Mặc dù Không quân-Vũ Trụ Nga (VKO) hiện đã có trong tay khoảng 48 chiếc tiêm kích Su-35, cùng một cơ số Su-30SM, thế nhưng đó là chưa đủ để bao quát cả bầu trời rộng lớn của Liên bang Nga kéo dài từ châu Âu sang châu Á. Chính vì thế, nhiệm vụ phòng không bảo vệ bầu trời vẫn dựa vào bộ ba tiêm kích đánh chặn MiG-31, Su-27 và MiG-29. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyTrong đó, riêng số lượng tiêm kích đánh chặn MiG-31 là 252 chiếc, nhưng chỉ có 152-190 chiếc là trực sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyMiG-31 được biết đến là tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay, với tốc độ tối đa lên tới Mach 2,83 - tương đương 3.000km/h ở độ cao lớn, bán kính chiến đấu 1.450km nếu bay tốc độ cận âm ở độ cao 10.000m, 720km nếu bay tốc độ siêu âm Mach 2,35 và độ cao 18.000m. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyĐể có được tốc độ "khủng" tới như vậy, tiêm kích MiG-31 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Soloviev D-30F6 có lực đẩy khô 93kN/chiếc hoặc lực đẩy khô có đốt tăng lực 152kN. Máy bay có khả năng leo cao 208m/s, với trần bay 20.000m. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyChiếm gần một nửa số tiêm kích MiG-31 có trong trang bị Không quân Vũ trụ Nga vẫn là phiên bản "B" được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyNgười Nga đang nỗ lực hiện đại hóa khoảng 80-100 chiếc lên chuẩn "BM" vào năm 2018. Phiên bản này góp phần kéo dài thêm 10 năm phục vụ của những chiếc MiG-31. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyPhiên bản MiG-31BM nhận được hệ thống điện tử hàng không rất hiện đại. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly đến 320km, 189km với mục tiêu tàng hình, tự động theo dõi đến 24 mục tiêu (phiên bản cũ chỉ 10 mục tiêu), dẫn tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyTrong nhiệm vụ không đối không, tiêu diệt các mục tiêu bay chiến lược (như máy bay ném bom, máy bay AWACS), MiG-31 có thể triển khai 4 tên lửa không đối không R-33 (tầm phóng 304km, dẫn đường radar chủ động) hoặc R-37M tăng tầm lên 398km, tốc độ Mach 6. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyCùng với MiG-31, Không quân - Vũ trụ Nga hiện được cho là duy trì 359 chiếc tiêm kích Su-27 gồm: 225 Su-27S, 70 Su-27SM, 12 Su-27SM3 và 52 Su-27UB. Không như MiG-31 chuyên đảm nhiệm tiêu diệt các mục tiêu giá trị lớn, Su-27 là tiêm kích đánh chặn có thể hạ gục tất cả mục tiêu bay trên không (gồm có tiêm kích, tiêm kích – bom, máy bay ném bom, máy bay AWACS). Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyHiện Không quân Nga đang nỗ lực hết sức nâng cấp các máy bay Su-27S thời Liên Xô lên chuẩn Su-27SM/SM3 được tích hợp một số công nghệ của dòng Su-35 như radar mạng pha Irbis-E, nâng cấp động cơ cũng như kéo dài thời gian phục vụ thêm 15-20 năm nữa. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliySo với MiG-31, tuy Su-27 bay chậm hơn nhưng vẫn là nhanh trong làng tiêm kích hạng nặng - tốc độ tối đa trần bay cao lên tới Mach 2,35 (tương đương 2.500km/h), bán kính chiến đấu hơn 1.500km, trần bay 19.000m. Tuy nhiên, nó có vận tốc leo cao đến 300m/s. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliySu-27 được đánh giá là có khả năng cơ động vượt trội MiG-31, mang tới 8 tấn vũ khí cho phép triển khai 10-12 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tầm trung R-27… Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyCuối cùng là dòng tiêm kích đánh chặn MiG-29 – số lượng ước tính 250 chiếc. Tuy nhiên, chiếm phần lớn là các máy bay MiG-29 đời đầu, trong khi phiên bản hiện đại MiG-29SMT không nhiều, chỉ chừng 28 chiếc. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyDù có tốc độ, bán kính chiến đấu kém hơn một chút so với MiG-31 hay Su-27, tuy nhiên MiG-29 vẫn được đánh giá là có khả năng cơ động ngang ngửa, thậm chí tốc độ leo cao vượt trội đến 330m/s. Nguồn ảnh: Ragulin VitaliyNhững chiếc MiG-29 có thể mang từ 3,5-5 tấn vũ khí tùy phiên bản, mang được các loại tên lửa không đối không R-27, R-73 và R-77. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Mặc dù Không quân-Vũ Trụ Nga (VKO) hiện đã có trong tay khoảng 48 chiếc tiêm kích Su-35, cùng một cơ số Su-30SM, thế nhưng đó là chưa đủ để bao quát cả bầu trời rộng lớn của Liên bang Nga kéo dài từ châu Âu sang châu Á. Chính vì thế, nhiệm vụ phòng không bảo vệ bầu trời vẫn dựa vào bộ ba tiêm kích đánh chặn MiG-31, Su-27 và MiG-29. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Trong đó, riêng số lượng tiêm kích đánh chặn MiG-31 là 252 chiếc, nhưng chỉ có 152-190 chiếc là trực sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
