Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Belarus, chiến đấu cơ và máy bay quân sự khác của nước này đã bắt đầu thực hiện những chuyến bay tuần tra dọc biên giới. Ngoài ra, các máy bay An-26, Yak-130, Su-30SM còn thực hiện những chuyến bay huấn luyện kiểu chiến đấu.Cùng với hoạt động của Không quân, các sư đoàn pháo phòng không của các lữ đoàn cơ giới riêng biệt 19 và 120 đang chuẩn bị cho việc bắn các hệ thống pháo và tên lửa phòng không Tunguska cũng như phóng hệ thống phòng không di động Igla.Hiện các đơn vị đang được tập kết tại thao trường 174 của Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết thêm. Tuy nhiên theo tiết lộ của tờ Defence-blog, trong số vũ khí được Belarus điều chuyển đến gần biên giới còn có lượng lớn tên lửa đạn đạo Tochka-U và pháo phản lực hạng nặng Polonez.Polonez là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt dẫn đường cỡ 300 mm. Tầm bắn của đạn Polonez có thể đạt trên 200km, với độc chính xác cực cao nhờ hiệu chỉnh đường bay thông qua GPS.Trong khi đó, Tochka-U là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật, được thiết kế để triển khai trong đội hình lục quân. Đạn của tổ hợp này có thể dùng cho nhiệm vụ tấn công chính xác nhằm vào sở chỉ huy, kho tàng, sân bay và nơi tập trung binh lính của đối phương.Tên lửa được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường quán tính, mẫu Tochka-P được lắp đầu dò radar thụ động để tiêu diệt các đài radar của đối phương. Các phiên bản Tochka có tầm bắn từ 70 đến 185 km. Đạn tên lửa dài 6,4 m, nặng 2 tấn và đạt tốc độ tối đa 1,8 km/s. Tochka thường được trang bị đầu đạn nổ mảnh, nhưng cũng có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân, sinh học và hóa học.Cuộc tập trận được công bố sau khi Tổng thống Belarus Lukashenko cáo buộc NATO điều động lực lượng ở Lithuania và Ba Lan gần biên giới phía tây của Belarus. Tuy nhiên, phát ngôn viên NATO, bà Oana Lungescu đã nhanh chóng phủ nhận cáo buộc ông Lukashenko đưa ra."NATO không điều động quân sự tại khu vực này. Sự hiện diện đa quốc gia của NATO ở phía đông của khối không phải là mối đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Động thái này có tính chất phòng thủ nghiêm ngặt, tương xứng và được thiết kế để ngăn chặn xung đột và gìn giữ hòa bình", bà Oana Lungescu.Đồng thời, phía NATO cũng cho hay, họ đang theo sát tình hình ở Belarus liên quan tới các cuộc biểu tình phản đối ông Lukashenko tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 9/8.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Belarus, chiến đấu cơ và máy bay quân sự khác của nước này đã bắt đầu thực hiện những chuyến bay tuần tra dọc biên giới. Ngoài ra, các máy bay An-26, Yak-130, Su-30SM còn thực hiện những chuyến bay huấn luyện kiểu chiến đấu.
Cùng với hoạt động của Không quân, các sư đoàn pháo phòng không của các lữ đoàn cơ giới riêng biệt 19 và 120 đang chuẩn bị cho việc bắn các hệ thống pháo và tên lửa phòng không Tunguska cũng như phóng hệ thống phòng không di động Igla.
Hiện các đơn vị đang được tập kết tại thao trường 174 của Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết thêm. Tuy nhiên theo tiết lộ của tờ Defence-blog, trong số vũ khí được Belarus điều chuyển đến gần biên giới còn có lượng lớn tên lửa đạn đạo Tochka-U và pháo phản lực hạng nặng Polonez.
Polonez là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt dẫn đường cỡ 300 mm. Tầm bắn của đạn Polonez có thể đạt trên 200km, với độc chính xác cực cao nhờ hiệu chỉnh đường bay thông qua GPS.
Trong khi đó, Tochka-U là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật, được thiết kế để triển khai trong đội hình lục quân. Đạn của tổ hợp này có thể dùng cho nhiệm vụ tấn công chính xác nhằm vào sở chỉ huy, kho tàng, sân bay và nơi tập trung binh lính của đối phương.
Tên lửa được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường quán tính, mẫu Tochka-P được lắp đầu dò radar thụ động để tiêu diệt các đài radar của đối phương. Các phiên bản Tochka có tầm bắn từ 70 đến 185 km. Đạn tên lửa dài 6,4 m, nặng 2 tấn và đạt tốc độ tối đa 1,8 km/s. Tochka thường được trang bị đầu đạn nổ mảnh, nhưng cũng có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân, sinh học và hóa học.
Cuộc tập trận được công bố sau khi Tổng thống Belarus Lukashenko cáo buộc NATO điều động lực lượng ở Lithuania và Ba Lan gần biên giới phía tây của Belarus. Tuy nhiên, phát ngôn viên NATO, bà Oana Lungescu đã nhanh chóng phủ nhận cáo buộc ông Lukashenko đưa ra.
"NATO không điều động quân sự tại khu vực này. Sự hiện diện đa quốc gia của NATO ở phía đông của khối không phải là mối đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Động thái này có tính chất phòng thủ nghiêm ngặt, tương xứng và được thiết kế để ngăn chặn xung đột và gìn giữ hòa bình", bà Oana Lungescu.
Đồng thời, phía NATO cũng cho hay, họ đang theo sát tình hình ở Belarus liên quan tới các cuộc biểu tình phản đối ông Lukashenko tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 9/8.