Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc vừa đăng tải bài xã luận "Các cuộc đàm phán quân sự thất bại giữa hai đối thủ “không đội trời chung” là Ấn Độ và Trung Quốc", cho thấy tình thế bế tắc của việc tìm kiếm hòa bình, trong cuộc xung đột biên giới giữa hai nước.Vòng đàm phán cấp chỉ huy quân sự lần thứ 13 được tổ chức vào ngày 11/10 tại Moldo (Trung Quốc), trên Đường kiểm soát thực tế (LAC) đã không mang lại kết quả. Quân đội Trung Quốc (PLA) từ chối giải quyết vấn đề giảm leo thang trong ba khu vực tranh chấp cốt lõi đó là: Suối nước nóng, Depsang Bulge và Charding Nullah Junction.Các thông tin từ phía Ấn Độ chỉ ra rằng, căng thẳng biên giới là kết quả của việc Trung Quốc đơn phương khẳng định yêu sách lãnh thổ và nỗ lực thay đổi hiện trạng của LAC; đồng thời không tuân theo các thỏa thuận song phương mà hai bên đã ký kết trước đó. Hiện tại PLA xây dựng cơ sở hạ tầng lớn cho lực lượng quân đội Trung Quốc dọc theo LAC.Phản ứng từ phía Ấn Độ cũng tương tự. Bất chấp việc rút quân theo lịch trình khỏi hồ Pangong Tso ở phía đông Ladakh, cả hai bên vẫn tiếp tục duy trì khoảng 50.000 đến 60.000 binh lính và nhiều vũ khí hiện đại gần biên giới.Khoảng 10 ngày trước, Ấn Độ đã báo cáo việc PLA tiến vào Arunachal Pradesh, dẫn đến một cuộc đối đầu nhỏ. Tình hình nhanh chóng được giải quyết khi các chỉ huy quân đội của cả hai bên can thiệp. Trước đó, vào ngày 30/8/2021, hơn 100 binh sĩ PLA đã vượt qua LAC để tiến vào khu vực Barahoti của Ấn Độ.Trong khi đó, người phát ngôn của Quân đội Trung Quốc, Thượng tá Long Thiếu Hoa cho rằng, phía Ấn Độ cần tuân thủ các thỏa thuận liên quan và sự đồng thuận đạt được giữa hai nước và hai quân đội, thể hiện sự chân thành và có những hành động cụ thể, để cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới với Trung Quốc.Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đăng một bài báo cáo buộc New Delhi vi phạm LAC khi tuyên bố rằng, Quân đội Ấn Độ đã cản trở một cách bất hợp pháp một cuộc tuần tra của Trung Quốc trong khu vực và cho rằng, New Delhi đã tung tin đồn trên các phương tiện truyền thông rằng, lính PLA đã bị Ấn Độ bắt giữ.Hoàn cầu cũng “thẳng thắn chỉ ra” rằng: New Delhi đã không rút kinh nghiệm từ vụ xung đột Galwan trước đó, đề cập đến cuộc đối đầu đẫm máu làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và bị thương; nhiều hơn so với 4 binh sĩ PLA đã thiệt mạng trong cuộc đọ sức.Thời báo Hoàn tự nhận rằng, Bắc Kinh đã thể hiện một thái độ “tương đối bình tĩnh” và tiếp tục khẳng định thể hiện sự kiềm chế đối với việc “tung tin đồn” như vậy; tuy nhiên Trung Quốc không dung túng cho những lời vu khống.Thời báo Hoàn Cầu đã cáo buộc Ấn Độ “vu khống” khi nói rằng, Quân đội Ấn Độ đã giam giữ 200 lính PLA trong cuộc đối đầu gần đây ở Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Hoàn Cầu khẳng định, hoàn toàn không thể có chuyện, phía Ấn Độ “bắt giữ lính Trung Quốc”?.Nhưng một nguồn tin Ấn Độ đã xác nhận diễn biến này với tờ The EurAsian Times và cho biết, Quân đội Ấn Độ đã “bắt giữ tạm thời” 200 lính PLA, trước khi thả họ theo “yêu cầu ngoại giao”. Nguồn tin cũng cho biết, Quân đội nước này đã trở nên “cứng rắn” hơn, kể từ sau cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan vào tháng 6/2020.Cây viết bình luận quân sự Manan Bhatt của EurAsian Times đưa ra một nhận định khác “Sự cố tại Tawang (Arunachal Pradesh) ở khu vực phía đông của đường ranh giới LAC, nơi một nhóm tuần tra khá lớn gồm khoảng 200 các binh sĩ PLA, đã bị Quân đội Ấn Độ bắt và giam giữ tại Ấn Độ trong nhiều giờ; và chỉ được thả sau các cuộc đàm phán”.