MiG-31 được biết đến là tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay, với tốc độ tối đa lên tới Mach 2,83 - tương đương 3.000km/h ở độ cao lớn, bán kính chiến đấu 1.450km nếu bay tốc độ cận âm ở độ cao 10.000m, 720km nếu bay tốc độ siêu âm Mach 2,35 và độ cao 18.000m. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Để có được tốc độ "khủng" tới như vậy, tiêm kích MiG-31 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Soloviev D-30F6 có lực đẩy khô 93kN/chiếc hoặc lực đẩy khô có đốt tăng lực 152kN. Máy bay có khả năng leo cao 208m/s, với trần bay 20.000m. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Chiếm gần một nửa số tiêm kích MiG-31 có trong trang bị Không quân Vũ trụ Nga vẫn là phiên bản "B" được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Người Nga đang nỗ lực hiện đại hóa khoảng 80-100 chiếc lên chuẩn "BM" vào năm 2018. Phiên bản này góp phần kéo dài thêm 10 năm phục vụ của những chiếc MiG-31. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Phiên bản MiG-31BM nhận được hệ thống điện tử hàng không rất hiện đại. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly đến 320km, 189km với mục tiêu tàng hình, tự động theo dõi đến 24 mục tiêu (phiên bản cũ chỉ 10 mục tiêu), dẫn tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Trong nhiệm vụ không đối không, tiêu diệt các mục tiêu bay chiến lược (như máy bay ném bom, máy bay AWACS), MiG-31 có thể triển khai 4 tên lửa không đối không R-33 (tầm phóng 304km, dẫn đường radar chủ động) hoặc R-37M tăng tầm lên 398km, tốc độ Mach 6. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Cùng với MiG-31, Không quân - Vũ trụ Nga hiện được cho là duy trì 359 chiếc tiêm kích Su-27 gồm: 225 Su-27S, 70 Su-27SM, 12 Su-27SM3 và 52 Su-27UB. Không như MiG-31 chuyên đảm nhiệm tiêu diệt các mục tiêu giá trị lớn, Su-27 là tiêm kích đánh chặn có thể hạ gục tất cả mục tiêu bay trên không (gồm có tiêm kích, tiêm kích – bom, máy bay ném bom, máy bay AWACS). Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Hiện Không quân Nga đang nỗ lực hết sức nâng cấp các máy bay Su-27S thời Liên Xô lên chuẩn Su-27SM/SM3 được tích hợp một số công nghệ của dòng Su-35 như radar mạng pha Irbis-E, nâng cấp động cơ cũng như kéo dài thời gian phục vụ thêm 15-20 năm nữa. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
So với MiG-31, tuy Su-27 bay chậm hơn nhưng vẫn là nhanh trong làng tiêm kích hạng nặng - tốc độ tối đa trần bay cao lên tới Mach 2,35 (tương đương 2.500km/h), bán kính chiến đấu hơn 1.500km, trần bay 19.000m. Tuy nhiên, nó có vận tốc leo cao đến 300m/s. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Su-27 được đánh giá là có khả năng cơ động vượt trội MiG-31, mang tới 8 tấn vũ khí cho phép triển khai 10-12 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tầm trung R-27… Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Cuối cùng là dòng tiêm kích đánh chặn MiG-29 – số lượng ước tính 250 chiếc. Tuy nhiên, chiếm phần lớn là các máy bay MiG-29 đời đầu, trong khi phiên bản hiện đại MiG-29SMT không nhiều, chỉ chừng 28 chiếc. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Dù có tốc độ, bán kính chiến đấu kém hơn một chút so với MiG-31 hay Su-27, tuy nhiên MiG-29 vẫn được đánh giá là có khả năng cơ động ngang ngửa, thậm chí tốc độ leo cao vượt trội đến 330m/s. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy
Những chiếc MiG-29 có thể mang từ 3,5-5 tấn vũ khí tùy phiên bản, mang được các loại tên lửa không đối không R-27, R-73 và R-77. Nguồn ảnh: Ragulin Vitaliy