Bộ Quốc phòng Belarus hôm 14/11 cho biết, 2 chiếc tiêm kích đa năng Su-30SM đầu tiên trong tổng số 12 máy bay mà nước này đặt hàng tổ hợp Irkut chế tạo đã đến căn cứ không quân số 61 ở Baranovichy vào ngày 13/11.Như vậy Belarus là quốc gia thứ hai sau Kazakhstan được tiếp nhận tiêm kích Su-3SM bản nội địa của Nga, đây là một phần trong chính sách của Moskva nhằm tạo lập hàng rào phòng thủ từ xa cho chính mình.Được biết các tiêm kích Su-30SM trên đã bị trễ hẹn bàn giao tới gần 1 năm vì một số vướng mắc trong việc lắp đặt linh kiện vì ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt.Tuy nhiên dự kiến từ năm 2019 trở đi, mỗi năm không quân Belarus sẽ tiếp nhận 4 chiếc máy bay Su-30SM cho tới khi đủ số lượng chiến đấu cơ đa năng mà nước này đã ký hợp đồng.Ngay sau sự kiện trên, báo chí Nga đã đăng tải loạt thông tin trong đó họ bình luận rằng đây là sự "giúp đỡ" lớn của Nga đối với Belarus, khi Mink có thể nâng cao năng lực tác chiến cho không quân.Việc Nga cung cấp cho Belarus phiên bản Su-30SM tương đương loại nội địa mà tổ hợp Irkut sản xuất dành cho không quân Nga cũng được Moskva cho rằng đây là ưu đãi đặc biệt so với các hợp đồng thương mại khác.Tuy nhiên thật bất ngờ khi Tổng thống Belarus - ông Alexander Lukashenko đã phản ứng khá gay gắt với Nga và yêu cầu Moskva không được "thổi phồng" sự việc.Theo ông Lukashenko, Belarus đã mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30SM bằng tiền của riêng mình chứ không phải họ đề nghị được Nga viện trợ không hoàn lại.Ông Lukashenko còn cho rằng các chiến đấu cơ Su-30SM trong tay không quân Belarus sẽ giúp bảo vệ đất nước cũng như người dân Nga, vì vậy Moskva không nên nói bằng giọng "bề trên".Tổng thống Belarus nói thêm, việc các vũ khí hiện đại của Nga xuất hiện trên lãnh thổ nước này là một điều bình thường, cho nên Moskva không cần phải làm ồn ào trên các phương tiện truyền thông.Lý do chính xác cho tuyên bố gay gắt như vậy đối với Nga của nhà lãnh đạo Belarus vẫn chưa được biết rõ, nhưng các chuyên gia tin rằng điều này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng mối quan hệ giữa hai nước.Đặc biệt hơn, mới đây Belarus đã tuyên bố rằng việc triển khai các căn cứ quân sự Nga trên lãnh thổ của họ thậm chí không được xem xét trong tương lai gần.Ngược lại, các nhà phân tích tin rằng Belarus đang hướng tới mối quan hệ hợp tác sâu rộng hơn với phương Tây, bằng chứng là cuộc đối thoại tích cực giữa nước này và EU, đây là một thách thức khá nghiêm trọng đối với Nga.Nga sẽ cần phải làm hết sức mình để Belarus không bị "tuột khỏi quỹ đạo", nhất là sau khi họ với Ukraine từ anh em trở thành thù địch, bởi điều này rất dễ kéo theo phản ứng dây chuyền từ nhiều quốc gia khác.
Bộ Quốc phòng Belarus hôm 14/11 cho biết, 2 chiếc tiêm kích đa năng Su-30SM đầu tiên trong tổng số 12 máy bay mà nước này đặt hàng tổ hợp Irkut chế tạo đã đến căn cứ không quân số 61 ở Baranovichy vào ngày 13/11.
Như vậy Belarus là quốc gia thứ hai sau Kazakhstan được tiếp nhận tiêm kích Su-3SM bản nội địa của Nga, đây là một phần trong chính sách của Moskva nhằm tạo lập hàng rào phòng thủ từ xa cho chính mình.
Được biết các tiêm kích Su-30SM trên đã bị trễ hẹn bàn giao tới gần 1 năm vì một số vướng mắc trong việc lắp đặt linh kiện vì ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt.
Tuy nhiên dự kiến từ năm 2019 trở đi, mỗi năm không quân Belarus sẽ tiếp nhận 4 chiếc máy bay Su-30SM cho tới khi đủ số lượng chiến đấu cơ đa năng mà nước này đã ký hợp đồng.
Ngay sau sự kiện trên, báo chí Nga đã đăng tải loạt thông tin trong đó họ bình luận rằng đây là sự "giúp đỡ" lớn của Nga đối với Belarus, khi Mink có thể nâng cao năng lực tác chiến cho không quân.
Việc Nga cung cấp cho Belarus phiên bản Su-30SM tương đương loại nội địa mà tổ hợp Irkut sản xuất dành cho không quân Nga cũng được Moskva cho rằng đây là ưu đãi đặc biệt so với các hợp đồng thương mại khác.
Tuy nhiên thật bất ngờ khi Tổng thống Belarus - ông Alexander Lukashenko đã phản ứng khá gay gắt với Nga và yêu cầu Moskva không được "thổi phồng" sự việc.
Theo ông Lukashenko, Belarus đã mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30SM bằng tiền của riêng mình chứ không phải họ đề nghị được Nga viện trợ không hoàn lại.
Ông Lukashenko còn cho rằng các chiến đấu cơ Su-30SM trong tay không quân Belarus sẽ giúp bảo vệ đất nước cũng như người dân Nga, vì vậy Moskva không nên nói bằng giọng "bề trên".
Tổng thống Belarus nói thêm, việc các vũ khí hiện đại của Nga xuất hiện trên lãnh thổ nước này là một điều bình thường, cho nên Moskva không cần phải làm ồn ào trên các phương tiện truyền thông.
Lý do chính xác cho tuyên bố gay gắt như vậy đối với Nga của nhà lãnh đạo Belarus vẫn chưa được biết rõ, nhưng các chuyên gia tin rằng điều này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng mối quan hệ giữa hai nước.
Đặc biệt hơn, mới đây Belarus đã tuyên bố rằng việc triển khai các căn cứ quân sự Nga trên lãnh thổ của họ thậm chí không được xem xét trong tương lai gần.
Ngược lại, các nhà phân tích tin rằng Belarus đang hướng tới mối quan hệ hợp tác sâu rộng hơn với phương Tây, bằng chứng là cuộc đối thoại tích cực giữa nước này và EU, đây là một thách thức khá nghiêm trọng đối với Nga.
Nga sẽ cần phải làm hết sức mình để Belarus không bị "tuột khỏi quỹ đạo", nhất là sau khi họ với Ukraine từ anh em trở thành thù địch, bởi điều này rất dễ kéo theo phản ứng dây chuyền từ nhiều quốc gia khác.