Thật vậy, kể từ khi được chuyển tới Trung Quốc hồi cuối năm 2016, cho tới nay các hình ảnh tiêm kích Su-35 tiên tiến vẫn chưa được công khai một cách rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng Trung Quốc. Điều này khác hẳn với những tiêm kích tiên tiến do Trung Quốc chế tạo. Trong ảnh, hình hiếm hoi rõ nét về mẫu Su-35 mà Nga bán cho Trung Quốc, nhưng được các chuyên gia Nga chụp lại. Nguồn ảnh: SinaNhư đã biết, khi nguyên mẫu đầu tiên tiêm kích tàng hình J-20 còn đang chạy thử dưới mặt đất thì báo chí Trung Quốc đã được “tiếp cận theo kiểu vô tình, lộ ảnh”, hay như tàu sân bay thứ 2 Type 001A của Trung Quốc cũng vậy. Vậy thì cớ sao máy bay chiến đấu Su-35 đã được Nga “lộ ảnh” khắp thế giới lại bị Trung Quốc giấu nhẹm? Thật sự là điều kỳ lạ vô cùng! Nguồn ảnh: SinaMột hình ảnh hiếm hoi khác chụp trộm đuôi tiêm kích Su-35 sơn phù hiệu Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: SinaTranh vẽ Su-35 Trung Quốc. Nguồn ảnh: SinaTheo một số nguồn tin, những chiếc máy bay tiêm kích Su-35 của Trung Quốc có cấu hình gần giống với phiên bản nội địa của Nga. Thậm chí các hệ thống hiển thị thông tin trong buồng lái cũng sẽ dùng chữ Nga thay vì chữ tượng hình Trung Quốc. Nguồn ảnh: SinaSu-35 là tiêm kích thế hệ 4++ - tức là tiêm kích thế hệ 4 tích hợp công nghệ của máy bay thế hệ 5 đem lại sức chiến đấu tiệm cận gần với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 như F-22, Sukhoi T-50. Các chuyên gia cho rằng, Su-35 như là giải pháp bổ sung sức mạnh cho Không quân Trung Quốc trong bối cảnh mà tiêm kích J-20 của quốc gia này chưa sẵn sàng. Nguồn ảnh: SinaPhiên bản Trung Quốc được cho là tích hợp radar mạng pha bị động Irbis-E có tầm trinh sát cực đại đến 400km, có thể theo dõi liên tục 30 mục tiêu cùng lúc.... Tuy vậy, phiên bản Trung Quốc so với mẫu Nga có thể cắt giảm đi đôi chút tính năng radar. Nguồn ảnh: SinĐặc biệt, Su-35 Trung Quốc sẽ nhận trang bị động cơ turbofan 117S (AL-41F1S) có kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, có dự trữ giờ bay lớn (4.000 giờ, trong khi AL-31F trên Su-30 chỉ là 1.500 giờ). Nguồn ảnh: SinaĐộng cơ đặc biệt giúp Su-35 có khả năng chiến đấu siêu cơ động, tốc độ cực đại ở trần bay lớn đến 2.780km/h, ở tầm thấp cũng đến 1.400km/h, tầm bay xa nhất 4.500km với 2 thùng nhiên liệu, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 280m/s. Nguồn ảnh: Sina
Thật vậy, kể từ khi được chuyển tới Trung Quốc hồi cuối năm 2016, cho tới nay các hình ảnh tiêm kích Su-35 tiên tiến vẫn chưa được công khai một cách rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng Trung Quốc. Điều này khác hẳn với những tiêm kích tiên tiến do Trung Quốc chế tạo. Trong ảnh, hình hiếm hoi rõ nét về mẫu Su-35 mà Nga bán cho Trung Quốc, nhưng được các chuyên gia Nga chụp lại. Nguồn ảnh: Sina
Như đã biết, khi nguyên mẫu đầu tiên tiêm kích tàng hình J-20 còn đang chạy thử dưới mặt đất thì báo chí Trung Quốc đã được “tiếp cận theo kiểu vô tình, lộ ảnh”, hay như tàu sân bay thứ 2 Type 001A của Trung Quốc cũng vậy. Vậy thì cớ sao máy bay chiến đấu Su-35 đã được Nga “lộ ảnh” khắp thế giới lại bị Trung Quốc giấu nhẹm? Thật sự là điều kỳ lạ vô cùng! Nguồn ảnh: Sina
Một hình ảnh hiếm hoi khác chụp trộm đuôi tiêm kích Su-35 sơn phù hiệu Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina
Tranh vẽ Su-35 Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina
Theo một số nguồn tin, những chiếc máy bay tiêm kích Su-35 của Trung Quốc có cấu hình gần giống với phiên bản nội địa của Nga. Thậm chí các hệ thống hiển thị thông tin trong buồng lái cũng sẽ dùng chữ Nga thay vì chữ tượng hình Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina
Su-35 là tiêm kích thế hệ 4++ - tức là tiêm kích thế hệ 4 tích hợp công nghệ của máy bay thế hệ 5 đem lại sức chiến đấu tiệm cận gần với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 như F-22, Sukhoi T-50. Các chuyên gia cho rằng, Su-35 như là giải pháp bổ sung sức mạnh cho Không quân Trung Quốc trong bối cảnh mà tiêm kích J-20 của quốc gia này chưa sẵn sàng. Nguồn ảnh: Sina
Phiên bản Trung Quốc được cho là tích hợp radar mạng pha bị động Irbis-E có tầm trinh sát cực đại đến 400km, có thể theo dõi liên tục 30 mục tiêu cùng lúc.... Tuy vậy, phiên bản Trung Quốc so với mẫu Nga có thể cắt giảm đi đôi chút tính năng radar. Nguồn ảnh: Sin
Đặc biệt, Su-35 Trung Quốc sẽ nhận trang bị động cơ turbofan 117S (AL-41F1S) có kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, có dự trữ giờ bay lớn (4.000 giờ, trong khi AL-31F trên Su-30 chỉ là 1.500 giờ). Nguồn ảnh: Sina
Động cơ đặc biệt giúp Su-35 có khả năng chiến đấu siêu cơ động, tốc độ cực đại ở trần bay lớn đến 2.780km/h, ở tầm thấp cũng đến 1.400km/h, tầm bay xa nhất 4.500km với 2 thùng nhiên liệu, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 280m/s. Nguồn ảnh: Sina