Tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh phục vụ cho việc tiếp tế từ miền bắc cho miền nam kháng chiến trong Chiến tranh Việt Nam chủ yếu đi qua khu vực hạ Lào và Campuchia, có tuyến kéo dài tới tận nam Campuchia rồi vắt ngang sang đồng bằng Sông Cửu Long. Quân đội Mỹ và chư hầu hoàn toàn hiểu rõ điều, và chỉ có duy nhất một cách để ngăn tuyến tiếp vận của ta chính là mở rộng chiến sự sang cả Camphuchia và Lào. Biến Đông Dương thành một chiến trường thực sự. Nguồn ảnh: Peteralan.Mặc dù vậy, Lào và Campuchia lại là hai quốc gia có tính chất trung lập trong Chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, quốc hội Mỹ không cho phép Quân đội Mỹ leo thang chiến tranh trên lãnh thổ Lào và Campuchia, do đó họ không thể can thiệp vào khu vực này một cách trực tiếp. Ảnh: Lực lượng vận tải Việt Nam trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Peteralan.Tính đến năm 1967, sau khi tuyến đường Hồ Chí Minh đã được mở rộng với hàng chục nhánh đường di giúp các đoàn vận tải của ta có thể di chuyển được cả ngày lẫn đêm, lượng hàng hóa vận tải vào nam tăng lên một cách chóng mặt khiến phía Mỹ buộc phải mở các chiến dịch quân sự mang tính "trá hình" ở Campuchia và hạ Lào. Ảnh: Đội nữ vận tải của Quân giải phóng tham gia vào quá trình vận tải hàng hóa trên tuyến đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: Peteralan.Cụ thể, thay vì huy động lực lượng Quân đội Mỹ tới Campuchia, phía Mỹ lại sử dụng máy bay B-52 rải thảm trên những khu vực được cho là có tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đi qua. Ảnh: Những chấm đỏ trên bản đồ là khu vực thả bom của Mỹ tại lãnh thổ Campuchia trong giai đoạn từ năm 1965 tới năm 1973. Nguồn ảnh: Peteralan.Bên cạnh đó thay vì đưa quân ào ạt sang Campuchia hay Lào, Mỹ sử dụng lực lượng Studies and Observations (SOG). Có tên gọi "trá hình" là "Nhóm nghiên cứu và quan sát thuộc Bộ chỉ huy trợ giúp quân sự Mỹ ở Việt Nam", SOG hay MACVSOG thực chất là một lực lượng tình báo, phản gián, điệp viên và đặc nhiệm Mỹ được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ trái pháp luật của Mỹ tại Việt Nam, bao gồm cả tham vọng phá hoại chính quyền cách mạng. Ảnh: Đặc nhiệm SOG. Nguồn ảnh: Peteralan.Các nhiệm vụ chính của SOG trên lãnh thổ hạ Lào và Campuchia đó là tiến hành chiến tranh tâm lý chiến, thăm dò, do thám, chỉ điểm và phá hoại tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Các hoạt động này hoàn toàn không được chính phủ hoặc Quốc hội Mỹ thông qua mà được SOG nhận lệnh trực tiếp từ Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Peteralan.Thực tế thì trong hàng ngũ chỉ huy của lực lượng SOG còn có cả các sỹ quan cao cấp của CIA chuyên để phục vụ hoạt động tâm lý chiến. Tuy nhiên hoạt động này chỉ được coi là "phụ" vì nó có hiệu quả rất thấp. Mục đích chính của SOG là phá hoại tuyến đường mòn Hồ Chí Minh sau khi họ tự nhận thấy rằng tâm lý chiến và hay ngăn nguồn cung từ miền Bắc Việt Nam là những mục tiêu quá xa vời. Nguồn ảnh: Peteralan.Hình ảnh những vũ khí mà đặc nhiệm SOG thu được trong những vụ tấn công, đột kích vào các vị trí của quân giải phóng ở khu vực giáp ranh giữa Campuchia và Miền Nam Việt Nam. Mặc dù có nhiệm vụ là phá hoại tuyến đường Hồ Chí Minh, tuy nhiên lực lượng SOG cũng chỉ hoạt động ở loanh quanh khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, họ thừa hiểu rằng nếu tiến sâu vào đất Campuchia, họ sẽ đụng độ trực tiếp với lực lượng vũ trang chủ lực của ta. Nguồn ảnh: Peteralan.Do là một lực lượng đặc biệt và bí mật nên phía Lầu Năm Góc có thể phủ nhận sự liên quan của mình với các đặc nhiệm SOG bất cứ lúc nào để tránh bị quốc hội Mỹ sờ gáy. Điều này khiến cho các thành viên trong lực lượng đặc nhiệm SOG không khác nào