Diễn ra từ ngày 8/1/1967 tới ngày 16/1/1967. Chiến dịch Bóc vỏ Trái Đất hay còn có tên tiếng Anh "Cadar Falls" là một chiến dịch quân sự do Quân đội Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn thực hiện nhắm vào khu vực Tam giác sắt của Quân giải phóng nằm ngay sát nách Sài Gòn. Nguồn ảnh: Stars.Khu vực đất lửa Củ Chi - Tam giác sắt rộng tới 155 cây số vuông, nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 40 kilomets về hướng Bắc. Nguồn ảnh: Leo.Chiến dịch này có sự tham gia của 16.000 lính Mỹ và 14.000 quân lính Sài Gòn, tổng cộng 3 vạn quân với nhiều trang thiết bị, khí tài hiện đại để phục vụ cho cuộc càn quét vào vùng giải phóng lớn bậc nhất nằm ngay sát cửa ngõ Sài Gòn và con đường quốc lộ 13 quan trọng bậc nhất, nối liền Sài Gòn với Lộc Ninh, An Lộc. Nguồn ảnh: History.Trong chiến dịch này, nhận thấy quân số của đối phương quá áp đảo, lớn gấp 3 lần lực lượng tại chỗ của ta nên phía quân giải phóng đã chủ chương ngay từ đầu là tránh giao tranh trực diện, tổ chức tấn công theo kiểu du kích, chỉ đánh tiêu hao và gây hoang mang cho địch thay vì đối đầu trực tiếp. Nguồn ảnh: Gettyimg."Cadar Falls" cũng là chiến dịch quân sự đầu tiên Mỹ đưa lực lượng lính chuột công vào sử dụng. Lực lượng này được trang bị vũ khí nhỏ gọn thường là súng lục, sẽ luồn sâu, lục soát các đoạn đường hầm của ta dưới địa đạo Củ Chi và đặt bọc phá, phá hủy đường hầm ngầm. Nguồn ảnh: Stripes.Những binh lính "chuột cống" này được huấn luyện đặc biệt từ Mỹ, được dạy các kỹ năng tác chiến tầm gần, kỹ năng tác chiến trong không gian hẹp và sẵn sàng chiến đấu xáp lá cà với quân giải phóng hay du kích của ta ở trong hầm ngầm. Nguồn ảnh: Chive.Lính "chuột cống" của Mỹ chyển thuốc nổ xuống dưới hầm ngầm để phá hủy một hệ thống địa đạo mà họ phát hiện được ở Củ Chi. Nguồn ảnh: Chive.Khác với cuộc chiến phía dưới lòng đất diễn ra có phần ầm ĩ và ồn ào với hàng tạ thuốc nổ được phía Mỹ sử dụng mỗi ngày, cuộc chiến phía bên trên mặt đất lại có phần yên ả hơn do phía ta ít giao tranh với Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.Phía Mỹ cũng càn quét vào các khu dân cư nằm trong Tam giác sắt và tiến hành các chiến thuật tìm diệt quân giải phóng trong khu vực này. Tuy nhiên, do nguồn tin tình báo quá yếu kém nên có rất ít bằng chứng được ghi nhận lại về việc Mỹ đã bắt được các cán bộ của ta. Nguồn ảnh: Gettyimg.Về phía Quân giải phóng, lợi dụng hệ thống địa đạo Củ Chi có sức phủ cực kỳ rộng lớn, quân ta đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào giữa đội hình Mỹ, sau đó rút lui an toàn, khiến lính Mỹ luôn bị đặt trong tình trạng bị động và không có khả năng phán đoán được hướng tấn công chính của Quân giải phóng. Nguồn ảnh: Tumblr.Tổng kết chiến dịch, phía Mỹ có 75 quân thiệt mạng, 337 lính bị thương, 2 trực thăng cùng nhiều xe tăng, xe thiết giáp bị bắn hỏng. Mặc dù quân số của các bên tham gia vào chiến dịch lên tới 4 vạn quân nhưng không hề có một trận đánh lớn kiểu quy ước nào nổ ra, tất cả chỉ là những tiếng súng rời rạc, các vụ tấn công nhỏ lẻ do các đơn vị của ta chủ động tổ chức, Mỹ hoàn toàn bị động. Nguồn ảnh: History.Rõ ràng, mục tiêu là tiêu diệt vùng Tam giác sắt của Mỹ đã không đạt được, với hệ thống hầm ngầm địa đạo dài hàng trăm kilomets, quân giải phóng đã bảo vệ được lực lượng của mình trong khí đó phía Mỹ hoàn toàn bất lực dù sử dụng rất nhiều cách thức nhằm "xóa sổ" hệ thống hầm ngầm tại Củ Chi. Nguồn ảnh: Gettyimg.Thành công này của phía Quân giải phóng được cho là nhờ những nguồn tin tình báo kịp thời và chính xác từ những nguồn tin mật nằm trong lòng địch. Trước đó, vào năm 1966 chúng ta cũng đã đập tan một chiến dịch quân sự tương tự của Mỹ nhắm vào Củ Chi mang tên Crimp. Nguồn ảnh: Wiki.
