Trong nhiều thập kỷ, các nhà sản xuất vũ khí lớn (chủ yếu là Mỹ và Nga cũng như một số nước châu Âu) đã phát triển các công nghệ quân sự của họ và tìm cách làm cho bất kỳ loại vũ khí tối tân nào trở nên ngày càng hoàn hảo hơn.Nhưng song song với quá trình này, sự phức tạp của thiết bị quân sự thế hệ mới đã dẫn đến một điều hiển nhiên là chi phí của nó tăng lên và không dễ để làm chủ.Một trong những vấn đề chính mà vũ khí công nghệ cao phải đối mặt trong điều kiện hiện nay là sự không phù hợp giữa chi phí và thời gian (hoặc điều kiện) hoạt động.Ví dụ điển hình là Saudi Arabia có được các thiết bị quân sự đắt tiền của Mỹ và ngay lập tức ném chúng vào cuộc xung đột ở Yemen, nơi dân quân chỉ có xe bán tải và súng phóng lựu cầm tay đối đầu với lực lượng được vũ trang hoàn hảo.M1A2 SEP Abrams được coi là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới hiện tại. Nhưng Houthi đã đánh bại nó một cách dễ dàng thông qua tên lửa chống tăng Towsan-1 của Iran.Kíp điều khiển chiếc chiến xa tối tân này nếu may mắn sống sót thì cũng sẵn sàng vứt bỏ thiết bị đắt tiền trên chiến trường mà không có động thái nào nhằm bảo mật, thể hiện ý thức rất kém.Nhưng hả hê vì sự tắc trách của các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông là điều không đáng, bởi vì các "đồng chí" Syria không ở quá xa họ.Lấy ví dụ, câu chuyện về hệ thống Pantsir-S1 phục vụ trong lực lượng phòng không Syria cho thấy vấn đề do thiếu đào tạo nhân sự và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cần thiết.Ngay tại chiến trường Syria, các hệ thống Pantsir-S1 đang bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim đã thể hiện mặt tốt nhất của chúng khi đánh bại một số lượng lớn các cuộc tấn công của phiến quân.Nhưng cũng với Pantsir-S1, quân đội Syria thường xuyên bất lực trước các cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ của họ. Hơn nữa tiêm kích Israel đã thành công trong việc tiêu diệt ít nhất 2 tổ hợp Pantsir-S1 của Syria.Trên thực tế, những tính toán sai lầm như vậy của lực lượng phòng không Syria không phải là điều ngẫu nhiên, thậm chí đã được chỉ ra trước đó từ rất lâu.Rốt cuộc việc lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại là không đủ, vẫn cần phải đảm bảo rằng chúng hoạt động hiệu quả, và trong bối cảnh tổ chức lực lượng phòng không Syria, việc này rất khó thực hiện.Thứ nhất, quân đội Syria thiếu các hệ thống radar cảnh giới hiện đại. Thứ hai, việc thiếu vắng các hệ thống điều khiển tự động góp phần tạo ra sự hỗn loạn trong quá trình hoạt động của mạng lưới phòng không.Thứ ba, các quân nhân thuộc lực lượng phòng không Syria có kỹ năng kém, họ gần như không được đào tạo để làm việc với công nghệ tối tân, chưa kể mức độ kỷ luật thấp rất thấp.Rốt cuộc, mọi thất bại của lực lượng phòng không Syria đều phủ bóng lên vũ khí do Nga sản xuất, khi các bài viết về những điểm yếu của Pantsir-S1, sự vô dụng của chúng trước không quân Israel ngay lập tức xuất hiện trên báo chí thế giới.Việc vũ khí tối tân mất tác dụng trong tay người dùng không xứng đáng cho thấy cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các hoạt động của nó, cũng như đào tạo nhân sự đúng cách, cả về chuyên môn và động lực.Tuy nhiên những quốc gia mà mọi thứ thoạt nhìn có vẻ khá tốt với cả cơ sở hạ tầng quân sự và nhân viên đào tạo, cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho các nhà cung cấp vũ khí.Ví dụ điển hình là Ấn Độ, lúc đầu New Delhi dường như đồng ý mua Su-35 của Nga, nhưng sau đó họ yêu cầu hạ giá và bắt đầu tìm kiếm sai sót, cuối cùng từ bỏ thương vụ. Tình hình dự án liên doanh FGFA cũng tương tự.Lý do ở đây không chỉ là áp lực của Mỹ hay những cân nhắc về kinh tế, mà còn bởi vì Ấn Độ vẫn không thể quyết định liệu họ có nên tiếp tục mua thiết bị quân sự nước ngoài hay sẽ tự sản xuất tại chỗ.Tất nhiên giới tinh hoa quân sự và công nghiệp Ấn Độ sẽ thích phương án thứ hai, nhưng liệu họ có nguồn lực nào cho việc này - chủ yếu là về trí tuệ và công nghệ?Có thể làm gì trong toàn bộ tình huống này? Tất nhiên, bạn có thể từ chối xuất khẩu vũ khí công nghệ cao nhưng điều đó sẽ gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế.Nhưng suy nghĩ về việc ai và bán gì cũng cần thiết, nếu không thì chi phí uy tín và tổn thất tài chính sau đó thậm chí có thể vượt quá lợi nhuận từ việc bán thiết bị quân sự.Tất cả những thứ trên dẫn tới một điều khoản quan trọng không thể bỏ qua đó là mọi hợp đồng bán vũ khí cần thực hiện một cách toàn diện với việc đào tạo nhân sự vận hành đi kèm.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà sản xuất vũ khí lớn (chủ yếu là Mỹ và Nga cũng như một số nước châu Âu) đã phát triển các công nghệ quân sự của họ và tìm cách làm cho bất kỳ loại vũ khí tối tân nào trở nên ngày càng hoàn hảo hơn.