những đứa con hoang vô thừa nhận nếu chẳng may bị trở thành tù binh chiến tranh thì phía họ sẽ hoàn toàn bị bỏ rơi. Nguồn ảnh: Peteralan.Vậy nên, chủ yếu các hoạt động của SOG là chỉ điểm từ... máy bay do thám cho các phi vụ ném bom từ B-52. Điều này khiến cho hoạt động phá hoại tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đạt hiệu quả rất thấp. Nguồn ảnh: Peteralan.Mặc dù vậy, với sự giúp sức của những nhóm người dân tộc vũ trang thân Mỹ và tự tin vào khả năng hỗ trợ đường không của mình, các toán SOG bắt đầu được tung vào sâu bên trong lãnh thổ Lào và Campuchia từ những năm 1968. Nhiệm vụ của họ cũng vẫn là xác định tọa độ để chỉ điểm cho máy bay ném bom, tuy nhiên cách thức lại cực kỳ mạo hiểm vì nên nhớ dọc tuyến đường Trường Sơn lúc này toàn là quân chủ lực của ta. Nguồn ảnh: Peteralan.Thậm chí, tới năm 1970, khi Tổng thống Nixon chuẩn bị cho việc rút dần lính Mỹ ra khỏi Việt Nam thì quân số của SOG không những giảm đi mà còn... tăng lên khi các chỉ huy SOG có thể thoải mái lựa chọn ra những cá nhân xuất sắc trong lực lượng Quân đội Mỹ đang chuẩn bị bị "tống cổ" về nước và đề nghị với họ một lời mời rất hấp dẫn, đó là được phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm bí mật và tiếp tục chiến đấu. Ảnh: Tổng thống Nixon đang thuyết trình về các hoạt động của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, trong đó có cả các hoạt động ở Campuchia. Nguồn ảnh: Peteralan.Ngoài ra, với việc hoạt động của bộ binh Mỹ giảm đi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (do quân số giảm dần) thì gần như toàn bộ ưu tiên về yểm trợ hỏa lực đường không đều được phía Mỹ ưu ái cho các lực lượng SOG. Các phi vụ thâm nhậm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh ngày càng trở nên táo bạo và có tần suất dày đặc hơn khiến phía ta phải tốn rất nhiều nhân lực tham gia bảo vệ cho tuyến đường vận tải huyết mạch này. Ảnh: Lực lượng quân giải phóng vượt Trường Sơn vào Nam. Nguồn ảnh: Peteralan.Tuy nhiên, sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào hay còn được phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn gọi với cái tên Chiến dịch Lam Sơn 719 thì các toán SOG của Mỹ ở Việt Nam đã mất gần như hoàn toàn địa bàn hoạt động quen thuộc ở Nam Lào và Bắc Campuchia. Điều này dẫn đến việc một lần nữa, các hoạt động của SOG giảm sút hiệu quả một cách nghiêm trọng. Cùng với việc quân đội Mỹ "dập dịch" rút khỏi chiến trường Việt Nam, SOG chính thức bị cho giải thể vào ngày 30/4/1972 theo lệnh của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Nguồn ảnh: Peteralan.Các nhà sử gia quân sự của Mỹ nhận định, phía Mỹ với lực lượng SOG dù hoạt động có hiệu quả, thậm chí có thể coi là hiệu quả nhất nếu so với các lực lượng Mỹ khác tại Việt Nam nhưng cũng chỉ giúp "câu giờ", kéo dài sự sống cho Sài Gòn thêm ít năm bằng cách làm giảm lượng hàng tiếp tế chi viện từ Bắc vào Nam. SOG dù hiệu quả thế chứ có hiệu quả nữa cũng không thể cứu được kết cục thạm bại của Sài Gòn. Ảnh: Một toán biệt kích SOG tiêu biểu với đặc nhiệm Mỹ và những thành viên người dân tộc, những thành viên người dân tộc này có thể là người Thượng hoặc cũng có thể là các dân tộc thiểu số ở Lào và Campuchia được tuyển chọn theo cách đặc biệt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh phục vụ cho việc tiếp tế từ miền bắc cho miền nam kháng chiến trong Chiến tranh Việt Nam chủ yếu đi qua khu vực hạ Lào và Campuchia, có tuyến kéo dài tới tận nam Campuchia rồi vắt ngang sang đồng bằng Sông Cửu Long. Quân đội Mỹ và chư hầu hoàn toàn hiểu rõ điều, và chỉ có duy nhất một cách để ngăn tuyến tiếp vận của ta chính là mở rộng chiến sự sang cả Camphuchia và Lào. Biến Đông Dương thành một chiến trường thực sự. Nguồn ảnh: Peteralan.
