Mới đây, kỷ lục về giá thành đắt nhất của một chiếc máy bay thuộc về chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ đã bị phá vỡ một cách ngoạn mục. Với giá thành mỗi sản phẩm lên tới 96 triệu USD và còn lên tới hơn 130 triệu USD nếu tính cả giá nghiên cứu vào giá sản phẩm, chiếc trực thăng CH-53K King Stallion đã trở thành chiếc máy bay đắt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Naval.Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự không đánh giá cao mẫu máy bay trực thăng vận tải hạng nặng này khi các bộ phận quan trọng nhất là hệ thống điều khiển và hệ thống động cơ của chiếc trực thăng CH-53K hầu hết toàn sử dụng lại công nghệ cũ từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.Chiếc trực thăng là sản phẩm của hãng Lockhead Martin với khách hàng chủ yếu là lực lượng Không quân Hải quân và Hải quân Mỹ. So với phiên bản tiền nhiệm, mẫu CH-53E, chiếc CH-53K có tốc độ nhanh hơn chỉ khoảng 20 hải lí tương đương với khoảng 37 km/h. Nguồn ảnh: Sina.Quá trình thử nghiệm chiếc trực thăng này bao gồm việc thử nghiệm tốc độ vòng quay, hệ thống điều khiển hệ thống kiểm soát bay và quan trọng nhất là hệ thống cân bằng điện tử giúp phi công có khả năng kiểm soát độ cân bằng của máy bay tốt hơn nhất là khi mang theo kiện hàng quá khổ được treo bên dưới máy bay. Nguồn ảnh: Sina.Sử dụng 2 động cơ GE38-1B được sản xuất bởi hãng General Elictric, chiếc trực thăng này có tổng công suất động cơ lên tới 15.000 sức ngựa cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 38.400 tấn. Nguồn ảnh: Flight.Chiếc trực thăng vận tải này có khả năng mang theo tối đa 15,9 tấn hàng hóa với điều kiện những khối hàng này phải được sắp xếp cân bằng bên trong khoang máy bay hoặc được treo bên dưới chiếc trực thăng gọn gàng, tuy nhiên việc treo hàng dưới thân máy bay sẽ làm máy bay khó điều khiển hơn và nếu kiện hàng đủ lớn, gió cũng có thể ảnh hưởng đến độ cân bằng của máy bay. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, quá trình thử nghiệm những chiếc trực thăng CH-53K vẫn đang tiếp tục được diễn ra và dự kiến đến năm 2018, những lô hàng đầu tiên sẽ được đưa đến tay lực lượng Hải quân Mỹ với giá thành vào khoảng hơn 90 triệu USD, nghĩa là cao hơn cả một chiến đấu cơ F-35 được Mỹ quảng cáo là phi cơ thế hệ thứ năm tốt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Trực thăng CH-53K được thiết kế lại toàn bộ hệ thống thân vỏ, hệ thống hiển thị bay cũng được nâng cấp hơn so với người tiền nhiệm CH-53E với khả năng hiển thị trực tiếp lên kính lái các thông số kỹ thuật ngay trên kính khoang lái giúp phi công bớt bị phân tâm khi điều khiển máy bay. Nguồn ảnh: Sina.Hệ thống cân bằng điện tử trên chiếc CH-53K giúp phi công có khả năng kéo theo những kiện hàng có kích thước cồng kềnh và trọng lượng lớn trong điều kiện thời tiết phức tạp mà không gặp phải nhiều khó khăn. Ảnh: Chiếc CH-53K đang tham gia thử nghiệm nâng hàng với một khối bê tông có trọng lượng khoảng vài tấn. Nguồn ảnh: Sina.CH-53K King Stallion có phi hành đoàn 5 người trong đó có 2 phi công và 3 hoa tiêu (kiêm xạ thủ) ở hai thân và đuôi máy bay, chiếc trực thăng này có khả năng chở theo 37 lính với đầy đủ trang thiết bị. Vận tốc tối đa nó đạt được vào khoảng 315 km/h, tầm hoạt động 852 km, trần bay 4300 mét và có khả năng leo cao với vận tốc 13 mét/giây (trọng tải tối đa). Nguồn ảnh: Sina.
