Quân đội Nga đã đăng một đoạn video cho thấy các mảnh vỡ dường như là phần đuôi của bom lượn GLSDB. Đây được xem là bằng chứng đầu tiên về việc Ukraine sử dụng GLSDB lần trong chiến đấu. Ảnh: Popular Mechanics.Phía Nga tuyên bố các mảnh vỡ xuất hiện sau cuộc tấn công hôm 13/2 gần Kreminna ở miền đông Ukraine. GLSDB đã được sử dụng để tấn công một cặp bệ phóng tên lửa của Nga ngay phía đông Zhytlivka. Một máy bay không người lái của Ukraina bay trên cao ghi lại hình ảnh các bệ phóng phát nổ tạo thành một quả cầu lửa ấn tượng. Ảnh: Military Review.Nếu cuộc tấn công ở Zhytlivka thực sự có liên quan đến GLSDB thì đó là một lựa chọn gây nhiều thắc mắc. Zhytlivka chỉ cách tiền tuyến gần Kreminna vài dặm, câu hỏi đặt ra là tại sao Ukraine lại lãng phí loại tên lửa có khả năng tấn công tầm xa cho một mục tiêu gần như vậy? Ảnh: X.Có một số ý kiến cho rằng, cõ lẽ bệ phóng GLSDB đang được Quân đội Ukraine thử nghiệm bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng vào các bệ phóng của Nga. Hoặc có thể các khẩu đội pháo binh của Ukraine đang thiếu đạn dược nên phải sử dụng GLSDB thay thế. Ảnh: Sputnik News.Việc Đảng Cộng hòa Mỹ ngăn chặn gói viện trợ mới cho Ukraine khiến các đơn vị pháo binh của Ukraine chỉ bắn được vài nghìn quả đạn mỗi ngày và chỉ bằng 1/5 so với các khẩu đội pháo của Nga. Ảnh: Business Insider.Một năm trước, Mỹ đã trả tiền cho Công ty quốc phòng Boeing và Công ty Saab của Thụy Điển để phát triển GLSDB cho Ukraine, điều này diễn ra trước khi Đảng Cộng hòa bắt đầu ngăn các gói viện trợ cho Ukraine, vì vậy chính quyền Kiev vẫn có thể nhận được những vũ khí giá trị này.Hợp đồng GLSDB trị giá 33 triệu USD. Trong khi mỗi chiếc GLSDB, thường là loại bom lượn có cánh GBU-39 gắn động cơ tên lửa M26 có giá chỉ 40.000 USD. Như vậy, Ukraine có thể nhận được hàng trăm tên lửa GLSDB.Các loại đạn này có thể được phóng từ các thùng chứa đặc biệt được kéo bởi bất kỳ xe tải nào. Mặc dù các kỹ sư Saab tuyên bố rằng, GLSDB được trang bị cho các bệ phóng di động M270 HIMARS.Hầu hết các loại pháo 155 mm đều không có điều khiển và tầm bắn chỉ khoảng 25km với chất nổ nặng 11kg. Ngược lại, GLSDB được dẫn đường bằng GPS có tầm bắn xa gấp sáu lần với lượng chất nổ nhiều gấp 8 lần. GLSDB có thể tấn công các mục tiêu sâu phía sau chiến tuyến như kho tiếp tế, đoàn tàu chở đạn, hầm chỉ huy, radar phòng không.Không giống như vũ khí pháo binh truyền thống, GLSDB cung cấp phạm vi bao phủ 360 độ cho các góc tấn công cao và thấp, bay vòng quanh địa hình để tấn công các mục tiêu ở phía sau núi hoặc bay vòng trở lại để một mục tiêu phía sau xe phóng.GLSDB có tầm bắn tối đa lên tới 150 km. Theo Saab, tên lửa có độ chính xác trong phạm vi một mét. Loại vũ khí này có thể được thiết lập để phát nổ trên mặt đất hoặc có độ trễ để thâm nhập sâu và có khả năng chống nhiễu tác chiến điện tử.Trong cuộc trình diễn năm 2017, GLSDB đã tấn công mục tiêu đang di chuyển ở khoảng cách 100 km. Một cuộc thử nghiệm năm 2019 đã mở rộng phạm vi này lên 130 km đối với mục tiêu trên biển. Tên lửa dẫn đường bằng laser đã được thử nghiệm thành công bằng cách tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ 80 km/h.Sự xuất hiện của GLSDB sẽ gây ra thêm khó khăn cho mạng lưới phòng không của Quân đội Nga, tuy nhiên các chuyên gia quân sự cho rằng, vũ khí này vẫn không thể thay thế được vai trò của lực lượng pháo binh trên chiến trường.