Mặc dù vậy, Lào và Campuchia lại là hai quốc gia có tính chất trung lập trong Chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, quốc hội Mỹ không cho phép Quân đội Mỹ leo thang chiến tranh trên lãnh thổ Lào và Campuchia, do đó họ không thể can thiệp vào khu vực này một cách trực tiếp. Ảnh: Lực lượng vận tải Việt Nam trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Peteralan.
Tính đến năm 1967, sau khi tuyến đường Hồ Chí Minh đã được mở rộng với hàng chục nhánh đường di giúp các đoàn vận tải của ta có thể di chuyển được cả ngày lẫn đêm, lượng hàng hóa vận tải vào nam tăng lên một cách chóng mặt khiến phía Mỹ buộc phải mở các chiến dịch quân sự mang tính "trá hình" ở Campuchia và hạ Lào. Ảnh: Đội nữ vận tải của Quân giải phóng tham gia vào quá trình vận tải hàng hóa trên tuyến đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: Peteralan.
Cụ thể, thay vì huy động lực lượng Quân đội Mỹ tới Campuchia, phía Mỹ lại sử dụng máy bay B-52 rải thảm trên những khu vực được cho là có tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đi qua. Ảnh: Những chấm đỏ trên bản đồ là khu vực thả bom của Mỹ tại lãnh thổ Campuchia trong giai đoạn từ năm 1965 tới năm 1973. Nguồn ảnh: Peteralan.
Bên cạnh đó thay vì đưa quân ào ạt sang Campuchia hay Lào, Mỹ sử dụng lực lượng Studies and Observations (SOG). Có tên gọi "trá hình" là "Nhóm nghiên cứu và quan sát thuộc Bộ chỉ huy trợ giúp quân sự Mỹ ở Việt Nam", SOG hay MACVSOG thực chất là một lực lượng tình báo, phản gián, điệp viên và đặc nhiệm Mỹ được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ trái pháp luật của Mỹ tại Việt Nam, bao gồm cả tham vọng phá hoại chính quyền cách mạng. Ảnh: Đặc nhiệm SOG. Nguồn ảnh: Peteralan.
Các nhiệm vụ chính của SOG trên lãnh thổ hạ Lào và Campuchia đó là tiến hành chiến tranh tâm lý chiến, thăm dò, do thám, chỉ điểm và phá hoại tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Các hoạt động này hoàn toàn không được chính phủ hoặc Quốc hội Mỹ thông qua mà được SOG nhận lệnh trực tiếp từ Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Peteralan.
Thực tế thì trong hàng ngũ chỉ huy của lực lượng SOG còn có cả các sỹ quan cao cấp của CIA chuyên để phục vụ hoạt động tâm lý chiến. Tuy nhiên hoạt động này chỉ được coi là "phụ" vì nó có hiệu quả rất thấp. Mục đích chính của SOG là phá hoại tuyến đường mòn Hồ Chí Minh sau khi họ tự nhận thấy rằng tâm lý chiến và hay ngăn nguồn cung từ miền Bắc Việt Nam là những mục tiêu quá xa vời. Nguồn ảnh: Peteralan.
Hình ảnh những vũ khí mà đặc nhiệm SOG thu được trong những vụ tấn công, đột kích vào các vị trí của quân giải phóng ở khu vực giáp ranh giữa Campuchia và Miền Nam Việt Nam. Mặc dù có nhiệm vụ là phá hoại tuyến đường Hồ Chí Minh, tuy nhiên lực lượng SOG cũng chỉ hoạt động ở loanh quanh khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, họ thừa hiểu rằng nếu tiến sâu vào đất Campuchia, họ sẽ đụng độ trực tiếp với lực lượng vũ trang chủ lực của ta. Nguồn ảnh: Peteralan.
