Tờ “Forbes News" của Mỹ vừa có bài viết bình luận rằng, sau “hai tuần mất tích” ở Ukraine, lực lượng Không quân Nga đã “quay trở lại”.Quân đội Nga đã điều máy bay tấn công ném bom các vị trí của Ukraine và sử dụng UAV để chụp ảnh các vị trí ném bom để đánh giá kết quả. Một trong những máy bay tấn công là Su-34, đã thả những quả bom không điều khiển làm chậm bằng dù và không gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Ukraine.Truyền thông Mỹ cho rằng, không có sự khác biệt giữa những cuộc không kích như vậy và không có cuộc không kích; mặc dù Quân đội Nga đã triển khai hơn 300 máy bay chiến đấu ở Ukraine, nhưng “không ảnh hưởng nhiều” đến tình hình chiến sự.Một số chuyên gia phân tích cho rằng, tình huống này là do hệ thống phòng không của Ukraine tương đối mạnh; Quân đội Ukraine không chỉ được trang bị pháo phòng không tự hành do Đức cung cấp, mà tên lửa chống radar AGM-88 của Mỹ, đã làm suy yếu khả năng chỉ huy trên không của quân đội Nga. Ngoài ra, chiến thuật của quân đội Nga không đủ linh hoạt để phản ứng kịp thời với những thay đổi của điều kiện chiến trường. Máy bay chiến đấu của Nga về cơ bản được sử dụng như hỏa lực thông thường, khi phi công chỉ chịu trách nhiệm thả bom ở một tọa độ nhất định và không cần quan tâm mục tiêu có bị tiêu diệt hay không. Việc Mỹ chế giễu Lực lượng Không quân Nga không hoàn toàn là vô lý, nhưng có phần phiến diện. Không quân hỗ trợ và tấn công mặt đất không bao giờ là dễ dàng; đặc biệt trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, khi vũ khí và trang bị chiến đấu chủ yếu mà hai bên sử dụng, đều còn sót lại từ thời Liên Xô. Nhiều vũ khí cũng như lớp phủ ngụy trang rất giống nhau. Biểu tượng của quân đội Ukraine hoặc quân đội Nga được sơn trên xe chỉ có thể được nhìn thấy từ khoảng cách rất gần. Nhiều xe tăng và thiết giáp bị hai bên bắt và sau đó sử dụng lại, nếu không có hướng dẫn chính xác và hỗ trợ tình báo từ mặt đất, các phi công không biết mục tiêu đang ở phía nào trong tầm nhìn của họ.Còn Quân đội Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt với một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng cùng một loại vũ khí, cùng chủng tộc và chiến tuyến đan xen nhau đến mức khó mà phân biệt được đâu là địch, đâu là ta. Đối với bản thân quân đội Mỹ, không ít trường hợp họ đã “vô tình gây thương tích” cho chính quân của mình, trong các cuộc chiến mà họ tham dự trước đây. Nếu giả sử, các đơn vị Không quân Mỹ được phép đích thân cất cánh, có lẽ họ cũng không thể thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.Trong phương thức xung đột truyền thống, vũ khí và trang bị hàng không nói chung có hệ thống nhận diện địch – ta (IFF). Nhưng bây giờ, các thiết bị chiến đấu không chỉ trên không mà cả mặt đất, đều phải lắp đặt hệ thống thông tin điện tử IFF; nếu không rất dễ bị vũ khí của “quân ta” bắn nhầm.Quân đội Mỹ đã phát triển một chương trình gọi là “Dự án nhận dạng quân đội xanh” trong một thời gian dài; tức là trên chiến trường hỗn loạn và phức tạp, quân đội Mỹ đầu tiên xác định “người của mình”, sau đó mới quyết định cách thức tấn công các mục tiêu khác. Tuy nhiên điều này không hề đơn giản, khi dẫn đến một vấn đề khác, được gọi là “nhận dạng lực lượng màu xanh lam”. Trong hầu hết các trường hợp, các thiết bị đầu cuối thông tin IFF cần được lắp đặt trên xe hoặc máy bay của “quân ta”, để liên tục gửi thông tin nhận dạng.Nhưng nếu thiết bị đầu cuối thông tin IFF rơi vào tay “bên địch”, làm thế nào để phá hủy nó kịp thời, để tránh rò rỉ bí mật là một vấn đề đau đầu