Xe tăng Panzer VIII Maus với tên đầy đủ là Panzerkampfwagen VIII Maus (con Chuột) là loại xe tăng hạng siêu nặng được phát xít Đức hoàn thiện vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây từng được coi là "nhân tố" giúp Đức lật ngược tình thế ở Mặt trận phía Đông với Liên Xô lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Military.Loại xe tăng hạng siêu nặng này nặng tới 188 tấn, dài 10,2 mét, rộng 3,71 mét và cao tới 3,63 mét. Do quá tốn chi phí để sản xuất, chỉ có duy nhất hai chiếc được ra đời. Trong đó một chiếc không hoàn thiện và chỉ có khung gầm xe chứ chưa có tháp pháo. Nguồn ảnh: TankencTrọng lượng siêu nặng của xe tăng Panzer VIII Maus giúp nó có lớp giáp được coi là "không thể xuyên thủng". Cụ thể, lớp giáp của Maus có ở chỗ dày nhất lên tới 220 mm, chỗ mỏng nhất ở phía sau thân xe cũng dày tới 150mm. Nguồn ảnh: Tankern.Đã từng có rất nhiều loại động cơ được Đức thử nghiệm lắp đặt lên con quái thú này, bao gồm các động cơ có công suất từ 1000 cho tới 1200 sức ngựa. Tuy nhiên do nặng tới gần 200 tấn, động cơ của Maus thực chất không phải vấn đề. Nguồn ảnh: Tankern.Vấn đề lớn nhất mà Maus gặp phải đó là trọng lượng của nó vượt quá tải trọng của mọi cây cầu ở châu Âu thời bấy giờ. Trọng lượng của nó lên tới 188 tấn cũng vượt quá tải trọng cho phép của mọi loại xà lan, mọi loại cầu phao đương thời. Vậy nên về cơ bản, Maus không có khả năng vượt sông hoặc chỉ có thể vượt sông bằng cách lắp ống thở rồi lội qua đáy sông và rất dễ bị sa lầy ở đáy sông mà không có cách nào cứu được. Nguồn ảnh: Tankency.Trọng lượng kinh khủng của nó cũng khiến việc sửa chữa trở thành một vấn đề đối với các kỹ sư Đức. Trong ảnh, một loạt các loại máy kích, máy đẩy được huy động để thay xích cho chiếc Maus. Thực tế, không một loại phương tiện cứu hộ xe tăng nào có thể cứu nổi Maus, cách duy nhất để kéo được Maus đó là sử dụng một chiếc... Maus khác. Nguồn ảnh: Warlord.Dù sử dụng động cơ có công suất lên tới 1200 sức ngựa, Maus cũng chỉ có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 20 km/h (lý thuyết), thực tế chiếc xe tăng này chưa từng vượt quá tốc độ 10 km/h. Kèm theo đó là hành trình tối đa của nó chỉ được 160 km dù dung tích bình xăng lên tới 2700 lít. Nguồn ảnh: Catai.Con quái thú này có kíp chiến đấu lên tới 6 người. Trong đó bao gồm một lái xe, một trưởng xe, một xạ thủ pháo chính, một xạ thủ pháo phụ kiêm điện đài viên và hai nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Reddit.Trên các xe tăng đương thời, súng máy đồng trục đã là một thiết bị không thể thiếu. Tuy nhiên với con quái vật nặng 188 tấn này, ngoài súng máy đồng trục còn có thêm hẳn một khẩu... pháo đồng trục. Nguồn ảnh: WWII.Cụ thể, ngoài khẩu pháo chính cỡ nòng 128mm có dự trữ đạn tới 68 viên, khẩu pháo đồng trục có cỡ nòng 75mm với dự trữ đạn 100 viên và tiếp theo là một khẩu súng máy cỡ nòng 7,92mm có dự trữ 1000 viên đạn. Nguồn ảnh: Arts.Thực tế do sản xuất quá tốn kém và vận hành quá khó khăn, xe tăng hạng siêu nặng Panzer VIII đã chưa từng được tham chiến trên chiến trường. Cuối chiến tranh, quân Đức đã tự phá hủy một chiếc bản thử nghiệm (chiếc có đầy đủ tháp pháo) trước khi rút chạy. Nguồn ảnh: Tankpedia.Quân Liên Xô chiếm được chiếc thử nghiệm thứ hai nhưng không có tháp pháo. Để có thể nghiên cứu trọng vẹn chiếc Maus này, Hồng Quân đã phải huy động tổng cộng 6 chiếc xe bánh xích loại FAMO 18 tấn khỏe nhất của Đức thời bấy giờ chỉ để kéo chiếc tháp pháo nặng 55 tấn về với phần thân còn nguyên vẹn để lắp lại và thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wiki.Chiếc Maus "chắp vá" này hiện là chiếc Maus cuối cùng còn sót lại trên thế giới và được Liên Xô trước đây hay Nga ngày nay trưng bày ở bảo tàng xe tăng Kubinka ở ngoại ô Moscow, Nga. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Những hình ảnh hiếm hoi về siêu xe tăng hạng nặng Maus của Đức. Nguồn ảnh: @Muharebe Tarihi.
