Công ty Công nghiệp Quốc phòng Rafael của Israel từng ra mắt loại tên lửa diệt hạm mới vào tháng 6/2021 với tên gọi Sea Breaker. Đây là loại tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 được công ty Rafael mô tả là có thể được phóng từ ô tô hoặc tàu chiến.Tên lửa diệt hạm Sea Breaker có thể được sử dụng để đánh tàu hoặc cảng biển, thậm chí thích hợp để tấn công chính xác một con tàu bên trong cảng, trong tình trạng có quá đông các tàu hàng dân sự xen lẫn với mục tiêu cần tấn công.Tên lửa có thể phân biệt mục tiêu với những chiếc tàu hàng khác, thông qua một hệ thống điều hướng độc đáo nhằm đảm bảo cho việc không bị nhầm lẫn mục tiêu mà nó muốn tấn công.Theo thông số kỹ thuật đã công bố, tên lửa có chiều dài 4 mét, nặng 400 kg, đầu đạn 110 kg và cự ly tối đa 300km, nó bay ở mức siêu âm khoảng 0,8 mach.Phương pháp điều khiển là ở giai đoạn đầu tiên, hệ thống dẫn đường nội bộ với INS tự động, GPS giai đoạn hai và GPS giai đoạn ba với bộ tìm kiếm điện quang IIR được trang bị công nghệ AI giúp phân biệt các mục tiêu của nó với các mục tiêu không cần thiết khác.Một bức ảnh của mục tiêu có thể được chèn vào trước khi phóng và lưu trữ trong bộ nhớ để tên lửa so sánh hình ảnh của mục tiêu mà nó chụp với hình ảnh được lưu trữ bên trong, công nghệ này được tìm thấy trong các tên lửa khác như Popeye.Tên lửa có một liên kết dữ liệu cho phép người vận hành thay đổi mục tiêu trong chuyến bay hoặc cập nhật dữ liệu của nó trong trường hợp nó đang di chuyển. Điều mới mẻ trong tên lửa này là giới thiệu tính năng AI vào các giai đoạn lái.Tên lửa diệt hạm của Israel có thể bay ở độ cao rất thấp để tránh bị phát hiện. Tên lửa Sea Breaker nói riêng có thể bay ở độ cao từ 2-10 mét so với mực nước biển và điều này không có trong các loại tên lửa tương tự khác! Tên lửa bay trên các con đường đã định sẵn và có thể ẩn nấp lượn lờ giữa quần đảo trong suốt chuyến bay của nó.Với tốc độ bay cao và khả năng né tránh các thiết bị radar sẽ khiến các hệ thống phòng không trên tàu chiến hoặc trên mặt đất chỉ có thể phát hiện mục tiêu khi tên lửa đã ở cấp độ cực kì nguy hiểm cho con tàu.Ví dụ: một tên lửa bay ở độ cao 50 mét hướng về con tàu, nó có thể được phát hiện từ khoảng cách tối đa 48 km và thời gian đối phó với mục tiêu sẽ nhiều hơn, đối phương có thể theo dõi và chỉ huy phóng đạn đánh chặn kịp thời.Đó là khoảng thời gian quan trọng, nhưng khi tên lửa bay ở độ cao 10 mét thì khoảng cách phát hiện ra tên lửa giảm xuống còn khoảng 25 km và thời gian xử lý mục tiêu là dưới 25 giây, vì vậy khả năng đánh chặn của các con tàu sẽ bị hạn chế rất nhiều.Mặc dù trọng lượng của tên lửa lên tới 400 kg và chiều dài 4 mét, nhưng các máy bay chiến đấu F-16 và F-15 có thể mang tới 4 quả Sea Breaker. Phóng tên lửa chống hạm từ trên không là công việc rất dễ dàng của các phi công Israel.Và nếu nhà sản xuất tích hợp thêm tính năng bắn từ tàu ngầm thì đó là một nỗi kinh hoàng thực sự cho các tàu chiến. Cách tốt nhất để chống lại loại Sea Breaker này là trang bị hệ thống cảnh báo sớm cực nhạy.Cho đến nay, việc sử dụng tên lửa này trong thực tế chưa được ai ghi nhận, mặc dù một số blogger trên Twitter nói rằng nó được sử dụng lần đầu tiên trong các cuộc tấn công Latakia, Syria gần đây.
