Sukhoi Su-9 hay còn được NATO đặt tên biệt danh là Fishpot là loại máy bay tiêm kích đánh chặn một động cơ được Liên Xô sản xuất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Rumil.Loại máy bay tiêm kích một động cơ này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng mang theo tên lửa để không chiến đối không với máy bay địch ở khoảng cách lớn. Nguồn ảnh: Rumil.Trong thời gian diễn ra chiến tranh Triều Tiên, nguyên mẫu tiêm kích Su-9 của Sukhoi đã được lựa chọn cho việc sản xuất hàng loạt vì nó có thiết kế khí động học cực kỳ tốt. Nguồn ảnh: Rumil.Bằng chứng là kiểu dáng khí động học này sau đó đã được MiG-21 kế thừa để trở thành dòng tiêm kích số một trong Chiến tranh Lạnh, chứng tỏ được sức mạnh của mình khi tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.Với Su-9, câu chuyện lại không "thuận buồm" như MiG-21. Không một chiếc Su-9 nào được Liên Xô xuất khẩu ra nước ngoài, thậm chí các quốc gia thân thiết nhất với Moscow thời điểm đó như Belarus hay Ukraine dù rất thèm khát loại tiêm kích này cũng chỉ được phép... ngậm ngùi ngắm chúng bay vọt qua đầu. Nguồn ảnh: Rumil.Thiết kế của Su-9 về ngoại hình bên ngoài có phần giống với Su-7, tuy nhiên Su-7 có cánh vát về phía sau như MiG-17 trong khi thiết kế của Su-9 lại là kiểu cánh tam giác. Nguồn ảnh: Rumil.Kiểu cánh tam giác này khiến Su-9 có hình dáng khí động học khá vượt trội, lực kéo ngược tác động lên máy bay là rất thấp, đặc biệt là khi bay siêu âm. Nguồn ảnh: Rumil.Chưa kể thiết kế cánh tam giác cho phép Su-9 chứa được nhiều nhiên liệu hơn trong cánh. Tốc độ của Su-9 cũng vượt trội hơn hẳn các phiên bản trước đó với tốc độ khi bay không vũ trang lên tới Mach 1.8 và khi bay có vũ trang tối đa cũng là Mach 1.14. Nguồn ảnh: Rumil.Nhược điểm của Su-9 nằm ở hệ thống điều khiển. Su-9 rất dễ gặp tai nạn vì cần lái của nó cực kỳ nhẹ và nhạy. Khi phi công phạm sai lầm và hơi "mạnh tay", rất có thể sẽ khiến chiếc chiến đấu cơ này rơi vào trạng thái quay lòng vòng mất kiểm soát trên không. Nguồn ảnh: Rumil.Có lẽ đây cũng là một trong những lý do mà Liên Xô không xuất khẩu loại tiêm kích này ra nước ngoài vì lo sợ các phi công nước ngoài dù được đào tạo kỹ lưỡng nhưng vẫn luôn có trình độ "dưới cơ" phi công Liên Xô sẽ gặp nhiều tai nạn khi bay với Su-9. Nguồn ảnh: Rumil.Mời độc giả xem Video: Tiêm kích Su-30 - hậu duệ của tiêm kích Su-9 tới nay đang được Việt Nam sử dụng làm tiêm kích đa năng chủ lực.
Sukhoi Su-9 hay còn được NATO đặt tên biệt danh là Fishpot là loại máy bay tiêm kích đánh chặn một động cơ được Liên Xô sản xuất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Rumil.
Loại máy bay tiêm kích một động cơ này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng mang theo tên lửa để không chiến đối không với máy bay địch ở khoảng cách lớn. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong thời gian diễn ra chiến tranh Triều Tiên, nguyên mẫu tiêm kích Su-9 của Sukhoi đã được lựa chọn cho việc sản xuất hàng loạt vì nó có thiết kế khí động học cực kỳ tốt. Nguồn ảnh: Rumil.
Bằng chứng là kiểu dáng khí động học này sau đó đã được MiG-21 kế thừa để trở thành dòng tiêm kích số một trong Chiến tranh Lạnh, chứng tỏ được sức mạnh của mình khi tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.
Với Su-9, câu chuyện lại không "thuận buồm" như MiG-21. Không một chiếc Su-9 nào được Liên Xô xuất khẩu ra nước ngoài, thậm chí các quốc gia thân thiết nhất với Moscow thời điểm đó như Belarus hay Ukraine dù rất thèm khát loại tiêm kích này cũng chỉ được phép... ngậm ngùi ngắm chúng bay vọt qua đầu. Nguồn ảnh: Rumil.
Thiết kế của Su-9 về ngoại hình bên ngoài có phần giống với Su-7, tuy nhiên Su-7 có cánh vát về phía sau như MiG-17 trong khi thiết kế của Su-9 lại là kiểu cánh tam giác. Nguồn ảnh: Rumil.
Kiểu cánh tam giác này khiến Su-9 có hình dáng khí động học khá vượt trội, lực kéo ngược tác động lên máy bay là rất thấp, đặc biệt là khi bay siêu âm. Nguồn ảnh: Rumil.
Chưa kể thiết kế cánh tam giác cho phép Su-9 chứa được nhiều nhiên liệu hơn trong cánh. Tốc độ của Su-9 cũng vượt trội hơn hẳn các phiên bản trước đó với tốc độ khi bay không vũ trang lên tới Mach 1.8 và khi bay có vũ trang tối đa cũng là Mach 1.14. Nguồn ảnh: Rumil.
Nhược điểm của Su-9 nằm ở hệ thống điều khiển. Su-9 rất dễ gặp tai nạn vì cần lái của nó cực kỳ nhẹ và nhạy. Khi phi công phạm sai lầm và hơi "mạnh tay", rất có thể sẽ khiến chiếc chiến đấu cơ này rơi vào trạng thái quay lòng vòng mất kiểm soát trên không. Nguồn ảnh: Rumil.
Có lẽ đây cũng là một trong những lý do mà Liên Xô không xuất khẩu loại tiêm kích này ra nước ngoài vì lo sợ các phi công nước ngoài dù được đào tạo kỹ lưỡng nhưng vẫn luôn có trình độ "dưới cơ" phi công Liên Xô sẽ gặp nhiều tai nạn khi bay với Su-9. Nguồn ảnh: Rumil.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích Su-30 - hậu duệ của tiêm kích Su-9 tới nay đang được Việt Nam sử dụng làm tiêm kích đa năng chủ lực.