khác. Theo những gì được biết, quân đội Mỹ vẫn chưa đưa ra được một kế hoạch hoàn chỉnh nào trong vấn đề này. Vì vậy, người Mỹ đã cười nhạo quân đội Nga, nhưng họ thiếu kinh nghiệm cá nhân. Tất nhiên, đối với Không quân Nga ngày nay, vấn đề không chỉ là “nhận dạng màu xanh” như của Quân đội Mỹ; mà điều họ cần làm nhất, đó là duy trì mật độ trinh sát, giám sát chiến trường và cường độ hỏa lực đủ mạnh. Để đáp ứng yêu cầu này, Quân đội Nga cần nhiều phương tiện trinh sát (mặt đất, trên không) và UAV có khả năng hoạt động lâu dài trên không để kiểm tra, giám sát hoạt động chiến trường. Sau đó, Không quân Nga mới có thể tiêu diệt các trận địa tên lửa và pháo phòng không tự hành của Ukraine. Chỉ sau khi các mối đe dọa từ mặt đất được hạn chế một cách tối đa, Không quân Nga mới có thể tăng cường sử dụng các máy bay tấn công có người lái Su-34 và Su-25, để mang theo vũ khí có sức công phá lớn và tiêu diệt các mục tiêu quân sự của Ukraine. Nếu không làm tốt nhiệm vụ trên, Không quân Nga chỉ có thể tấn công một số mục tiêu tương đối cố định, chẳng hạn như đập nước, trạm biến áp, nhà máy điện, nhà ga, cầu cống v.v. Còn những mục tiêu tạm thời như kho đạn cũng chưa chắc đã chính xác. Những UAV mà Nga nhập khẩu từ Iran, đã đóng một vai trò nào đó, nhưng cần phải kiên trì để đạt được hiệu quả. Có lẽ chỉ có một lựa chọn thực tế cho Không quân Nga hiện nay, đó là tổ chức các cuộc tấn công lớn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, bao gồm hệ thống điện, giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc, v.v. như trong thời gian qua.Việc tấn công vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của Ukraine có thể ép buộc chính phủ Ukraine vào bàn đàm phán. Nhưng sự lựa chọn như vậy có những mặt trái chính trị đáng kể, đòi hỏi chính phủ Nga phải cân nhắc giữa ưu và nhược điểm.
Tờ “Forbes News" của Mỹ vừa có bài viết bình luận rằng, sau “hai tuần mất tích” ở Ukraine, lực lượng Không quân Nga đã “quay trở lại”.
Quân đội Nga đã điều máy bay tấn công ném bom các vị trí của Ukraine và sử dụng UAV để chụp ảnh các vị trí ném bom để đánh giá kết quả. Một trong những máy bay tấn công là Su-34, đã thả những quả bom không điều khiển làm chậm bằng dù và không gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Ukraine.
Truyền thông Mỹ cho rằng, không có sự khác biệt giữa những cuộc không kích như vậy và không có cuộc không kích; mặc dù Quân đội Nga đã triển khai hơn 300 máy bay chiến đấu ở Ukraine, nhưng “không ảnh hưởng nhiều” đến tình hình chiến sự.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, tình huống này là do hệ thống phòng không của Ukraine tương đối mạnh; Quân đội Ukraine không chỉ được trang bị pháo phòng không tự hành do Đức cung cấp, mà tên lửa chống radar AGM-88 của Mỹ, đã làm suy yếu khả năng chỉ huy trên không của quân đội Nga.
Ngoài ra, chiến thuật của quân đội Nga không đủ linh hoạt để phản ứng kịp thời với những thay đổi của điều kiện chiến trường. Máy bay chiến đấu của Nga về cơ bản được sử dụng như hỏa lực thông thường, khi phi công chỉ chịu trách nhiệm thả bom ở một tọa độ nhất định và không cần quan tâm mục tiêu có bị tiêu diệt hay không.
Việc Mỹ chế giễu Lực lượng Không quân Nga không hoàn toàn là vô lý, nhưng có phần phiến diện. Không quân hỗ trợ và tấn công mặt đất không bao giờ là dễ dàng; đặc biệt trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, khi vũ khí và trang bị chiến đấu chủ yếu mà hai bên sử dụng, đều còn sót lại từ thời Liên Xô. Nhiều vũ khí cũng như lớp phủ ngụy trang rất giống nhau.