Nhưng song song với quá trình này, sự phức tạp của thiết bị quân sự thế hệ mới đã dẫn đến một điều hiển nhiên là chi phí của nó tăng lên và không dễ để làm chủ.
Một trong những vấn đề chính mà vũ khí công nghệ cao phải đối mặt trong điều kiện hiện nay là sự không phù hợp giữa chi phí và thời gian (hoặc điều kiện) hoạt động.
Ví dụ điển hình là Saudi Arabia có được các thiết bị quân sự đắt tiền của Mỹ và ngay lập tức ném chúng vào cuộc xung đột ở Yemen, nơi dân quân chỉ có xe bán tải và súng phóng lựu cầm tay đối đầu với lực lượng được vũ trang hoàn hảo.
M1A2 SEP Abrams được coi là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới hiện tại. Nhưng Houthi đã đánh bại nó một cách dễ dàng thông qua tên lửa chống tăng Towsan-1 của Iran.
Kíp điều khiển chiếc chiến xa tối tân này nếu may mắn sống sót thì cũng sẵn sàng vứt bỏ thiết bị đắt tiền trên chiến trường mà không có động thái nào nhằm bảo mật, thể hiện ý thức rất kém.
Nhưng hả hê vì sự tắc trách của các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông là điều không đáng, bởi vì các "đồng chí" Syria không ở quá xa họ.
Lấy ví dụ, câu chuyện về hệ thống Pantsir-S1 phục vụ trong lực lượng phòng không Syria cho thấy vấn đề do thiếu đào tạo nhân sự và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cần thiết.
Ngay tại chiến trường Syria, các hệ thống Pantsir-S1 đang bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim đã thể hiện mặt tốt nhất của chúng khi đánh bại một số lượng lớn các cuộc tấn công của phiến quân.
Nhưng cũng với Pantsir-S1, quân đội Syria thường xuyên bất lực trước các cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ của họ. Hơn nữa tiêm kích Israel đã thành công trong việc tiêu diệt ít nhất 2 tổ hợp Pantsir-S1 của Syria.
Trên thực tế, những tính toán sai lầm như vậy của lực lượng phòng không Syria không phải là điều ngẫu nhiên, thậm chí đã được chỉ ra trước đó từ rất lâu.
Rốt cuộc việc lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại là không đủ, vẫn cần phải đảm bảo rằng chúng hoạt động hiệu quả, và trong bối cảnh tổ chức lực lượng phòng không Syria, việc này rất khó thực hiện.
Thứ nhất, quân đội Syria thiếu các hệ thống radar cảnh giới hiện đại. Thứ hai, việc thiếu vắng các hệ thống điều khiển tự động góp phần tạo ra sự hỗn loạn trong quá trình hoạt động của mạng lưới phòng không.
Thứ ba, các quân nhân thuộc lực lượng phòng không Syria có kỹ năng kém, họ gần như không được đào tạo để làm việc với công nghệ tối tân, chưa kể mức độ kỷ luật thấp rất thấp.
Rốt cuộc, mọi thất bại của lực lượng phòng không Syria đều phủ bóng lên vũ khí do Nga sản xuất, khi các bài viết về những điểm yếu của Pantsir-S1, sự vô dụng của chúng trước không quân Israel ngay lập tức xuất hiện trên báo chí thế giới.
Việc vũ khí tối tân mất tác dụng trong tay người dùng không xứng đáng cho thấy cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các hoạt động của nó, cũng như đào tạo nhân sự đúng cách, cả về chuyên môn và động lực.
Tuy nhiên những quốc gia mà mọi thứ thoạt nhìn có vẻ khá tốt với cả cơ sở hạ tầng quân sự và nhân viên đào tạo, cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho các nhà cung cấp vũ khí.
Ví dụ điển hình là Ấn Độ, lúc đầu New Delhi dường như đồng ý mua Su-35 của Nga, nhưng sau đó họ yêu cầu hạ giá và bắt đầu tìm kiếm sai sót, cuối cùng từ bỏ thương vụ. Tình hình dự án liên doanh FGFA cũng tương tự.
Lý do ở đây không chỉ là áp lực của Mỹ hay những cân nhắc về kinh tế, mà còn bởi vì Ấn Độ vẫn không thể quyết định liệu họ có nên tiếp tục mua thiết bị quân sự nước ngoài hay sẽ tự sản xuất tại chỗ.
Tất nhiên giới tinh hoa quân sự và công nghiệp Ấn Độ sẽ thích phương án thứ hai, nhưng liệu họ có nguồn lực nào cho việc này - chủ yếu là về trí tuệ và công nghệ?
Có thể làm gì trong toàn bộ tình huống này? Tất nhiên, bạn có thể từ chối xuất khẩu vũ khí công nghệ cao nhưng điều đó sẽ gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Nhưng suy nghĩ về việc ai và bán gì cũng cần thiết, nếu không thì chi phí uy tín và tổn thất tài chính sau đó thậm chí có thể vượt quá lợi nhuận từ việc bán thiết bị quân sự.
Tất cả những thứ trên dẫn tới một điều khoản quan trọng không thể bỏ qua đó là mọi hợp đồng bán vũ khí cần thực hiện một cách toàn diện với việc đào tạo nhân sự vận hành đi kèm.