Là cơ sở sửa chữa tên lửa đầu ngành của toàn quân Nhà máy A31 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không-Không quân) có nhiệm vụ sửa chữa, đồng bộ các tổ hợp tên lửa phòng không như S-75, S-125M và S-125-2TM có trong trang bị của Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ). Nguồn ảnh: QPVN.Bên cạnh đó, Nhà máy A31 cũng có sự đóng góp quan trọng cho Dự án cải tiến tổ hợp Tên lửa Phòng không (cải tiến tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora) được Bộ Quốc phòng và Quân chủng PK-KQ giao nhiệm vụ. Nguồn ảnh: QPVN.Để xây dựng được đội ngũ thợ lành nghề giàu kinh nghiệm, làm chủ các dây chuyền sửa chữa hiện có và đủ khả năng tiếp cận các công nghệ sửa chữa, cải tiến nâng cấp tên lửa là sự nỗ lực cố gắng phát huy nội lực sẵn có của Nhà máy A31. Nguồn ảnh: QPVN.Những năm gần đây Nhà máy A31 được Quân chủng PK-KQ đầu tư xây dựng nhà công nghệ cao và các dây chuyền công nghệ mới, cùng trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán sửa chữa, sản xuất các modul và mạch điện tử nhằm chủ động trong công tác bảo đảm kỹ thuật cho các tổ hợp tên lửa thế hệ mới có sử dụng công nghệ cao của quân chủng. Nguồn ảnh: QPVN.Hình ảnh đội ngũ công nhân viên của Nhà máy A31 trong dây chuyền sửa chữa, bảo quản đạn tên lửa 5V27 dành cho các tổ hợp phòng không tầm trung S-125M và S-125-2TM. Nguồn ảnh: QPVN.Cán bộ kỹ thuật Nhà máy A31 hiệu chỉnh khí tài thuộc cụm radar của một tổ hợp phòng không. Nguồn ảnh: QPVN.Còn đây là phân xưởng 1 của Nhà máy A31, nhiệm vụ chính của phân xưởng này là sửa chữa vừa các bộ khí tài của S-75, S-125M và S-125-2TM cùng các thiết bị đi kèm phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: QPVN.Với các tổ hợp phòng không do Liên Xô chế tạo trước đây mỗi tổ hợp được cấu thành từ hàng trăm cho đến hàng ngàn các bộ phận và linh kiện, nên công tác sửa chữa, nâng cấp và bảo quản các loại khí tài này gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: QPVN.Tuy vậy, hầu hết các khối khí tài dành cho các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung mà Nhà máy A31 đang đảm nhận sửa chữa đều được nhà máy “hồi sinh” đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của Quân chủng PK-KQ đưa ra. Nguồn ảnh: QPVN.Việc sửa chữa hay cải tiến nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không và tăng hạn sử dụng đạn tên lửa tại Nhà máy A31 cũng được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy trình, bảo đảm chính xác tuyệt đối. Nguồn ảnh: QPVN.Được biết, hiện tại Nhà máy A31 vẫn đang tiến hành cải tiến một số các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 cho Quân chủng PK-KQ dựa theo công nghệ được chuyển giao, nhằm nâng cao năng lực tác chiến cũng như kéo dài niên hạn phục vụ của dòng tên lửa này. Nguồn ảnh: QPVN.Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3) do Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng vào đầu những năm 1960. Nó được đánh giá là rất hiệu quả trong chống mục tiêu tầm ngắn, bay thấp, đối phó tốt mục tiêu có tính cơ động cao. Đặc biệt, nó có khả năng kháng nhiễu điện tử mạnh hơn so với hệ thống S-75 Dvina tiền nhiệm. S-125 Pechora có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối đa 35km, độ cao 18km. Nguồn ảnh: QPVN.Những hệ thống S-125 đầu tiên chuyển giao cho Việt Nam trong năm 1972 trong bối cảnh Không quân Mỹ dùng B-52 đánh phá dữ dội các thành phố lớn ở miền Bắc. Ngày nay, S-125 vẫn tiếp tục là một trong những hệ thống phòng không chủ lực của Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.Hiện tại các tổ hợp tên lửa S-125 của Quân chủng PK-KQ đều được nâng cấp lên các biến thể S-125M và S-125-2TM. Trong đó S-125-2TM được thiết kế để chống lại các cuộc tập kích đường không bằng vũ khí công nghệ cao trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Việt Nam tự chủ sửa chữa tên lửa tầm trung. (nguồn QPVN)
Là cơ sở sửa chữa tên lửa đầu ngành của toàn quân Nhà máy A31 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không-Không quân) có nhiệm vụ sửa chữa, đồng bộ các tổ hợp tên lửa phòng không như S-75, S-125M và S-125-2TM có trong trang bị của Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ). Nguồn ảnh: QPVN.
