Chiếc Al Fulk mặc dù nhận phân loại tàu đổ bộ vận tải (LPD), tuy nhiên trên thực tế nó còn thực hiện được chức năng của một khu trục hạm phòng không nhờ tên lửa tầm xa Aster-30, và đặc biệt là vai trò tàu sân bay trực thăng.Công ty đóng tàu Fincateri của Ý mới đây đã bàn giao tàu Al Fulk cho Hải quân Qatar, phương tiện tác chiến này thu hút sự quan tâm lớn khi kết hợp nhiều chức năng độc đáo trong một kích thước khá nhỏ gọn.Cổng thông tin The War Zone (TWZ) nhận xét, chiếc Al Fulk với chiều dài thân xấp xỉ 140 mét, lượng giãn nước đầy tải đạt khoảng 8.800 tấn, nó chỉ tương đương một khu trục hạm hạng trung.Trong vai trò tàu đổ bộ vận tải, tàu Al Fulk có thiết kế đặc trưng với khoang ngập nước để thả thiết giáp lưỡng cư, cũng như thiết bị nâng thích hợp để triển khai xuồng cao tốc, nó có thể mang theo tới 550 lính thủy đánh bộ, tức một tiểu đoàn.Tầm hoạt động của tàu Al Fulk đạt 7.000 hải lý khi chạy ở tốc độ kinh tế 15 hải lý/h (tốc độ tối đa 20 hải lý/h), điều này cho phép chiếc chiến hạm thực hiện nhiệm vụ vượt ra ngoài vùng biển Vịnh Ba Tư.Ở phần mũi của con tàu này có bệ pháo 76 mm trong khi phần đuôi là 16 bệ phóng thẳng đứng (VLS) của tổ hợp phòng không Sylver, trang bị tên lửa đánh chặn Aster 30 (loại đạn này cũng dùng trong hệ thống SAMP/T trên đất liền).Tên lửa phòng không Aster-30 có tầm bắn tối đa 120 km, trần bay 30 km, được trang bị đầu dẫn radar chủ động và động cơ kiểm soát vector lực đẩy, mang lại độ cơ động và chính xác rất cao.Ngoài đạn Aster-30 tầm xa, tên lửa phòng không tầm trung Aster-15 cũng có thể được triển khai bên trong các ống phóng thẳng đứng nói trên, bất chấp có sự khác biệt lớn về kích thước giữa hai loại đạn đánh chặn.Theo giới quan sát, nếu bỏ qua chức năng phòng không thì với thiết kế boong rộng cho phép tiếp nhận cùng lúc nhiều máy bay lên thẳng, con tàu này có lẽ chính là tàu sân bay trực thăng nhỏ nhất thế giới.Để có cái nhìn trực quan, hãy so sánh chiếc Al Fulk với tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga của Hải quân Nhật Bản, con tàu này có lượng giãn nước đầy tải lên tới 19.000 tấn với chiều dài thân 197 mét.Bên cạnh đó, hàng không mẫu hạm HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan, hiện đang là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới, hiện tại chỉ mang theo trực thăng, có lượng giãn nước 12.000 tấn và chiều dài 182 mét.Tiếp theo là tàu đổ bộ LPD của Tây Ban Nha thuộc lớp Galicia, con tàu này cũng sở hữu sân đỗ trực thăng rộng, gần giống với thiết kế của chiếc Al-Fulk nhưng có lượng giãn nước đầy tải lên tới 13.600 tấn và chiều dài thân 160 mét.Một vấn đề cần quan tâm nữa đó là ngoài chức năng của tàu đổ bộ, tàu sân bay trực thăng và khu trục hạm phòng không, chiếc Al Fulk còn được thiết kế để thực hiện chức năng của tàu chỉ huy tham mưu, tức là soái hạm của Hải quân Qatar.Cuối cùng, chiếc Al Fulk là "hạt nhân" của thương vụ trị giá 6 tỷ USD giữa Qatar và Ý, nhằm đóng mới 7 tàu chiến thuộc nhiều loại khác nhau theo hợp đồng lớn ký kết vào năm 2017.
