội Việt Nam hiện tại, mẫu phương tiện công binh được sử dụng để vận chuyển xe tăng T-55 vượt sông phổ biến nhất vẫn là phà tự hành GSP, kế đến còn có cầu phao tự hành PMP. Dù chỉ có thể vận chuyển mỗi lần một chiếc xe tăng T-55 thế nhưng GSP được đánh giá ưu việt hơn PMP trong điều kiện hành quân đòi hỏi sự cơ động, đảm bảo bí mật và trong thời gian ngắn, giúp các đơn vị tăng thiết giáp tạo được ưu thế bất ngờ trước đối phương. Nguồn ảnh: Hùng Cường/TTO.Phà tự hành GSP là một loại khí tài đảm bảo vượt sông do Liên Xô sản xuất và được trang bị cho lực lượng Công binh Việt Nam từ những năm 1980. Thiết bị này có thể chuyên chở được xe tăng hạng nặng, hạng trung, pháo tự hành và xe tăng hạng trung, trong điều kiện đêm tối, trời mưa, sương mù, bảo đảm bí mật. Nguồn ảnh: Hùng Cường/TTO.GSP có tải trọng giới hạn 52 tấn. Trọng lượng phà không tải vào khoảng 34,6 tấn. Phà có chiều dài 12m, có chiều rộng khi mở thuyền 12,63m, chiều rộng khi mở vệt cầu là 21,54m và sức nổi khi có tải của phà đạt 52 tấn. Ảnh: Hai xe phà tự hành GSP được ghép lại để vận chuyển một chiếc xe tăng T-54 có trọng lượng khoảng 36 tấn vượt sông. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Phà tự hành GSP hoạt động và di chuyển dưới nước nhờ vào 2 chân vịt bố trí ở phía sau, tương tự như một ca nô quân sự khác. Tốc độ di chuyển dưới nước không tải vào khoảng 10-11km/giờ. Tốc độ di chuyển có tải dưới 52 tấn vào khoảng 6-8km/giờ. Ảnh: Phà tự hành GSP đưa xe tăng T-55 vượt sông an toàn, kíp chiến đấu trên hai chiếc GSP gồm 6 chiến sĩ (1 chỉ huy, 2 lái phà và 3 chiến sĩ phục vụ). Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Trong ảnh là hai mảng cầu phao PMP được sử dụng như một phà tự hành giúp các phương tiện cơ giới có trọng tải lớn từ 20 tấn tới 50 tấn vượt sông với sự hỗ trợ của canô công binh BMK-150, tuy nhiên tốc độ di chuyển của PMP khá chậm khi phải vận chuyển cùng lúc nhiều phương tiện. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Mỗi mảng cầu phao PMP có chiều dài 6,7 m, rộng 7,1 m. PMP gồm 32 mảng có thể ghép lại thành cây cầu dài 400 m, tải trọng tới 60 tấn. Quá trình lắp một cầu phao PMP dài 400m mất khoảng 30 phút, chính điều này khiến PMP tỏ ra lép vế trước GSP về khả năng cơ động. Nguồn ảnh: QĐND.Mời độc giả xem video: Tinh thần sẵn sàng chiến đấu tại Lữ đoàn tăng thiết giáp 405, quân khu 3. (nguồn QPVN)
Ở thời điểm hiện tại khi mà những chiếc xe tăng T-90S/SK của Việt Nam chỉ mới vừa được phía Nga bàn giao và chưa sẵn sàng trực chiến, thì “xương sống” của tăng thiết giáp Việt Nam vẫn là dòng xe tăng T-54/55. Và để đảm bảo khả năng tác chiến của những chiếc xe tăng hơn 60 năm tuổi này luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất không phải là điều dễ dàng. Nguồn ảnh: Trọng Đức/TTXVN.
Bên cạnh việc có tuổi đời phục vụ đã khá dài thì bản thân thiết kế của T-55 Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế so với yêu cầu tác chiến hiện đại. Và một trong số đó có thể nói đến là năng lực lội nước hạn chế của xe tăng T-55, đây cũng là điểm yếu đối với cả các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại ngày nay. Trọng Đức/TTXVN.
Theo thiết kế của xe tăng T-55, nó có thể lội qua độ sâu 1.4m mà không cần chuẩn bị trước, ngoài ra T-55 còn được trang bị thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5.5m với tốc độ 2 km/h. Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút và có thể được tháo bỏ ngay sau khi ra khỏi nước. Nguồn ảnh: Trọng Đức/TTXVN.
