Đợt leo thang căng thẳng ở Donbass vào đầu năm nay rõ ràng không chỉ ảnh hưởng đến Ukraine và Nga, mà còn thu hút sự chú ý của các nước NATO trong số đó tích cực nhất là Mỹ, mới đây nhất đã tuyên bố sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đen.Người từng đứng đầu Hạm đội Biển Đen của Nga Phó Đô đốc Pyotr Svyatashov, đã nhiều lần đề xuất tiến hành các cuộc tấn công bằng tác chiến điện tử nhằm vào các tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen. Tuy nhiên ý tưởng này không hợp lý cho lắm và dưới đây là lý do tại sao.Vài tháng trước, Pyotr Svyatashov đã đề xuất tổ chức các cuộc tấn công bằng tác chiến điện tử nhằm vào các tàu khu trục Mỹ tiến vào Biển Đen. Cựu tư lệnh Hạm đội Biển Đen cho rằng Nga có quyền răn đe và đã đến lúc phải chấm dứt những thách thức của Mỹ bằng các phương thức tác chiến điện tử.Vấn đề là Biển Đen không phải là của riêng nội bộ nước Nga, Moscow phải chia sẻ nó với các nước khác, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Bulgaria đã là thành viên của khối NATO; Gruzia và Ukraine đang mơ ước tham gia liên minh quân sự này để chống Nga.Việc đi lại của tàu dân sự và quân sự qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ được quy định bởi Công ước Montreux và nó tạo cơ sở pháp lý cho các tàu chiến Mỹ thuộc một số lớp tàu chiến nhất định đi vào Biển Đen và lưu lại tối đa 21 ngày.Ở phía đông Ukraine, một cuộc chiến tranh tiềm tàng có thể nổ ra bất cứ lúc nào và Điện Kremlin đã tuyên bố rõ ràng thông qua các cơ quan chức năng của mình rằng, Nga muốn tránh tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đó.Trước tình hình đó, quân đội Nga tập trung dọc biên giới Ukraine trở thành “lực lượng dự bị” cho các nhà nước cộng hòa tự xưng DPR và LPR trong trường hợp họ có nguy cơ thất bại hoàn toàn về mặt quân sự.Đồng thời Lầu Năm Góc đã cử hạm đội của mình tới Biển Đen, để có thể trở thành "lực lượng dự bị" cho lực lượng vũ trang Ukraine. Tất nhiên, quân đội Mỹ sẽ không leo lên tấn công Donetsk hay Lugansk, đây là nhiệm vụ của quân đội Ukraine.Nhưng từ các tàu khu trục URO, Mỹ có thể tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào các vị trí của lực lượng dân quân Donbass. Hãy tưởng tượng Nga sẽ thực hiện một cuộc tấn công bằng chiến tranh điện tử vào tàu chiến Mỹ và đây sẽ trở thành một cuộc chiến thực sự giữa Nga và Mỹ.Vì vậy, ý tưởng tác chiến điện tử chống lại hạm đội Mỹ ở Biển Đen không phải là một bước đi tốt. Nhưng điều này không có nghĩa là Nga hoàn toàn không thể làm gì được. Moscow không có tư cách cấm hạm đội Mỹ qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Nga có thể gây ra những điều kiện bất lợi cho quân đội Mỹ trong khu vực này.Đầu tiên, không quân Nga có thể sử dụng các chiến đấu cơ bay lượn trên đầu tàu chiến Mỹ ở độ cao cực thấp, với một số đơn vị Su-34 và Su-30SM hiện đại, mang theo tên lửa chống hạm Kh-35U ngoài giá treo để phô diễn sức mạnh.Loại tên lửa này đủ sức để khiến một con tàu có trọng lượng lên đến 5.000 tấn bị phá hủy hoàn toàn. Để nâng cao hiệu ứng tâm lý, Nga có thể cử máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 với tên lửa chống hạm Kh-32 mới nhất bay trên vùng biển mà tàu chiến Mỹ hoạt động.Thứ hai, Nga có thể sử dụng các tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka, được trang bị tên lửa hành trình Calibre trên tàu. Nếu các tàu ngầm thường xuyên xuất hiện trước mặt các tàu chiến Mỹ, điều đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng và khiến các chỉ huy của các tàu khu trục Mỹ căng thẳng.Thứ ba, đừng quên về các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến như Bal và Bastion ở Crimea và Kuban. Không chỉ tác chiến điện tử, mà các cuộc phóng huấn luyện chiến đấu cũng có thể khiến thủy thủ đoàn tàu của Mỹ phải lo lắng.Ngoài ra, Nga cũng có thể thực hiện một cuộc tấn công tâm lý thực sự, bằng việc tiêu diệt một mục tiêu giả định ngay trước mặt tàu chiến Mỹ. Năm nay, hải quân Nga sẽ bắt đầu để thanh lý tàu chống ngầm cỡ lớn (BOD) thuộc dự án 1134B Kerch.Thay vì chỉ đơn giản là cưa nó thành từng mảnh, con tàu có thể được kéo ra biển Đen trước mặt người Mỹ, đánh chìm nó bằng một cuộc tấn công phối hợp của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga và Hạm đội Biển Đen. Đây được xem là “một mũi tên trúng hai đích”, là tín hiệu thực sự để răn đe các thế lực thù địch. Nguồn: Pinterest. Tàu chiến Mỹ qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ để tiến vào biển Đen trước sự tiếp đón của các tàu chiến và máy bay Nga. Nguồn: CNN.