Để trả đũa Ấn Độ đã “tung tin thất thiệt” trên, Hoàn Cầu đã đăng bức ảnh gọi là “Sự sỉ nhục tại Tawang”, trong đó đăng hình một số bức ảnh về những người đàn ông Ấn Độ bị thương, đang bị binh lính Trung Quốc bao vây; đây có thể là từ sự cố Galwan năm trước.Một tuần sau khi công bố những bức ảnh được gọi là “Sự sỉ nhục tại Tawang”, Hoàn Cầu tiếp tục đăng một bài xã luận có tiêu đề “Quân đội Ấn Độ không học được gì từ cuộc đụng độ năm ngoái”, với nội dung cứng rắn, dựa trên các bức ảnh được phát hành một cách có chủ đích. Để đáp trả, Ấn Độ tuyên bố, việc triển khai quân sự của Trung Quốc dọc theo LAC, đã được đáp trả với sự xây dựng mạnh mẽ không kém từ phía chúng tôi. Quân đội Ấn Độ hùng mạnh đã thể hiện quyết tâm khôn ngoan và mọi động thái của PLA đều bị Ấn Độ nhìn thấy trước và ngăn cản.Cây bình luận quân sự Manan Bhatt cho rằng: “Vòng đàm phán cấp quân sự lần thứ 13 tại Moldo đã cho thấy sức mạnh ngoại giao của Quân đội Ấn Độ. Trò chơi đổ lỗi quen thuộc của Trung Quốc và sự thất bại là điều hiển nhiên… Quân đội Ấn Độ với tư cách là lực lượng duy nhất hiện nay, có thể ngăn chặn Trung Quốc”.Tác giả và nhà phân tích quân sự, Đại tá Vinay Dalvi của Ấn Độ cho biết: “Trung Quốc hiện đang vướng vào hơn một chục tranh chấp trên đất liền và trên biển với quy mô khác nhau với khoảng 17 quốc gia. Bất kỳ hành động “khoe cơ bắp” nào hiện nay của Trung Quốc, đều có thể được coi là hành động gây hấn”.Hiện nay cuộc xung đột Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới Trung-Ấn, khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Chiến lược và mối quan tâm của Trung Quốc hiện tại là hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực eo biển Đài Loan; Đại tá Vinay Dalvi cho biết thêm.Tuy nhiên Dalvi cũng khẳng định, Ấn Độ hay bất kỳ quốc gia nào cũng phải có đánh giá thực tế về Trung Quốc, khi thế và lực của Trung Quốc đã khác xa như trong cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962. Nguồn ảnh: Forces. Đoạn phim ghi lại cảnh xung đột bằng gậy và tay không giữa binh lính Ấn Độ - Trung Quốc ở vùng tranh chấp. Nguồn: NDTV.
Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc vừa đăng tải bài xã luận "Các cuộc đàm phán quân sự thất bại giữa hai đối thủ “không đội trời chung” là Ấn Độ và Trung Quốc", cho thấy tình thế bế tắc của việc tìm kiếm hòa bình, trong cuộc xung đột biên giới giữa hai nước.
Vòng đàm phán cấp chỉ huy quân sự lần thứ 13 được tổ chức vào ngày 11/10 tại Moldo (Trung Quốc), trên Đường kiểm soát thực tế (LAC) đã không mang lại kết quả. Quân đội Trung Quốc (PLA) từ chối giải quyết vấn đề giảm leo thang trong ba khu vực tranh chấp cốt lõi đó là: Suối nước nóng, Depsang Bulge và Charding Nullah Junction.
Các thông tin từ phía Ấn Độ chỉ ra rằng, căng thẳng biên giới là kết quả của việc Trung Quốc đơn phương khẳng định yêu sách lãnh thổ và nỗ lực thay đổi hiện trạng của LAC; đồng thời không tuân theo các thỏa thuận song phương mà hai bên đã ký kết trước đó. Hiện tại PLA xây dựng cơ sở hạ tầng lớn cho lực lượng quân đội Trung Quốc dọc theo LAC.
Phản ứng từ phía Ấn Độ cũng tương tự. Bất chấp việc rút quân theo lịch trình khỏi hồ Pangong Tso ở phía đông Ladakh, cả hai bên vẫn tiếp tục duy trì khoảng 50.000 đến 60.000 binh lính và nhiều vũ khí hiện đại gần biên giới.
Khoảng 10 ngày trước, Ấn Độ đã báo cáo việc PLA tiến vào Arunachal Pradesh, dẫn đến một cuộc đối đầu nhỏ. Tình hình nhanh chóng được giải quyết khi các chỉ huy quân đội của cả hai bên can thiệp. Trước đó, vào ngày 30/8/2021, hơn 100 binh sĩ PLA đã vượt qua LAC để tiến vào khu vực Barahoti của Ấn Độ.
Trong khi đó, người phát ngôn của Quân đội Trung Quốc, Thượng tá Long Thiếu Hoa cho rằng, phía Ấn Độ cần tuân thủ các thỏa thuận liên quan và sự đồng thuận đạt được giữa hai nước và hai quân đội, thể hiện sự chân thành và có những hành động cụ thể, để cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới với Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đăng một bài báo cáo buộc New Delhi vi phạm LAC khi tuyên bố rằng, Quân đội Ấn Độ đã cản trở một cách bất hợp pháp một cuộc tuần tra của Trung Quốc trong khu vực và cho rằng, New Delhi đã tung tin đồn trên các phương tiện truyền thông rằng, lính PLA đã bị Ấn Độ bắt giữ.