Tuy nhiên, việc phải mất từ 15-30 phút cho việc lắp đặt ống thông hơi tác động không hề nhỏ đến tốc độ hành quân tác chiến của một đơn vị tăng thiết giáp, đó là còn chưa kể đến những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình T-55 vượt sông bằng ống thông hơi khi chúng không thực sự đáng tin cậy. Và để giải quyết vấn đề này các thiết kế sư Liên Xô đã cho ra đời phà tự hành và cầu phao tự hành. Nguồn ảnh: QĐND.
Theo đó các phương tiện cơ giới công binh này được thiết kế để giúp các đơn vị tăng thiết giáp hay cả bộ binh cơ giới vượt qua các chướng ngại nước nhanh hơn và an toàn hơn. Bản thân các phương tiện này cũng có thể vận chuyển cùng lúc nhiều loại phương tiện khác nhau từ xe tăng, xe bọc thép cho đến các phương tiện cơ giới. Nguồn ảnh: Hùng Cường/TTO.
Do đó có thể thấy cầu phao tự hành và phà tự hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ giúp các đơn vị tăng thiết giáp hay bộ binh vượt chướng ngại nước trong quân đội ta, mà trong số đó có cả những chiếc xe tăng T-55. Nguồn ảnh: Hùng Cường/TTO.
Trong biên chế Quân đội Việt Nam hiện tại, mẫu phương tiện công binh được sử dụng để vận chuyển xe tăng T-55 vượt sông phổ biến nhất vẫn là phà tự hành GSP, kế đến còn có cầu phao tự hành PMP. Dù chỉ có thể vận chuyển mỗi lần một chiếc xe tăng T-55 thế nhưng GSP được đánh giá ưu việt hơn PMP trong điều kiện hành quân đòi hỏi sự cơ động, đảm bảo bí mật và trong thời gian ngắn, giúp các đơn vị tăng thiết giáp tạo được ưu thế bất ngờ trước đối phương. Nguồn ảnh: Hùng Cường/TTO.
Phà tự hành GSP là một loại khí tài đảm bảo vượt sông do Liên Xô sản xuất và được trang bị cho lực lượng Công binh Việt Nam từ những năm 1980. Thiết bị này có thể chuyên chở được xe tăng hạng nặng, hạng trung, pháo tự hành và xe tăng hạng trung, trong điều kiện đêm tối, trời mưa, sương mù, bảo đảm bí mật. Nguồn ảnh: Hùng Cường/TTO.
GSP có tải trọng giới hạn 52 tấn. Trọng lượng phà không tải vào khoảng 34,6 tấn. Phà có chiều dài 12m, có chiều rộng khi mở thuyền 12,63m, chiều rộng khi mở vệt cầu là 21,54m và sức nổi khi có tải của phà đạt 52 tấn. Ảnh: Hai xe phà tự hành GSP được ghép lại để vận chuyển một chiếc xe tăng T-54 có trọng lượng khoảng 36 tấn vượt sông. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Phà tự hành GSP hoạt động và di chuyển dưới nước nhờ vào 2 chân vịt bố trí ở phía sau, tương tự như một ca nô quân sự khác. Tốc độ di chuyển dưới nước không tải vào khoảng 10-11km/giờ. Tốc độ di chuyển có tải dưới 52 tấn vào khoảng 6-8km/giờ. Ảnh: Phà tự hành GSP đưa xe tăng T-55 vượt sông an toàn, kíp chiến đấu trên hai chiếc GSP gồm 6 chiến sĩ (1 chỉ huy, 2 lái phà và 3 chiến sĩ phục vụ). Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Trong ảnh là hai mảng cầu phao PMP được sử dụng như một phà tự hành giúp các phương tiện cơ giới có trọng tải lớn từ 20 tấn tới 50 tấn vượt sông với sự hỗ trợ của canô công binh BMK-150, tuy nhiên tốc độ di chuyển của PMP khá chậm khi phải vận chuyển cùng lúc nhiều phương tiện. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Mỗi mảng cầu phao PMP có chiều dài 6,7 m, rộng 7,1 m. PMP gồm 32 mảng có thể ghép lại thành cây cầu dài 400 m, tải trọng tới 60 tấn. Quá trình lắp một cầu phao PMP dài 400m mất khoảng 30 phút, chính điều này khiến PMP tỏ ra lép vế trước GSP về khả năng cơ động. Nguồn ảnh: QĐND.
Mời độc giả xem video: Tinh thần sẵn sàng chiến đấu tại Lữ đoàn tăng thiết giáp 405, quân khu 3. (nguồn QPVN)