Trong kho vũ khí của Không quân Liên Xô không thể không kể đến Myasishchev M-4 Molot. Đây là loại máy bay ném bom xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới.Ngay khi chúng xuất hiện, NATO đã đặt biệt danh cho loại máy bay ném bom xuyên lục địa này là 'Bison', M-4 được chế tạo để mang bom hạt nhân.Đã có tổng cộng 93 chiếc M-4 được chế tạo trong số này có 2 chiếc là các nguyên mẫu thử nghiệm.M-4 có chiều dài 47,2m, sải cánh lên tới 50m và chiều cao 14,10m.Trọng lượng rỗng của máy bay ném bom M-4 lên tới 79,7 tấn, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 181,5 tấn.Để đưa con quái vật nặng tới 181,5 tấn này lao vút lên bầu trời, M-4 được trang bị 4 động cơ phản lực Mikulin AM-3A.Mỗi động cơ này có lực đẩy 85,75kN giúp máy bay có thể bay với vận tốc cực đại 947km/h.Tầm bay của máy bay ném bom chiến lược M-4 lên tới 8.100km, trần bay lên tới 11.000m.Tải trọng vũ khí của M-4 là 24 tấn và chúng có thể mang theo các loại bom hạt nhân hiện có lúc bấy giờ của không quân Liên Xô.Ngoài ra chúng còn có thể mang theo tới 4 tên lửa hành trình không đối đất tầm xa được treo hai bên cánh.Cũng giống như các loại máy bay ném bom của Liên Xô lúc bấy giờ, M-4 được trang bị tới 9 khẩu pháo cỡ nòng 23mm NR-23, đôi khi chúng cũng được trang bị loại pháo nâng cấp AM-23 cỡ nòng cũng 23mm.Để điều khiển chiếc máy bay khổng lồ này cần tới phi hành đoàn lên tới 8 người. Trong đó bao gồm các phi công, hoa tiêu và các xạ thủ điều khiển pháo 23mm.Trong suốt thập niên 1960, 1970, máy bay ném bom M-4 là cơn ác mộng của NATO khi chúng có thê mang bom hạt nhân và bay xuyên lục địa.Một số chiếc M-4 còn được các kỹ sư Liên Xô cải tiến để chở theo những loại hàng đặc biệt trên lưng, thậm chí chúng còn có thể chở theo tàu vũ trụ.Sau khi công nghệ chế tạo tên lửa xuyên lục địa phát triển vượt bậc, các máy bay ném bom xuyên lục địa M-4 dần mất đi chỗ dứng và chúng được rút khỏi biên chế vào đầu thập niên 1980.
Trong kho vũ khí của Không quân Liên Xô không thể không kể đến Myasishchev M-4 Molot. Đây là loại máy bay ném bom xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới.
Ngay khi chúng xuất hiện, NATO đã đặt biệt danh cho loại máy bay ném bom xuyên lục địa này là 'Bison', M-4 được chế tạo để mang bom hạt nhân.
Đã có tổng cộng 93 chiếc M-4 được chế tạo trong số này có 2 chiếc là các nguyên mẫu thử nghiệm.
M-4 có chiều dài 47,2m, sải cánh lên tới 50m và chiều cao 14,10m.
Trọng lượng rỗng của máy bay ném bom M-4 lên tới 79,7 tấn, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 181,5 tấn.
Để đưa con quái vật nặng tới 181,5 tấn này lao vút lên bầu trời, M-4 được trang bị 4 động cơ phản lực Mikulin AM-3A.
Mỗi động cơ này có lực đẩy 85,75kN giúp máy bay có thể bay với vận tốc cực đại 947km/h.
Tầm bay của máy bay ném bom chiến lược M-4 lên tới 8.100km, trần bay lên tới 11.000m.
Tải trọng vũ khí của M-4 là 24 tấn và chúng có thể mang theo các loại bom hạt nhân hiện có lúc bấy giờ của không quân Liên Xô.
Ngoài ra chúng còn có thể mang theo tới 4 tên lửa hành trình không đối đất tầm xa được treo hai bên cánh.
Cũng giống như các loại máy bay ném bom của Liên Xô lúc bấy giờ, M-4 được trang bị tới 9 khẩu pháo cỡ nòng 23mm NR-23, đôi khi chúng cũng được trang bị loại pháo nâng cấp AM-23 cỡ nòng cũng 23mm.
Để điều khiển chiếc máy bay khổng lồ này cần tới phi hành đoàn lên tới 8 người. Trong đó bao gồm các phi công, hoa tiêu và các xạ thủ điều khiển pháo 23mm.
Trong suốt thập niên 1960, 1970, máy bay ném bom M-4 là cơn ác mộng của NATO khi chúng có thê mang bom hạt nhân và bay xuyên lục địa.
Một số chiếc M-4 còn được các kỹ sư Liên Xô cải tiến để chở theo những loại hàng đặc biệt trên lưng, thậm chí chúng còn có thể chở theo tàu vũ trụ.
Sau khi công nghệ chế tạo tên lửa xuyên lục địa phát triển vượt bậc, các máy bay ném bom xuyên lục địa M-4 dần mất đi chỗ dứng và chúng được rút khỏi biên chế vào đầu thập niên 1980.