"Tác giả" của hiện trường lộn xộn này là chiếc tiêm kích MiG-23M. Vào ngày 4/7/1989, chiếc chiến đấu cơ của Liên Xô đã bay không người lái từ lãnh thổ Liên Xô sang tận... Bỉ và rơi vì hết nhiên liệu. Nguồn ảnh: Pinterest.Nguyên nhân của vụ việc là do phi công bay tuần tra trên chiếc chiến đấu cơ MiG-23M đã phát hiện tiếng nổ ở phần động cơ và mất lực nâng ngay ở phút đầu tiên khi cất cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.Vào thời điểm này, độ cao của máy bay là cực kỳ thấp và phi công chỉ có vài giây báo cáo với mặt đất về tình huống mình gặp phải. Ngay sau khi nhận lệnh thoát ly, phi công nhanh chóng nhảy dù ở độ cao chỉ 150 mét so với mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.Đáng lẽ ra, chiếc MiG-23M cũng sẽ phải rơi ngay sau đó. Tuy nhiên khi máy bay mất độ cao xuống dưới 100 mét, động cơ của nó lại... đột nhiên hoạt động trở lại. Khi này, hệ thống lái tự động của máy bay vẫn đang trong chế độ hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngay lập tức, chiếc chiến đấu cơ bay theo đường bay được định sẵn về hướng Tây, bay qua hầu hết không phận của các nước thuộc hiệp ước Warsaw và tới tận Cộng hoà Dân chủ Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong khi đó, phía Liên Xô lại phán đoán chiếc máy bay sẽ rơi xuống... biển Baltic và lệnh cho các đơn vị hải quân đóng tại đây tham gia tìm kiếm. Trong khi đó, chiếc máy bay đã bay tới Đông Đức và rơi vào tầm ngắm của radar NATO đặt ở Tây Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngay sau khi vượt không phận Đông Đức bay vào Tây Đức, các chiến đấu cơ F-15 của NATO đã được lệnh tiếp cận chiếc MiG-23 này khi đó đang bay ở độ cao 12.000 mét với tốc độ khoảng 740 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.Mọi nỗ lực liên lạc với chiếc MiG-23 của cả phía Liên Xô và NATO đều thất bại. Liên Xô cho rằng chiếc máy bay đã rơi nhưng không ai nhìn thấy chiếc máy bay này. Trong khi đó NATO không dám bắn hạ ngay vì trước đó đã có nhiều vụ phi công Liên Xô đào tẩu sang châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest.Các phi công NATO sau đó đã sững sờ khi tiếp cận gần chiếc MiG-23 và phát hiện ra nó... không có người lái, khoang lái của MiG-23 mở toang, lồng kính cùng ghế lái đã được phóng ra ngoài cùng phi công, chỉ duy nhất chiếc máy bay vẫn bay tốt ở độ cao 12.000 mét và tốc độ 740 km/h trong trạng thái... mui trần. Nguồn ảnh: Pinterest.Hết không phận Tây Đức, hết không phận Hà Lan, tới tận không phận Bỉ chiếc MiG-23 vẫn tiếp tục bay. Tuy nhiên do độ cao của nó quá lớn, NATO không dám bắn hạ vì sợ mảnh vỡ sẽ rơi vào khu dân cư. Gần tới Pháp, chiếc MiG-23 hết nhiên liệu và rơi thẳng xuống một trang trại khiến một thanh niên 19 tuổi thiệt mạng. Nguồn ảnh: Pinterest.Liên Xô sau đó đã đăng đàn gửi lời xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân duy nhất trong vụ việc 684.000 USD và tiếp cận với hiện trường vụ tai nạn hy hữu này để mang xác chiếc MiG-23M về nước. Thực tế thì phiên bản MiG-23M cũng được Liên Xô sử dụng từ năm 1972 và tới năm 1989 khi xảy ra vụ việc, loại chiến đấu cơ này cũng không còn gì quá "bí mật" với NATO. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Chiến cơ MiG-23 bị bắn bằng... tên lửa chống tăng ở Syria.