Hoàn cầu cũng “thẳng thắn chỉ ra” rằng: New Delhi đã không rút kinh nghiệm từ vụ xung đột Galwan trước đó, đề cập đến cuộc đối đầu đẫm máu làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và bị thương; nhiều hơn so với 4 binh sĩ PLA đã thiệt mạng trong cuộc đọ sức.
Thời báo Hoàn tự nhận rằng, Bắc Kinh đã thể hiện một thái độ “tương đối bình tĩnh” và tiếp tục khẳng định thể hiện sự kiềm chế đối với việc “tung tin đồn” như vậy; tuy nhiên Trung Quốc không dung túng cho những lời vu khống.
Thời báo Hoàn Cầu đã cáo buộc Ấn Độ “vu khống” khi nói rằng, Quân đội Ấn Độ đã giam giữ 200 lính PLA trong cuộc đối đầu gần đây ở Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Hoàn Cầu khẳng định, hoàn toàn không thể có chuyện, phía Ấn Độ “bắt giữ lính Trung Quốc”?.
Nhưng một nguồn tin Ấn Độ đã xác nhận diễn biến này với tờ The EurAsian Times và cho biết, Quân đội Ấn Độ đã “bắt giữ tạm thời” 200 lính PLA, trước khi thả họ theo “yêu cầu ngoại giao”. Nguồn tin cũng cho biết, Quân đội nước này đã trở nên “cứng rắn” hơn, kể từ sau cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan vào tháng 6/2020.
Cây viết bình luận quân sự Manan Bhatt của EurAsian Times đưa ra một nhận định khác “Sự cố tại Tawang (Arunachal Pradesh) ở khu vực phía đông của đường ranh giới LAC, nơi một nhóm tuần tra khá lớn gồm khoảng 200 các binh sĩ PLA, đã bị Quân đội Ấn Độ bắt và giam giữ tại Ấn Độ trong nhiều giờ; và chỉ được thả sau các cuộc đàm phán”.
Để trả đũa Ấn Độ đã “tung tin thất thiệt” trên, Hoàn Cầu đã đăng bức ảnh gọi là “Sự sỉ nhục tại Tawang”, trong đó đăng hình một số bức ảnh về những người đàn ông Ấn Độ bị thương, đang bị binh lính Trung Quốc bao vây; đây có thể là từ sự cố Galwan năm trước.
Một tuần sau khi công bố những bức ảnh được gọi là “Sự sỉ nhục tại Tawang”, Hoàn Cầu tiếp tục đăng một bài xã luận có tiêu đề “Quân đội Ấn Độ không học được gì từ cuộc đụng độ năm ngoái”, với nội dung cứng rắn, dựa trên các bức ảnh được phát hành một cách có chủ đích.
Để đáp trả, Ấn Độ tuyên bố, việc triển khai quân sự của Trung Quốc dọc theo LAC, đã được đáp trả với sự xây dựng mạnh mẽ không kém từ phía chúng tôi. Quân đội Ấn Độ hùng mạnh đã thể hiện quyết tâm khôn ngoan và mọi động thái của PLA đều bị Ấn Độ nhìn thấy trước và ngăn cản.
Cây bình luận quân sự Manan Bhatt cho rằng: “Vòng đàm phán cấp quân sự lần thứ 13 tại Moldo đã cho thấy sức mạnh ngoại giao của Quân đội Ấn Độ. Trò chơi đổ lỗi quen thuộc của Trung Quốc và sự thất bại là điều hiển nhiên… Quân đội Ấn Độ với tư cách là lực lượng duy nhất hiện nay, có thể ngăn chặn Trung Quốc”.
Tác giả và nhà phân tích quân sự, Đại tá Vinay Dalvi của Ấn Độ cho biết: “Trung Quốc hiện đang vướng vào hơn một chục tranh chấp trên đất liền và trên biển với quy mô khác nhau với khoảng 17 quốc gia. Bất kỳ hành động “khoe cơ bắp” nào hiện nay của Trung Quốc, đều có thể được coi là hành động gây hấn”.
Hiện nay cuộc xung đột Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới Trung-Ấn, khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Chiến lược và mối quan tâm của Trung Quốc hiện tại là hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực eo biển Đài Loan; Đại tá Vinay Dalvi cho biết thêm.
Tuy nhiên Dalvi cũng khẳng định, Ấn Độ hay bất kỳ quốc gia nào cũng phải có đánh giá thực tế về Trung Quốc, khi thế và lực của Trung Quốc đã khác xa như trong cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962. Nguồn ảnh: Forces.
Đoạn phim ghi lại cảnh xung đột bằng gậy và tay không giữa binh lính Ấn Độ - Trung Quốc ở vùng tranh chấp. Nguồn: NDTV.