Xe tăng Panzer VIII Maus với tên đầy đủ là Panzerkampfwagen VIII Maus (con Chuột) là loại xe tăng hạng siêu nặng được phát xít Đức hoàn thiện vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây từng được coi là "nhân tố" giúp Đức lật ngược tình thế ở Mặt trận phía Đông với Liên Xô lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Military.
Loại xe tăng hạng siêu nặng này nặng tới 188 tấn, dài 10,2 mét, rộng 3,71 mét và cao tới 3,63 mét. Do quá tốn chi phí để sản xuất, chỉ có duy nhất hai chiếc được ra đời. Trong đó một chiếc không hoàn thiện và chỉ có khung gầm xe chứ chưa có tháp pháo. Nguồn ảnh: Tankenc
Trọng lượng siêu nặng của xe tăng Panzer VIII Maus giúp nó có lớp giáp được coi là "không thể xuyên thủng". Cụ thể, lớp giáp của Maus có ở chỗ dày nhất lên tới 220 mm, chỗ mỏng nhất ở phía sau thân xe cũng dày tới 150mm. Nguồn ảnh: Tankern.
Đã từng có rất nhiều loại động cơ được Đức thử nghiệm lắp đặt lên con quái thú này, bao gồm các động cơ có công suất từ 1000 cho tới 1200 sức ngựa. Tuy nhiên do nặng tới gần 200 tấn, động cơ của Maus thực chất không phải vấn đề. Nguồn ảnh: Tankern.
Vấn đề lớn nhất mà Maus gặp phải đó là trọng lượng của nó vượt quá tải trọng của mọi cây cầu ở châu Âu thời bấy giờ. Trọng lượng của nó lên tới 188 tấn cũng vượt quá tải trọng cho phép của mọi loại xà lan, mọi loại cầu phao đương thời. Vậy nên về cơ bản, Maus không có khả năng vượt sông hoặc chỉ có thể vượt sông bằng cách lắp ống thở rồi lội qua đáy sông và rất dễ bị sa lầy ở đáy sông mà không có cách nào cứu được. Nguồn ảnh: Tankency.
Trọng lượng kinh khủng của nó cũng khiến việc sửa chữa trở thành một vấn đề đối với các kỹ sư Đức. Trong ảnh, một loạt các loại máy kích, máy đẩy được huy động để thay xích cho chiếc Maus. Thực tế, không một loại phương tiện cứu hộ xe tăng nào có thể cứu nổi Maus, cách duy nhất để kéo được Maus đó là sử dụng một chiếc... Maus khác. Nguồn ảnh: Warlord.
Dù sử dụng động cơ có công suất lên tới 1200 sức ngựa, Maus cũng chỉ có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 20 km/h (lý thuyết), thực tế chiếc xe tăng này chưa từng vượt quá tốc độ 10 km/h. Kèm theo đó là hành trình tối đa của nó chỉ được 160 km dù dung tích bình xăng lên tới 2700 lít. Nguồn ảnh: Catai.
Con quái thú này có kíp chiến đấu lên tới 6 người. Trong đó bao gồm một lái xe, một trưởng xe, một xạ thủ pháo chính, một xạ thủ pháo phụ kiêm điện đài viên và hai nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Reddit.
Trên các xe tăng đương thời, súng máy đồng trục đã là một thiết bị không thể thiếu. Tuy nhiên với con quái vật nặng 188 tấn này, ngoài súng máy đồng trục còn có thêm hẳn một khẩu... pháo đồng trục. Nguồn ảnh: WWII.
Cụ thể, ngoài khẩu pháo chính cỡ nòng 128mm có dự trữ đạn tới 68 viên, khẩu pháo đồng trục có cỡ nòng 75mm với dự trữ đạn 100 viên và tiếp theo là một khẩu súng máy cỡ nòng 7,92mm có dự trữ 1000 viên đạn. Nguồn ảnh: Arts.
Thực tế do sản xuất quá tốn kém và vận hành quá khó khăn, xe tăng hạng siêu nặng Panzer VIII đã chưa từng được tham chiến trên chiến trường. Cuối chiến tranh, quân Đức đã tự phá hủy một chiếc bản thử nghiệm (chiếc có đầy đủ tháp pháo) trước khi rút chạy. Nguồn ảnh: Tankpedia.
Quân Liên Xô chiếm được chiếc thử nghiệm thứ hai nhưng không có tháp pháo. Để có thể nghiên cứu trọng vẹn chiếc Maus này, Hồng Quân đã phải huy động tổng cộng 6 chiếc xe bánh xích loại FAMO 18 tấn khỏe nhất của Đức thời bấy giờ chỉ để kéo chiếc tháp pháo nặng 55 tấn về với phần thân còn nguyên vẹn để lắp lại và thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiếc Maus "chắp vá" này hiện là chiếc Maus cuối cùng còn sót lại trên thế giới và được Liên Xô trước đây hay Nga ngày nay trưng bày ở bảo tàng xe tăng Kubinka ở ngoại ô Moscow, Nga. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Những hình ảnh hiếm hoi về siêu xe tăng hạng nặng Maus của Đức. Nguồn ảnh: @Muharebe Tarihi.