Quân đội Nga đã đăng một đoạn video cho thấy các mảnh vỡ dường như là phần đuôi của bom lượn GLSDB. Đây được xem là bằng chứng đầu tiên về việc Ukraine sử dụng GLSDB lần trong chiến đấu. Ảnh: Popular Mechanics.
Phía Nga tuyên bố các mảnh vỡ xuất hiện sau cuộc tấn công hôm 13/2 gần Kreminna ở miền đông Ukraine. GLSDB đã được sử dụng để tấn công một cặp bệ phóng tên lửa của Nga ngay phía đông Zhytlivka. Một máy bay không người lái của Ukraina bay trên cao ghi lại hình ảnh các bệ phóng phát nổ tạo thành một quả cầu lửa ấn tượng. Ảnh: Military Review.
Nếu cuộc tấn công ở Zhytlivka thực sự có liên quan đến GLSDB thì đó là một lựa chọn gây nhiều thắc mắc. Zhytlivka chỉ cách tiền tuyến gần Kreminna vài dặm, câu hỏi đặt ra là tại sao Ukraine lại lãng phí loại tên lửa có khả năng tấn công tầm xa cho một mục tiêu gần như vậy? Ảnh: X.
Có một số ý kiến cho rằng, cõ lẽ bệ phóng GLSDB đang được Quân đội Ukraine thử nghiệm bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng vào các bệ phóng của Nga. Hoặc có thể các khẩu đội pháo binh của Ukraine đang thiếu đạn dược nên phải sử dụng GLSDB thay thế. Ảnh: Sputnik News.
Việc Đảng Cộng hòa Mỹ ngăn chặn gói viện trợ mới cho Ukraine khiến các đơn vị pháo binh của Ukraine chỉ bắn được vài nghìn quả đạn mỗi ngày và chỉ bằng 1/5 so với các khẩu đội pháo của Nga. Ảnh: Business Insider.
Một năm trước, Mỹ đã trả tiền cho Công ty quốc phòng Boeing và Công ty Saab của Thụy Điển để phát triển GLSDB cho Ukraine, điều này diễn ra trước khi Đảng Cộng hòa bắt đầu ngăn các gói viện trợ cho Ukraine, vì vậy chính quyền Kiev vẫn có thể nhận được những vũ khí giá trị này.
Hợp đồng GLSDB trị giá 33 triệu USD. Trong khi mỗi chiếc GLSDB, thường là loại bom lượn có cánh GBU-39 gắn động cơ tên lửa M26 có giá chỉ 40.000 USD. Như vậy, Ukraine có thể nhận được hàng trăm tên lửa GLSDB.
Các loại đạn này có thể được phóng từ các thùng chứa đặc biệt được kéo bởi bất kỳ xe tải nào. Mặc dù các kỹ sư Saab tuyên bố rằng, GLSDB được trang bị cho các bệ phóng di động M270 HIMARS.
Hầu hết các loại pháo 155 mm đều không có điều khiển và tầm bắn chỉ khoảng 25km với chất nổ nặng 11kg. Ngược lại, GLSDB được dẫn đường bằng GPS có tầm bắn xa gấp sáu lần với lượng chất nổ nhiều gấp 8 lần. GLSDB có thể tấn công các mục tiêu sâu phía sau chiến tuyến như kho tiếp tế, đoàn tàu chở đạn, hầm chỉ huy, radar phòng không.
Không giống như vũ khí pháo binh truyền thống, GLSDB cung cấp phạm vi bao phủ 360 độ cho các góc tấn công cao và thấp, bay vòng quanh địa hình để tấn công các mục tiêu ở phía sau núi hoặc bay vòng trở lại để một mục tiêu phía sau xe phóng.
GLSDB có tầm bắn tối đa lên tới 150 km. Theo Saab, tên lửa có độ chính xác trong phạm vi một mét. Loại vũ khí này có thể được thiết lập để phát nổ trên mặt đất hoặc có độ trễ để thâm nhập sâu và có khả năng chống nhiễu tác chiến điện tử.
Trong cuộc trình diễn năm 2017, GLSDB đã tấn công mục tiêu đang di chuyển ở khoảng cách 100 km. Một cuộc thử nghiệm năm 2019 đã mở rộng phạm vi này lên 130 km đối với mục tiêu trên biển. Tên lửa dẫn đường bằng laser đã được thử nghiệm thành công bằng cách tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ 80 km/h.
Sự xuất hiện của GLSDB sẽ gây ra thêm khó khăn cho mạng lưới phòng không của Quân đội Nga, tuy nhiên các chuyên gia quân sự cho rằng, vũ khí này vẫn không thể thay thế được vai trò của lực lượng pháo binh trên chiến trường.