Mới đây, quân đội Nga đã công bố một đoạn video quay cảnh chiến trường cho thấy, máy bay không người lái (UAV) tự sát "Lancet" của Nga, đã sử dụng phương pháp thâm nhập ở độ cao cực thấp, làm nổ tung hai bệ phóng tên lửa phòng không S-300 của Ukraine. Có thể thấy rõ trong video, phía Ukraine đã phóng một tên lửa phòng không đánh chặn chiếc UAV trên nhưng không thành công; chiếc UAV lao thẳng vào xe phóng đang lắp sẵn tên lửa và một quả cầu lửa bùng lên dữ dội; đồng thời đám cháy gây ra vụ nổ dây chuyền, khiến cả trận địa rực lửa.Như vậy chỉ một chiếc máy bay không người lái rẻ tiền, được sử dụng để phá hủy một trận địa phòng không tầm xa tương đối hiện đại của quân đội Ukraine. Có thể nào đây là “sát thủ” thực sự của quân đội Nga?Sau khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, Mỹ đã hỗ trợ Ukraine một lượng lớn vũ khí và trang thiết bị, trong đó nổi tiếng là UAV tự sát "Switchblade", vừa có chức năng giám sát, khi có thể cung cấp nhiều thông tin tình báo cho người Ukraine và vừa để tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên, nhược điểm của UAV tự sát "Switchblade" đó là lượng thời gian hoạt động trên không quá ngắn và sức công phá chỉ tương đương với một quả lựu đạn 40mm, thậm chí không thể chống lại một binh sĩ Nga được bảo vệ tốt trong chiến đấu. Do đó, quân đội Ukraine giảm dần việc sử dụng loại vũ khí này trong giai đoạn sau của cuộc chiến.Trang Defense gần đây đã công bố 6 chiến công liên tiếp của các loại UAV tự sát, tất cả đều là loại Lancet của Nga. Như vậy UAV tự sát Lancet (lưỡi dao) của Nga rõ ràng là tốt hơn so với những tên lửa chống tăng Javelin (mũi thương), ẩn trong rừng cây và các tòa nhà.Với các đòn đánh từ trên không, binh lính Ukraine khó thoát khỏi cuộc tấn công từ UAV tự sát của Nga; và ngay cả những phương tiện có khả năng phòng thủ nhất định, cũng khó sống sót sau cuộc tấn công; khiến quân đội Ukraine rơi vào tình trạng hoảng loạn.Việc quân đội Nga đẩy nhanh việc ứng dụng UAV tự sát "Lancet" và Geran-2 trong cuộc xung đột này, liệu có thể thay đổi cục diện chiến trường?Theo các chuyên gia, UAV "Lancet" có thể gây ra thiệt hại rất lớn cho quân đội Ukraine. UAV "Lancet" ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019, được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn sản xuất vũ khí Kalashnikov của Nga. Đây có thể được coi là một vũ khí tên lửa hành trình và được biết đến như một "quả mìn trên không".Theo thông tin công khai, UAV Lancet-3 có trọng lượng cất cánh 12 kg, trọng tải 3 kg, thời gian hoạt động trên không khoảng 40 phút, tốc độ bay khoảng 130 km/h. Khi cần thiết, UAV "Lancet" có thể tăng tốc lên 300 km/h, và đối phương hầu như không có thời gian trốn tránh. Có thể thấy qua đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, khi "Lancet" tiếp cận mục tiêu, một số binh sĩ Ukraine đã cố gắng chạy thoát, nhưng không kịp. Từ tình hình thực tế, dưới sự tấn công của UAV tự sát, quân đội Ukraine hầu như không còn khả năng phòng thủ với những đòn đánh như vậy.Thứ hai, quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng số lượng lớn UAV vào chiến trường và đạt được nhiều kết quả tốt. Vào đêm 18/10, quân đội Nga đã sử dụng hơn 20 UAV tự sát Geran-2, tiến hành một cuộc tấn công tập trung vào thủ đô Kiev của Ukraine; phá hủy nhiều mục tiêu quân sự và dân sự.Quân đội Nga cũng nhiều lần điều UAV tự sát tấn công các vị trí đóng quân và các mục tiêu có giá trị cao trên khắp khu vực chiến tuyến. Những đòn đánh của UAV tự sát, đã phá hủy nhiều trung tâm chỉ huy và kho vũ khí của quân đội Ukraine; tạo sự răn đe lớn cho quân đội Ukraine.Theo quan sát, đã có một số lượng lớn UAV cảm tử trong các cuộc không kích gần đây của Nga trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine. Có thể thấy rằng, quân đội Nga đã bắt đầu chú ý đến việc áp dụng các chiến thuật sử dụng UAV để tiêu hao lực lượng Ukraine trên tiền tuyến.