Do là một lực lượng đặc biệt và bí mật nên phía Lầu Năm Góc có thể phủ nhận sự liên quan của mình với các đặc nhiệm SOG bất cứ lúc nào để tránh bị quốc hội Mỹ sờ gáy. Điều này khiến cho các thành viên trong lực lượng đặc nhiệm SOG không khác nào những đứa con hoang vô thừa nhận nếu chẳng may bị trở thành tù binh chiến tranh thì phía họ sẽ hoàn toàn bị bỏ rơi. Nguồn ảnh: Peteralan.
Vậy nên, chủ yếu các hoạt động của SOG là chỉ điểm từ... máy bay do thám cho các phi vụ ném bom từ B-52. Điều này khiến cho hoạt động phá hoại tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đạt hiệu quả rất thấp. Nguồn ảnh: Peteralan.
Mặc dù vậy, với sự giúp sức của những nhóm người dân tộc vũ trang thân Mỹ và tự tin vào khả năng hỗ trợ đường không của mình, các toán SOG bắt đầu được tung vào sâu bên trong lãnh thổ Lào và Campuchia từ những năm 1968. Nhiệm vụ của họ cũng vẫn là xác định tọa độ để chỉ điểm cho máy bay ném bom, tuy nhiên cách thức lại cực kỳ mạo hiểm vì nên nhớ dọc tuyến đường Trường Sơn lúc này toàn là quân chủ lực của ta. Nguồn ảnh: Peteralan.
Thậm chí, tới năm 1970, khi Tổng thống Nixon chuẩn bị cho việc rút dần lính Mỹ ra khỏi Việt Nam thì quân số của SOG không những giảm đi mà còn... tăng lên khi các chỉ huy SOG có thể thoải mái lựa chọn ra những cá nhân xuất sắc trong lực lượng Quân đội Mỹ đang chuẩn bị bị "tống cổ" về nước và đề nghị với họ một lời mời rất hấp dẫn, đó là được phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm bí mật và tiếp tục chiến đấu. Ảnh: Tổng thống Nixon đang thuyết trình về các hoạt động của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, trong đó có cả các hoạt động ở Campuchia. Nguồn ảnh: Peteralan.
Ngoài ra, với việc hoạt động của bộ binh Mỹ giảm đi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (do quân số giảm dần) thì gần như toàn bộ ưu tiên về yểm trợ hỏa lực đường không đều được phía Mỹ ưu ái cho các lực lượng SOG. Các phi vụ thâm nhậm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh ngày càng trở nên táo bạo và có tần suất dày đặc hơn khiến phía ta phải tốn rất nhiều nhân lực tham gia bảo vệ cho tuyến đường vận tải huyết mạch này. Ảnh: Lực lượng quân giải phóng vượt Trường Sơn vào Nam. Nguồn ảnh: Peteralan.
Tuy nhiên, sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào hay còn được phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn gọi với cái tên Chiến dịch Lam Sơn 719 thì các toán SOG của Mỹ ở Việt Nam đã mất gần như hoàn toàn địa bàn hoạt động quen thuộc ở Nam Lào và Bắc Campuchia. Điều này dẫn đến việc một lần nữa, các hoạt động của SOG giảm sút hiệu quả một cách nghiêm trọng. Cùng với việc quân đội Mỹ "dập dịch" rút khỏi chiến trường Việt Nam, SOG chính thức bị cho giải thể vào ngày 30/4/1972 theo lệnh của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Nguồn ảnh: Peteralan.
Các nhà sử gia quân sự của Mỹ nhận định, phía Mỹ với lực lượng SOG dù hoạt động có hiệu quả, thậm chí có thể coi là hiệu quả nhất nếu so với các lực lượng Mỹ khác tại Việt Nam nhưng cũng chỉ giúp "câu giờ", kéo dài sự sống cho Sài Gòn thêm ít năm bằng cách làm giảm lượng hàng tiếp tế chi viện từ Bắc vào Nam. SOG dù hiệu quả thế chứ có hiệu quả nữa cũng không thể cứu được kết cục thạm bại của Sài Gòn. Ảnh: Một toán biệt kích SOG tiêu biểu với đặc nhiệm Mỹ và những thành viên người dân tộc, những thành viên người dân tộc này có thể là người Thượng hoặc cũng có thể là các dân tộc thiểu số ở Lào và Campuchia được tuyển chọn theo cách đặc biệt. Nguồn ảnh: Pinterest.