Chiếc Al Fulk mặc dù nhận phân loại tàu đổ bộ vận tải (LPD), tuy nhiên trên thực tế nó còn thực hiện được chức năng của một khu trục hạm phòng không nhờ tên lửa tầm xa Aster-30, và đặc biệt là vai trò tàu sân bay trực thăng.
Công ty đóng tàu Fincateri của Ý mới đây đã bàn giao tàu Al Fulk cho Hải quân Qatar, phương tiện tác chiến này thu hút sự quan tâm lớn khi kết hợp nhiều chức năng độc đáo trong một kích thước khá nhỏ gọn.
Cổng thông tin The War Zone (TWZ) nhận xét, chiếc Al Fulk với chiều dài thân xấp xỉ 140 mét, lượng giãn nước đầy tải đạt khoảng 8.800 tấn, nó chỉ tương đương một khu trục hạm hạng trung.
Trong vai trò tàu đổ bộ vận tải, tàu Al Fulk có thiết kế đặc trưng với khoang ngập nước để thả thiết giáp lưỡng cư, cũng như thiết bị nâng thích hợp để triển khai xuồng cao tốc, nó có thể mang theo tới 550 lính thủy đánh bộ, tức một tiểu đoàn.
Tầm hoạt động của tàu Al Fulk đạt 7.000 hải lý khi chạy ở tốc độ kinh tế 15 hải lý/h (tốc độ tối đa 20 hải lý/h), điều này cho phép chiếc chiến hạm thực hiện nhiệm vụ vượt ra ngoài vùng biển Vịnh Ba Tư.
Ở phần mũi của con tàu này có bệ pháo 76 mm trong khi phần đuôi là 16 bệ phóng thẳng đứng (VLS) của tổ hợp phòng không Sylver, trang bị tên lửa đánh chặn Aster 30 (loại đạn này cũng dùng trong hệ thống SAMP/T trên đất liền).
Tên lửa phòng không Aster-30 có tầm bắn tối đa 120 km, trần bay 30 km, được trang bị đầu dẫn radar chủ động và động cơ kiểm soát vector lực đẩy, mang lại độ cơ động và chính xác rất cao.
Ngoài đạn Aster-30 tầm xa, tên lửa phòng không tầm trung Aster-15 cũng có thể được triển khai bên trong các ống phóng thẳng đứng nói trên, bất chấp có sự khác biệt lớn về kích thước giữa hai loại đạn đánh chặn.
Theo giới quan sát, nếu bỏ qua chức năng phòng không thì với thiết kế boong rộng cho phép tiếp nhận cùng lúc nhiều máy bay lên thẳng, con tàu này có lẽ chính là tàu sân bay trực thăng nhỏ nhất thế giới.
Để có cái nhìn trực quan, hãy so sánh chiếc Al Fulk với tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga của Hải quân Nhật Bản, con tàu này có lượng giãn nước đầy tải lên tới 19.000 tấn với chiều dài thân 197 mét.
Bên cạnh đó, hàng không mẫu hạm HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan, hiện đang là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới, hiện tại chỉ mang theo trực thăng, có lượng giãn nước 12.000 tấn và chiều dài 182 mét.
Tiếp theo là tàu đổ bộ LPD của Tây Ban Nha thuộc lớp Galicia, con tàu này cũng sở hữu sân đỗ trực thăng rộng, gần giống với thiết kế của chiếc Al-Fulk nhưng có lượng giãn nước đầy tải lên tới 13.600 tấn và chiều dài thân 160 mét.
Một vấn đề cần quan tâm nữa đó là ngoài chức năng của tàu đổ bộ, tàu sân bay trực thăng và khu trục hạm phòng không, chiếc Al Fulk còn được thiết kế để thực hiện chức năng của tàu chỉ huy tham mưu, tức là soái hạm của Hải quân Qatar.
Cuối cùng, chiếc Al Fulk là "hạt nhân" của thương vụ trị giá 6 tỷ USD giữa Qatar và Ý, nhằm đóng mới 7 tàu chiến thuộc nhiều loại khác nhau theo hợp đồng lớn ký kết vào năm 2017.