Đồng thời, những thiếu sót trước đây của quân đội Nga về yểm trợ hỏa lực trên không, cũng sẽ được bổ sung rất nhiều. Và tình trạng trước đây quân đội Ukraine sử dụng tên lửa HIMARS, để thực hiện các cuộc tấn công “phi đối xứng” chống lại quân đội Nga sẽ được đảo ngược.Cuối cùng, quân đội Ukraine khó có thể đáp trả hiệu quả các UAV tự sát của Nga. Hiện tại, vũ khí phòng không mà quân đội Ukraine hiện có, chủ yếu là Buk-M1 và S-300 từ thời Liên Xô. Đồng thời, các nước NATO đã hỗ trợ một số hệ thống phòng không vác vai cơ động như Stinger và Starlight.Nhưng do UAV tự sát của quân đội Nga đều có kích thước nhỏ, như Geran-2 chỉ dài 3 mét và "Lancet" thậm chí còn nhỏ hơn, nên rất khó bị radar phát hiện. Ngoài ra, vũ khí phòng không chủ lực của Quân đội Ukraine, chủ yếu dùng để đối phó với các máy bay chiến đấu của Không quân Nga và nguồn tên lửa của Ukraine có hạn. Và rõ ràng những chiếc UAV tự sát của Nga được sử dụng chỉ có giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn USD, nhưng rõ ràng đó là màn đấu “phi đối xứng”. Chưa hết, phần lớn UAV của Nga sử dụng động cơ xăng nhỏ, nên các loại tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại như Stinger rất khó để phát huy tác dụng. Tóm lại, với sự phát triển không ngừng của thực tiễn chiến trường, chiến thuật bầy đàn UAV tự sát của quân đội Nga đã được cải thiện đáng kể, và tư duy tác chiến của họ cũng có những thay đổi lớn.Một loại vũ khí và trang bị đơn lẻ có thể sẽ không thể thay đổi cục diện trận chiến. Tuy nhiên, những thay đổi về chiến thuật của quân đội Nga về sử dụng UAV, chắc chắn sẽ tác động sâu sắc đến cục diện chiến trường.
Mới đây, quân đội Nga đã công bố một đoạn video quay cảnh chiến trường cho thấy, máy bay không người lái (UAV) tự sát "Lancet" của Nga, đã sử dụng phương pháp thâm nhập ở độ cao cực thấp, làm nổ tung hai bệ phóng tên lửa phòng không S-300 của Ukraine.
Có thể thấy rõ trong video, phía Ukraine đã phóng một tên lửa phòng không đánh chặn chiếc UAV trên nhưng không thành công; chiếc UAV lao thẳng vào xe phóng đang lắp sẵn tên lửa và một quả cầu lửa bùng lên dữ dội; đồng thời đám cháy gây ra vụ nổ dây chuyền, khiến cả trận địa rực lửa.
Như vậy chỉ một chiếc máy bay không người lái rẻ tiền, được sử dụng để phá hủy một trận địa phòng không tầm xa tương đối hiện đại của quân đội Ukraine. Có thể nào đây là “sát thủ” thực sự của quân đội Nga?
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, Mỹ đã hỗ trợ Ukraine một lượng lớn vũ khí và trang thiết bị, trong đó nổi tiếng là UAV tự sát "Switchblade", vừa có chức năng giám sát, khi có thể cung cấp nhiều thông tin tình báo cho người Ukraine và vừa để tiêu diệt mục tiêu.
Tuy nhiên, nhược điểm của UAV tự sát "Switchblade" đó là lượng thời gian hoạt động trên không quá ngắn và sức công phá chỉ tương đương với một quả lựu đạn 40mm, thậm chí không thể chống lại một binh sĩ Nga được bảo vệ tốt trong chiến đấu. Do đó, quân đội Ukraine giảm dần việc sử dụng loại vũ khí này trong giai đoạn sau của cuộc chiến.
Trang Defense gần đây đã công bố 6 chiến công liên tiếp của các loại UAV tự sát, tất cả đều là loại Lancet của Nga. Như vậy UAV tự sát Lancet (lưỡi dao) của Nga rõ ràng là tốt hơn so với những tên lửa chống tăng Javelin (mũi thương), ẩn trong rừng cây và các tòa nhà.
Với các đòn đánh từ trên không, binh lính Ukraine khó thoát khỏi cuộc tấn công từ UAV tự sát của Nga; và ngay cả những phương tiện có khả năng phòng thủ nhất định, cũng khó sống sót sau cuộc tấn công; khiến quân đội Ukraine rơi vào tình trạng hoảng loạn.