"Tác giả" của hiện trường lộn xộn này là chiếc tiêm kích MiG-23M. Vào ngày 4/7/1989, chiếc chiến đấu cơ của Liên Xô đã bay không người lái từ lãnh thổ Liên Xô sang tận... Bỉ và rơi vì hết nhiên liệu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nguyên nhân của vụ việc là do phi công bay tuần tra trên chiếc chiến đấu cơ MiG-23M đã phát hiện tiếng nổ ở phần động cơ và mất lực nâng ngay ở phút đầu tiên khi cất cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vào thời điểm này, độ cao của máy bay là cực kỳ thấp và phi công chỉ có vài giây báo cáo với mặt đất về tình huống mình gặp phải. Ngay sau khi nhận lệnh thoát ly, phi công nhanh chóng nhảy dù ở độ cao chỉ 150 mét so với mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đáng lẽ ra, chiếc MiG-23M cũng sẽ phải rơi ngay sau đó. Tuy nhiên khi máy bay mất độ cao xuống dưới 100 mét, động cơ của nó lại... đột nhiên hoạt động trở lại. Khi này, hệ thống lái tự động của máy bay vẫn đang trong chế độ hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngay lập tức, chiếc chiến đấu cơ bay theo đường bay được định sẵn về hướng Tây, bay qua hầu hết không phận của các nước thuộc hiệp ước Warsaw và tới tận Cộng hoà Dân chủ Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khi đó, phía Liên Xô lại phán đoán chiếc máy bay sẽ rơi xuống... biển Baltic và lệnh cho các đơn vị hải quân đóng tại đây tham gia tìm kiếm. Trong khi đó, chiếc máy bay đã bay tới Đông Đức và rơi vào tầm ngắm của radar NATO đặt ở Tây Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngay sau khi vượt không phận Đông Đức bay vào Tây Đức, các chiến đấu cơ F-15 của NATO đã được lệnh tiếp cận chiếc MiG-23 này khi đó đang bay ở độ cao 12.000 mét với tốc độ khoảng 740 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mọi nỗ lực liên lạc với chiếc MiG-23 của cả phía Liên Xô và NATO đều thất bại. Liên Xô cho rằng chiếc máy bay đã rơi nhưng không ai nhìn thấy chiếc máy bay này. Trong khi đó NATO không dám bắn hạ ngay vì trước đó đã có nhiều vụ phi công Liên Xô đào tẩu sang châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các phi công NATO sau đó đã sững sờ khi tiếp cận gần chiếc MiG-23 và phát hiện ra nó... không có người lái, khoang lái của MiG-23 mở toang, lồng kính cùng ghế lái đã được phóng ra ngoài cùng phi công, chỉ duy nhất chiếc máy bay vẫn bay tốt ở độ cao 12.000 mét và tốc độ 740 km/h trong trạng thái... mui trần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hết không phận Tây Đức, hết không phận Hà Lan, tới tận không phận Bỉ chiếc MiG-23 vẫn tiếp tục bay. Tuy nhiên do độ cao của nó quá lớn, NATO không dám bắn hạ vì sợ mảnh vỡ sẽ rơi vào khu dân cư. Gần tới Pháp, chiếc MiG-23 hết nhiên liệu và rơi thẳng xuống một trang trại khiến một thanh niên 19 tuổi thiệt mạng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Liên Xô sau đó đã đăng đàn gửi lời xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân duy nhất trong vụ việc 684.000 USD và tiếp cận với hiện trường vụ tai nạn hy hữu này để mang xác chiếc MiG-23M về nước. Thực tế thì phiên bản MiG-23M cũng được Liên Xô sử dụng từ năm 1972 và tới năm 1989 khi xảy ra vụ việc, loại chiến đấu cơ này cũng không còn gì quá "bí mật" với NATO. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Chiến cơ MiG-23 bị bắn bằng... tên lửa chống tăng ở Syria.