Diễn ra từ ngày 8/1/1967 tới ngày 16/1/1967. Chiến dịch Bóc vỏ Trái Đất hay còn có tên tiếng Anh "Cadar Falls" là một chiến dịch quân sự do Quân đội Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn thực hiện nhắm vào khu vực Tam giác sắt của Quân giải phóng nằm ngay sát nách Sài Gòn. Nguồn ảnh: Stars.
Khu vực đất lửa Củ Chi - Tam giác sắt rộng tới 155 cây số vuông, nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 40 kilomets về hướng Bắc. Nguồn ảnh: Leo.
Chiến dịch này có sự tham gia của 16.000 lính Mỹ và 14.000 quân lính Sài Gòn, tổng cộng 3 vạn quân với nhiều trang thiết bị, khí tài hiện đại để phục vụ cho cuộc càn quét vào vùng giải phóng lớn bậc nhất nằm ngay sát cửa ngõ Sài Gòn và con đường quốc lộ 13 quan trọng bậc nhất, nối liền Sài Gòn với Lộc Ninh, An Lộc. Nguồn ảnh: History.
Trong chiến dịch này, nhận thấy quân số của đối phương quá áp đảo, lớn gấp 3 lần lực lượng tại chỗ của ta nên phía quân giải phóng đã chủ chương ngay từ đầu là tránh giao tranh trực diện, tổ chức tấn công theo kiểu du kích, chỉ đánh tiêu hao và gây hoang mang cho địch thay vì đối đầu trực tiếp. Nguồn ảnh: Gettyimg.
"Cadar Falls" cũng là chiến dịch quân sự đầu tiên Mỹ đưa lực lượng lính chuột công vào sử dụng. Lực lượng này được trang bị vũ khí nhỏ gọn thường là súng lục, sẽ luồn sâu, lục soát các đoạn đường hầm của ta dưới địa đạo Củ Chi và đặt bọc phá, phá hủy đường hầm ngầm. Nguồn ảnh: Stripes.
Những binh lính "chuột cống" này được huấn luyện đặc biệt từ Mỹ, được dạy các kỹ năng tác chiến tầm gần, kỹ năng tác chiến trong không gian hẹp và sẵn sàng chiến đấu xáp lá cà với quân giải phóng hay du kích của ta ở trong hầm ngầm. Nguồn ảnh: Chive.
Lính "chuột cống" của Mỹ chyển thuốc nổ xuống dưới hầm ngầm để phá hủy một hệ thống địa đạo mà họ phát hiện được ở Củ Chi. Nguồn ảnh: Chive.
Khác với cuộc chiến phía dưới lòng đất diễn ra có phần ầm ĩ và ồn ào với hàng tạ thuốc nổ được phía Mỹ sử dụng mỗi ngày, cuộc chiến phía bên trên mặt đất lại có phần yên ả hơn do phía ta ít giao tranh với Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Phía Mỹ cũng càn quét vào các khu dân cư nằm trong Tam giác sắt và tiến hành các chiến thuật tìm diệt quân giải phóng trong khu vực này. Tuy nhiên, do nguồn tin tình báo quá yếu kém nên có rất ít bằng chứng được ghi nhận lại về việc Mỹ đã bắt được các cán bộ của ta. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Về phía Quân giải phóng, lợi dụng hệ thống địa đạo Củ Chi có sức phủ cực kỳ rộng lớn, quân ta đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào giữa đội hình Mỹ, sau đó rút lui an toàn, khiến lính Mỹ luôn bị đặt trong tình trạng bị động và không có khả năng phán đoán được hướng tấn công chính của Quân giải phóng. Nguồn ảnh: Tumblr.
Tổng kết chiến dịch, phía Mỹ có 75 quân thiệt mạng, 337 lính bị thương, 2 trực thăng cùng nhiều xe tăng, xe thiết giáp bị bắn hỏng. Mặc dù quân số của các bên tham gia vào chiến dịch lên tới 4 vạn quân nhưng không hề có một trận đánh lớn kiểu quy ước nào nổ ra, tất cả chỉ là những tiếng súng rời rạc, các vụ tấn công nhỏ lẻ do các đơn vị của ta chủ động tổ chức, Mỹ hoàn toàn bị động. Nguồn ảnh: History.
Rõ ràng, mục tiêu là tiêu diệt vùng Tam giác sắt của Mỹ đã không đạt được, với hệ thống hầm ngầm địa đạo dài hàng trăm kilomets, quân giải phóng đã bảo vệ được lực lượng của mình trong khí đó phía Mỹ hoàn toàn bất lực dù sử dụng rất nhiều cách thức nhằm "xóa sổ" hệ thống hầm ngầm tại Củ Chi. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Thành công này của phía Quân giải phóng được cho là nhờ những nguồn tin tình báo kịp thời và chính xác từ những nguồn tin mật nằm trong lòng địch. Trước đó, vào năm 1966 chúng ta cũng đã đập tan một chiến dịch quân sự tương tự của Mỹ nhắm vào Củ Chi mang tên Crimp. Nguồn ảnh: Wiki.