Biểu tượng của quân đội Ukraine hoặc quân đội Nga được sơn trên xe chỉ có thể được nhìn thấy từ khoảng cách rất gần. Nhiều xe tăng và thiết giáp bị hai bên bắt và sau đó sử dụng lại, nếu không có hướng dẫn chính xác và hỗ trợ tình báo từ mặt đất, các phi công không biết mục tiêu đang ở phía nào trong tầm nhìn của họ.
Còn Quân đội Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt với một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng cùng một loại vũ khí, cùng chủng tộc và chiến tuyến đan xen nhau đến mức khó mà phân biệt được đâu là địch, đâu là ta.
Đối với bản thân quân đội Mỹ, không ít trường hợp họ đã “vô tình gây thương tích” cho chính quân của mình, trong các cuộc chiến mà họ tham dự trước đây. Nếu giả sử, các đơn vị Không quân Mỹ được phép đích thân cất cánh, có lẽ họ cũng không thể thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Trong phương thức xung đột truyền thống, vũ khí và trang bị hàng không nói chung có hệ thống nhận diện địch – ta (IFF). Nhưng bây giờ, các thiết bị chiến đấu không chỉ trên không mà cả mặt đất, đều phải lắp đặt hệ thống thông tin điện tử IFF; nếu không rất dễ bị vũ khí của “quân ta” bắn nhầm.
Quân đội Mỹ đã phát triển một chương trình gọi là “Dự án nhận dạng quân đội xanh” trong một thời gian dài; tức là trên chiến trường hỗn loạn và phức tạp, quân đội Mỹ đầu tiên xác định “người của mình”, sau đó mới quyết định cách thức tấn công các mục tiêu khác.
Tuy nhiên điều này không hề đơn giản, khi dẫn đến một vấn đề khác, được gọi là “nhận dạng lực lượng màu xanh lam”. Trong hầu hết các trường hợp, các thiết bị đầu cuối thông tin IFF cần được lắp đặt trên xe hoặc máy bay của “quân ta”, để liên tục gửi thông tin nhận dạng.
Nhưng nếu thiết bị đầu cuối thông tin IFF rơi vào tay “bên địch”, làm thế nào để phá hủy nó kịp thời, để tránh rò rỉ bí mật là một vấn đề đau đầu khác. Theo những gì được biết, quân đội Mỹ vẫn chưa đưa ra được một kế hoạch hoàn chỉnh nào trong vấn đề này.
Vì vậy, người Mỹ đã cười nhạo quân đội Nga, nhưng họ thiếu kinh nghiệm cá nhân. Tất nhiên, đối với Không quân Nga ngày nay, vấn đề không chỉ là “nhận dạng màu xanh” như của Quân đội Mỹ; mà điều họ cần làm nhất, đó là duy trì mật độ trinh sát, giám sát chiến trường và cường độ hỏa lực đủ mạnh.
Để đáp ứng yêu cầu này, Quân đội Nga cần nhiều phương tiện trinh sát (mặt đất, trên không) và UAV có khả năng hoạt động lâu dài trên không để kiểm tra, giám sát hoạt động chiến trường. Sau đó, Không quân Nga mới có thể tiêu diệt các trận địa tên lửa và pháo phòng không tự hành của Ukraine.
Chỉ sau khi các mối đe dọa từ mặt đất được hạn chế một cách tối đa, Không quân Nga mới có thể tăng cường sử dụng các máy bay tấn công có người lái Su-34 và Su-25, để mang theo vũ khí có sức công phá lớn và tiêu diệt các mục tiêu quân sự của Ukraine.
Nếu không làm tốt nhiệm vụ trên, Không quân Nga chỉ có thể tấn công một số mục tiêu tương đối cố định, chẳng hạn như đập nước, trạm biến áp, nhà máy điện, nhà ga, cầu cống v.v. Còn những mục tiêu tạm thời như kho đạn cũng chưa chắc đã chính xác.
Những UAV mà Nga nhập khẩu từ Iran, đã đóng một vai trò nào đó, nhưng cần phải kiên trì để đạt được hiệu quả. Có lẽ chỉ có một lựa chọn thực tế cho Không quân Nga hiện nay, đó là tổ chức các cuộc tấn công lớn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, bao gồm hệ thống điện, giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc, v.v. như trong thời gian qua.
Việc tấn công vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của Ukraine có thể ép buộc chính phủ Ukraine vào bàn đàm phán. Nhưng sự lựa chọn như vậy có những mặt trái chính trị đáng kể, đòi hỏi chính phủ Nga phải cân nhắc giữa ưu và nhược điểm.