Bên cạnh đó, Nhà máy A31 cũng có sự đóng góp quan trọng cho Dự án cải tiến tổ hợp Tên lửa Phòng không (cải tiến tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora) được Bộ Quốc phòng và Quân chủng PK-KQ giao nhiệm vụ. Nguồn ảnh: QPVN.
Để xây dựng được đội ngũ thợ lành nghề giàu kinh nghiệm, làm chủ các dây chuyền sửa chữa hiện có và đủ khả năng tiếp cận các công nghệ sửa chữa, cải tiến nâng cấp tên lửa là sự nỗ lực cố gắng phát huy nội lực sẵn có của Nhà máy A31. Nguồn ảnh: QPVN.
Những năm gần đây Nhà máy A31 được Quân chủng PK-KQ đầu tư xây dựng nhà công nghệ cao và các dây chuyền công nghệ mới, cùng trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán sửa chữa, sản xuất các modul và mạch điện tử nhằm chủ động trong công tác bảo đảm kỹ thuật cho các tổ hợp tên lửa thế hệ mới có sử dụng công nghệ cao của quân chủng. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh đội ngũ công nhân viên của Nhà máy A31 trong dây chuyền sửa chữa, bảo quản đạn tên lửa 5V27 dành cho các tổ hợp phòng không tầm trung S-125M và S-125-2TM. Nguồn ảnh: QPVN.
Cán bộ kỹ thuật Nhà máy A31 hiệu chỉnh khí tài thuộc cụm radar của một tổ hợp phòng không. Nguồn ảnh: QPVN.
Còn đây là phân xưởng 1 của Nhà máy A31, nhiệm vụ chính của phân xưởng này là sửa chữa vừa các bộ khí tài của S-75, S-125M và S-125-2TM cùng các thiết bị đi kèm phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: QPVN.
Với các tổ hợp phòng không do Liên Xô chế tạo trước đây mỗi tổ hợp được cấu thành từ hàng trăm cho đến hàng ngàn các bộ phận và linh kiện, nên công tác sửa chữa, nâng cấp và bảo quản các loại khí tài này gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy vậy, hầu hết các khối khí tài dành cho các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung mà Nhà máy A31 đang đảm nhận sửa chữa đều được nhà máy “hồi sinh” đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của Quân chủng PK-KQ đưa ra. Nguồn ảnh: QPVN.
Việc sửa chữa hay cải tiến nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không và tăng hạn sử dụng đạn tên lửa tại Nhà máy A31 cũng được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy trình, bảo đảm chính xác tuyệt đối. Nguồn ảnh: QPVN.
Được biết, hiện tại Nhà máy A31 vẫn đang tiến hành cải tiến một số các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 cho Quân chủng PK-KQ dựa theo công nghệ được chuyển giao, nhằm nâng cao năng lực tác chiến cũng như kéo dài niên hạn phục vụ của dòng tên lửa này. Nguồn ảnh: QPVN.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3) do Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng vào đầu những năm 1960. Nó được đánh giá là rất hiệu quả trong chống mục tiêu tầm ngắn, bay thấp, đối phó tốt mục tiêu có tính cơ động cao. Đặc biệt, nó có khả năng kháng nhiễu điện tử mạnh hơn so với hệ thống S-75 Dvina tiền nhiệm. S-125 Pechora có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối đa 35km, độ cao 18km. Nguồn ảnh: QPVN.
Những hệ thống S-125 đầu tiên chuyển giao cho Việt Nam trong năm 1972 trong bối cảnh Không quân Mỹ dùng B-52 đánh phá dữ dội các thành phố lớn ở miền Bắc. Ngày nay, S-125 vẫn tiếp tục là một trong những hệ thống phòng không chủ lực của Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại các tổ hợp tên lửa S-125 của Quân chủng PK-KQ đều được nâng cấp lên các biến thể S-125M và S-125-2TM. Trong đó S-125-2TM được thiết kế để chống lại các cuộc tập kích đường không bằng vũ khí công nghệ cao trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Việt Nam tự chủ sửa chữa tên lửa tầm trung. (nguồn QPVN)