Đợt leo thang căng thẳng ở Donbass vào đầu năm nay rõ ràng không chỉ ảnh hưởng đến Ukraine và Nga, mà còn thu hút sự chú ý của các nước NATO trong số đó tích cực nhất là Mỹ, mới đây nhất đã tuyên bố sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đen.
Người từng đứng đầu Hạm đội Biển Đen của Nga Phó Đô đốc Pyotr Svyatashov, đã nhiều lần đề xuất tiến hành các cuộc tấn công bằng tác chiến điện tử nhằm vào các tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen. Tuy nhiên ý tưởng này không hợp lý cho lắm và dưới đây là lý do tại sao.
Vài tháng trước, Pyotr Svyatashov đã đề xuất tổ chức các cuộc tấn công bằng tác chiến điện tử nhằm vào các tàu khu trục Mỹ tiến vào Biển Đen. Cựu tư lệnh Hạm đội Biển Đen cho rằng Nga có quyền răn đe và đã đến lúc phải chấm dứt những thách thức của Mỹ bằng các phương thức tác chiến điện tử.
Vấn đề là Biển Đen không phải là của riêng nội bộ nước Nga, Moscow phải chia sẻ nó với các nước khác, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Bulgaria đã là thành viên của khối NATO; Gruzia và Ukraine đang mơ ước tham gia liên minh quân sự này để chống Nga.
Việc đi lại của tàu dân sự và quân sự qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ được quy định bởi Công ước Montreux và nó tạo cơ sở pháp lý cho các tàu chiến Mỹ thuộc một số lớp tàu chiến nhất định đi vào Biển Đen và lưu lại tối đa 21 ngày.
Ở phía đông Ukraine, một cuộc chiến tranh tiềm tàng có thể nổ ra bất cứ lúc nào và Điện Kremlin đã tuyên bố rõ ràng thông qua các cơ quan chức năng của mình rằng, Nga muốn tránh tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đó.
Trước tình hình đó, quân đội Nga tập trung dọc biên giới Ukraine trở thành “lực lượng dự bị” cho các nhà nước cộng hòa tự xưng DPR và LPR trong trường hợp họ có nguy cơ thất bại hoàn toàn về mặt quân sự.
Đồng thời Lầu Năm Góc đã cử hạm đội của mình tới Biển Đen, để có thể trở thành "lực lượng dự bị" cho lực lượng vũ trang Ukraine. Tất nhiên, quân đội Mỹ sẽ không leo lên tấn công Donetsk hay Lugansk, đây là nhiệm vụ của quân đội Ukraine.
Nhưng từ các tàu khu trục URO, Mỹ có thể tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào các vị trí của lực lượng dân quân Donbass. Hãy tưởng tượng Nga sẽ thực hiện một cuộc tấn công bằng chiến tranh điện tử vào tàu chiến Mỹ và đây sẽ trở thành một cuộc chiến thực sự giữa Nga và Mỹ.
Vì vậy, ý tưởng tác chiến điện tử chống lại hạm đội Mỹ ở Biển Đen không phải là một bước đi tốt. Nhưng điều này không có nghĩa là Nga hoàn toàn không thể làm gì được. Moscow không có tư cách cấm hạm đội Mỹ qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Nga có thể gây ra những điều kiện bất lợi cho quân đội Mỹ trong khu vực này.
Đầu tiên, không quân Nga có thể sử dụng các chiến đấu cơ bay lượn trên đầu tàu chiến Mỹ ở độ cao cực thấp, với một số đơn vị Su-34 và Su-30SM hiện đại, mang theo tên lửa chống hạm Kh-35U ngoài giá treo để phô diễn sức mạnh.
Loại tên lửa này đủ sức để khiến một con tàu có trọng lượng lên đến 5.000 tấn bị phá hủy hoàn toàn. Để nâng cao hiệu ứng tâm lý, Nga có thể cử máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 với tên lửa chống hạm Kh-32 mới nhất bay trên vùng biển mà tàu chiến Mỹ hoạt động.
Thứ hai, Nga có thể sử dụng các tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka, được trang bị tên lửa hành trình Calibre trên tàu. Nếu các tàu ngầm thường xuyên xuất hiện trước mặt các tàu chiến Mỹ, điều đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng và khiến các chỉ huy của các tàu khu trục Mỹ căng thẳng.
Thứ ba, đừng quên về các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến như Bal và Bastion ở Crimea và Kuban. Không chỉ tác chiến điện tử, mà các cuộc phóng huấn luyện chiến đấu cũng có thể khiến thủy thủ đoàn tàu của Mỹ phải lo lắng.
Ngoài ra, Nga cũng có thể thực hiện một cuộc tấn công tâm lý thực sự, bằng việc tiêu diệt một mục tiêu giả định ngay trước mặt tàu chiến Mỹ. Năm nay, hải quân Nga sẽ bắt đầu để thanh lý tàu chống ngầm cỡ lớn (BOD) thuộc dự án 1134B Kerch.
Thay vì chỉ đơn giản là cưa nó thành từng mảnh, con tàu có thể được kéo ra biển Đen trước mặt người Mỹ, đánh chìm nó bằng một cuộc tấn công phối hợp của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga và Hạm đội Biển Đen. Đây được xem là “một mũi tên trúng hai đích”, là tín hiệu thực sự để răn đe các thế lực thù địch. Nguồn: Pinterest.
Tàu chiến Mỹ qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ để tiến vào biển Đen trước sự tiếp đón của các tàu chiến và máy bay Nga. Nguồn: CNN.