Mới đây, kỷ lục về giá thành đắt nhất của một chiếc máy bay thuộc về chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ đã bị phá vỡ một cách ngoạn mục. Với giá thành mỗi sản phẩm lên tới 96 triệu USD và còn lên tới hơn 130 triệu USD nếu tính cả giá nghiên cứu vào giá sản phẩm, chiếc trực thăng CH-53K King Stallion đã trở thành chiếc máy bay đắt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Naval.
Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự không đánh giá cao mẫu máy bay trực thăng vận tải hạng nặng này khi các bộ phận quan trọng nhất là hệ thống điều khiển và hệ thống động cơ của chiếc trực thăng CH-53K hầu hết toàn sử dụng lại công nghệ cũ từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.
Chiếc trực thăng là sản phẩm của hãng Lockhead Martin với khách hàng chủ yếu là lực lượng Không quân Hải quân và Hải quân Mỹ. So với phiên bản tiền nhiệm, mẫu CH-53E, chiếc CH-53K có tốc độ nhanh hơn chỉ khoảng 20 hải lí tương đương với khoảng 37 km/h. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình thử nghiệm chiếc trực thăng này bao gồm việc thử nghiệm tốc độ vòng quay, hệ thống điều khiển hệ thống kiểm soát bay và quan trọng nhất là hệ thống cân bằng điện tử giúp phi công có khả năng kiểm soát độ cân bằng của máy bay tốt hơn nhất là khi mang theo kiện hàng quá khổ được treo bên dưới máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Sử dụng 2 động cơ GE38-1B được sản xuất bởi hãng General Elictric, chiếc trực thăng này có tổng công suất động cơ lên tới 15.000 sức ngựa cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 38.400 tấn. Nguồn ảnh: Flight.
Chiếc trực thăng vận tải này có khả năng mang theo tối đa 15,9 tấn hàng hóa với điều kiện những khối hàng này phải được sắp xếp cân bằng bên trong khoang máy bay hoặc được treo bên dưới chiếc trực thăng gọn gàng, tuy nhiên việc treo hàng dưới thân máy bay sẽ làm máy bay khó điều khiển hơn và nếu kiện hàng đủ lớn, gió cũng có thể ảnh hưởng đến độ cân bằng của máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, quá trình thử nghiệm những chiếc trực thăng CH-53K vẫn đang tiếp tục được diễn ra và dự kiến đến năm 2018, những lô hàng đầu tiên sẽ được đưa đến tay lực lượng Hải quân Mỹ với giá thành vào khoảng hơn 90 triệu USD, nghĩa là cao hơn cả một chiến đấu cơ F-35 được Mỹ quảng cáo là phi cơ thế hệ thứ năm tốt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Trực thăng CH-53K được thiết kế lại toàn bộ hệ thống thân vỏ, hệ thống hiển thị bay cũng được nâng cấp hơn so với người tiền nhiệm CH-53E với khả năng hiển thị trực tiếp lên kính lái các thông số kỹ thuật ngay trên kính khoang lái giúp phi công bớt bị phân tâm khi điều khiển máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống cân bằng điện tử trên chiếc CH-53K giúp phi công có khả năng kéo theo những kiện hàng có kích thước cồng kềnh và trọng lượng lớn trong điều kiện thời tiết phức tạp mà không gặp phải nhiều khó khăn. Ảnh: Chiếc CH-53K đang tham gia thử nghiệm nâng hàng với một khối bê tông có trọng lượng khoảng vài tấn. Nguồn ảnh: Sina.
CH-53K King Stallion có phi hành đoàn 5 người trong đó có 2 phi công và 3 hoa tiêu (kiêm xạ thủ) ở hai thân và đuôi máy bay, chiếc trực thăng này có khả năng chở theo 37 lính với đầy đủ trang thiết bị. Vận tốc tối đa nó đạt được vào khoảng 315 km/h, tầm hoạt động 852 km, trần bay 4300 mét và có khả năng leo cao với vận tốc 13 mét/giây (trọng tải tối đa). Nguồn ảnh: Sina.