Việc quân đội Nga đẩy nhanh việc ứng dụng UAV tự sát "Lancet" và Geran-2 trong cuộc xung đột này, liệu có thể thay đổi cục diện chiến trường?
Theo các chuyên gia, UAV "Lancet" có thể gây ra thiệt hại rất lớn cho quân đội Ukraine. UAV "Lancet" ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019, được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn sản xuất vũ khí Kalashnikov của Nga. Đây có thể được coi là một vũ khí tên lửa hành trình và được biết đến như một "quả mìn trên không".
Theo thông tin công khai, UAV Lancet-3 có trọng lượng cất cánh 12 kg, trọng tải 3 kg, thời gian hoạt động trên không khoảng 40 phút, tốc độ bay khoảng 130 km/h. Khi cần thiết, UAV "Lancet" có thể tăng tốc lên 300 km/h, và đối phương hầu như không có thời gian trốn tránh.
Có thể thấy qua đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, khi "Lancet" tiếp cận mục tiêu, một số binh sĩ Ukraine đã cố gắng chạy thoát, nhưng không kịp. Từ tình hình thực tế, dưới sự tấn công của UAV tự sát, quân đội Ukraine hầu như không còn khả năng phòng thủ với những đòn đánh như vậy.
Thứ hai, quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng số lượng lớn UAV vào chiến trường và đạt được nhiều kết quả tốt. Vào đêm 18/10, quân đội Nga đã sử dụng hơn 20 UAV tự sát Geran-2, tiến hành một cuộc tấn công tập trung vào thủ đô Kiev của Ukraine; phá hủy nhiều mục tiêu quân sự và dân sự.
Quân đội Nga cũng nhiều lần điều UAV tự sát tấn công các vị trí đóng quân và các mục tiêu có giá trị cao trên khắp khu vực chiến tuyến. Những đòn đánh của UAV tự sát, đã phá hủy nhiều trung tâm chỉ huy và kho vũ khí của quân đội Ukraine; tạo sự răn đe lớn cho quân đội Ukraine.
Theo quan sát, đã có một số lượng lớn UAV cảm tử trong các cuộc không kích gần đây của Nga trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine. Có thể thấy rằng, quân đội Nga đã bắt đầu chú ý đến việc áp dụng các chiến thuật sử dụng UAV để tiêu hao lực lượng Ukraine trên tiền tuyến.
Đồng thời, những thiếu sót trước đây của quân đội Nga về yểm trợ hỏa lực trên không, cũng sẽ được bổ sung rất nhiều. Và tình trạng trước đây quân đội Ukraine sử dụng tên lửa HIMARS, để thực hiện các cuộc tấn công “phi đối xứng” chống lại quân đội Nga sẽ được đảo ngược.
Cuối cùng, quân đội Ukraine khó có thể đáp trả hiệu quả các UAV tự sát của Nga. Hiện tại, vũ khí phòng không mà quân đội Ukraine hiện có, chủ yếu là Buk-M1 và S-300 từ thời Liên Xô. Đồng thời, các nước NATO đã hỗ trợ một số hệ thống phòng không vác vai cơ động như Stinger và Starlight.
Nhưng do UAV tự sát của quân đội Nga đều có kích thước nhỏ, như Geran-2 chỉ dài 3 mét và "Lancet" thậm chí còn nhỏ hơn, nên rất khó bị radar phát hiện. Ngoài ra, vũ khí phòng không chủ lực của Quân đội Ukraine, chủ yếu dùng để đối phó với các máy bay chiến đấu của Không quân Nga và nguồn tên lửa của Ukraine có hạn.
Và rõ ràng những chiếc UAV tự sát của Nga được sử dụng chỉ có giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn USD, nhưng rõ ràng đó là màn đấu “phi đối xứng”. Chưa hết, phần lớn UAV của Nga sử dụng động cơ xăng nhỏ, nên các loại tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại như Stinger rất khó để phát huy tác dụng.
Tóm lại, với sự phát triển không ngừng của thực tiễn chiến trường, chiến thuật bầy đàn UAV tự sát của quân đội Nga đã được cải thiện đáng kể, và tư duy tác chiến của họ cũng có những thay đổi lớn.
Một loại vũ khí và trang bị đơn lẻ có thể sẽ không thể thay đổi cục diện trận chiến. Tuy nhiên, những thay đổi về chiến thuật của quân đội Nga về sử dụng UAV, chắc chắn sẽ tác động sâu sắc đến cục diện chiến trường.