Công ty Công nghiệp Quốc phòng Rafael của Israel từng ra mắt loại tên lửa diệt hạm mới vào tháng 6/2021 với tên gọi Sea Breaker. Đây là loại tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 được công ty Rafael mô tả là có thể được phóng từ ô tô hoặc tàu chiến.
Tên lửa diệt hạm Sea Breaker có thể được sử dụng để đánh tàu hoặc cảng biển, thậm chí thích hợp để tấn công chính xác một con tàu bên trong cảng, trong tình trạng có quá đông các tàu hàng dân sự xen lẫn với mục tiêu cần tấn công.
Tên lửa có thể phân biệt mục tiêu với những chiếc tàu hàng khác, thông qua một hệ thống điều hướng độc đáo nhằm đảm bảo cho việc không bị nhầm lẫn mục tiêu mà nó muốn tấn công.
Theo thông số kỹ thuật đã công bố, tên lửa có chiều dài 4 mét, nặng 400 kg, đầu đạn 110 kg và cự ly tối đa 300km, nó bay ở mức siêu âm khoảng 0,8 mach.
Phương pháp điều khiển là ở giai đoạn đầu tiên, hệ thống dẫn đường nội bộ với INS tự động, GPS giai đoạn hai và GPS giai đoạn ba với bộ tìm kiếm điện quang IIR được trang bị công nghệ AI giúp phân biệt các mục tiêu của nó với các mục tiêu không cần thiết khác.
Một bức ảnh của mục tiêu có thể được chèn vào trước khi phóng và lưu trữ trong bộ nhớ để tên lửa so sánh hình ảnh của mục tiêu mà nó chụp với hình ảnh được lưu trữ bên trong, công nghệ này được tìm thấy trong các tên lửa khác như Popeye.
Tên lửa có một liên kết dữ liệu cho phép người vận hành thay đổi mục tiêu trong chuyến bay hoặc cập nhật dữ liệu của nó trong trường hợp nó đang di chuyển. Điều mới mẻ trong tên lửa này là giới thiệu tính năng AI vào các giai đoạn lái.
Tên lửa diệt hạm của Israel có thể bay ở độ cao rất thấp để tránh bị phát hiện. Tên lửa Sea Breaker nói riêng có thể bay ở độ cao từ 2-10 mét so với mực nước biển và điều này không có trong các loại tên lửa tương tự khác! Tên lửa bay trên các con đường đã định sẵn và có thể ẩn nấp lượn lờ giữa quần đảo trong suốt chuyến bay của nó.
Với tốc độ bay cao và khả năng né tránh các thiết bị radar sẽ khiến các hệ thống phòng không trên tàu chiến hoặc trên mặt đất chỉ có thể phát hiện mục tiêu khi tên lửa đã ở cấp độ cực kì nguy hiểm cho con tàu.
Ví dụ: một tên lửa bay ở độ cao 50 mét hướng về con tàu, nó có thể được phát hiện từ khoảng cách tối đa 48 km và thời gian đối phó với mục tiêu sẽ nhiều hơn, đối phương có thể theo dõi và chỉ huy phóng đạn đánh chặn kịp thời.
Đó là khoảng thời gian quan trọng, nhưng khi tên lửa bay ở độ cao 10 mét thì khoảng cách phát hiện ra tên lửa giảm xuống còn khoảng 25 km và thời gian xử lý mục tiêu là dưới 25 giây, vì vậy khả năng đánh chặn của các con tàu sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Mặc dù trọng lượng của tên lửa lên tới 400 kg và chiều dài 4 mét, nhưng các máy bay chiến đấu F-16 và F-15 có thể mang tới 4 quả Sea Breaker. Phóng tên lửa chống hạm từ trên không là công việc rất dễ dàng của các phi công Israel.
Và nếu nhà sản xuất tích hợp thêm tính năng bắn từ tàu ngầm thì đó là một nỗi kinh hoàng thực sự cho các tàu chiến. Cách tốt nhất để chống lại loại Sea Breaker này là trang bị hệ thống cảnh báo sớm cực nhạy.
Cho đến nay, việc sử dụng tên lửa này trong thực tế chưa được ai ghi nhận, mặc dù một số blogger trên Twitter nói rằng nó được sử dụng lần đầu tiên trong các cuộc tấn công Latakia, Syria gần đây.