Tờ Sina mới đây đăng tải hình ảnh gây sự chú ý lớn tại triển lãm LIMA 2017 – đoàn sĩ quan cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam tham dự LIMA 2017 (diễn ra ở Langkawi, Malaysia từ ngày 21-25/3) đang tập trung quan sát mô hình trực thăng tấn công Ka-52 tiên tiến. Điều đó làm dấy lên những đồn đoán cho rằng Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới mẫu trực thăng Ka-52 và có thể sẽ mua sắm trong tương lai. Nguồn ảnh: SinaChiếc Ka-52 được giới thiệu tại LIMA 2017 sơn màu rằn ri lạ, có vẻ phục vụ xuất khẩu tới các quốc gia ở châu Á. Nguồn ảnh: RTViệt Nam trong quá khứ từng có các trực thăng tấn công hạng nặng – đó là loại Mi-24A do Liên Xô cung cấp từ cuối những năm 1970. Ở chiến trường Campuchia, Việt Nam đã sử dụng rất thành công Mi-24A thực hiện hàng trăm phi vụ, bắn hàng nghìn quả rocket tiêu diệt lực lượng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Airlines.netTuy nhiên, cho đến nay đa số Mi-24A đã phải về hưu do hết hạn sử dụng. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu sử dụng các trực thăng vận tải đa năng như Mi-8/17 mang rocket để chi viện hỏa lực mặt đất. Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch thay thế Mi-24A của Việt Nam, nhưng sau sự kiện LIMA, có vẻ như Việt Nam bày tỏ sự quan tâm lớn tới mẫu Ka-52 thay vì Mi-35 hay Mi-28. Nguồn ảnh: Airlines.netSo với Mi-35 và Mi-28, trực thăng tấn công Ka-52 không những sở hữu khả năng chiến đấu ngang ngửa mà còn có những tính năng “độc nhất vô nhị” không chỉ ở Nga mà trên thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.netĐiển hình, Ka-52 là trực thăng tấn công hạng nặng đầu tiên trên thế giới sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục. Kiểu thiết kế này đem lại ưu điểm lớn là máy bay nhỏ gọn, do lược bỏ cánh quạt đuôi; khả năng cơ động cao hơn trực thăng truyền thống; thực hiện được động tác cơ động phức tạp… Nó dùng động cơ TV3-117 hoặc VK-2500 cho tốc độ tối đa 300km/h, trần bay 4-5km. Nguồn ảnh: Airlines.netKa-52 cũng là trực thăng đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới trang bị ghế phỏng khẩn cấp cho phi công thoát hiểm trong trường hợp máy bay gặp nạn. Trước khi phóng, một liều phản lực sẽ đẩy bật cánh quạt ra ngoài, sau đó ghế phóng mới kích hoạt. Nguồn ảnh: Airlines.netHệ thống điện tử của Ka-52 cũng nổi bật với những công nghệ ít thấy trên trực thăng tấn công xưa nay. Ví dụ như phi công sẽ được trang bị màn hình hiển thị thông tin HUD trước mặt tương tự các chiến đấu cơ phản lực hiện đại. Nguồn ảnh: Airlines.netCận cảnh bảng điều khiển của trực thăng Ka-52 với 4 màn hình (gồm 2 đơn sắc và 2 màu) đa chức năng. Nguồn ảnh: Airlines.netCảm biến của trực thăng Ka-52 cũng rất hiện đại với radar Arbalet nằm ở trong mũi máy bay cung cấp cho phi công một bản đồ tổng thể về địa hình của khu vực tác chiến, giúp phi công nhanh chóng nhận diện được các mục tiêu cũng như các vùng nhiễu loạn, ẩm ướt, có hại cho việc tác chiến. Dưới mũi lắp tháp hình cầu chứa thiết bị nhìn ngày-đêm bằng hồng ngoại "Samshit", có khả năng "nhìn" trong tình trạng ánh sáng bình thường và ánh sáng yếu. Hệ thống Samshit bao gồm thiết bị nhìn hồng ngoại, thiết bị đo khoảng cách bằng la-de và thiết bị xác định mục tiêu, giúp cho phi công có thể "khóa" và "theo dõi" mục tiêu thông qua các thông tin hiện trên màn ảnh. Vào ban ngày và thời tiết tốt, tầm nhìn của hệ thống "Samshit" là khoảng 15km. Nguồn ảnh: Airlines.netHỏa lực của Ka-52 là rất đáng sợ. Nó được trang bị một khẩu pháo tự động cố định bên phải mũi máy bay cùng 6 điểm treo 2 tấn vũ khí trên cặp cánh nhỏ cho phép mang tên lửa chống tăng, bom, rocket, gunpod... Nguồn ảnh: Airlines.net"Đại pháo" 2A42 30mm của Ka-52 đang khai hỏa. Khẩu pháo này đạt tàm bắn hiệu quả tới 4.000m, tốc độ bắn cao nhất 550 phát/phút. Có thể bắn đạn xuyên giáp M929 hoặc 3UBR6 cho phép xuyên thủng xe bọc thép, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, xe tăng hạng nhẹ. Đạn M929 có thể xuyên giáp thép 55mm ở khoảng cách 1.000m, 45mm ở cách 2.000m. Nguồn ảnh: Airlines.netCác điểm trao trên cánh cho phép mang tổng cộng 24 quả tên lửa chống tăng Vikhir-1 (tầm bắn 8-10km, xuyên 1.000mm thép đồng nhất sau ERA); hoặc có thể giảm số lượng Vikhir-1 mang theo 4 tên lửa không đối không Igla-V; hoặc 80 quả rocket 80mm hoặc 20 quả rocket 130mm. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài ra phiên bản hải quân Ka-52K còn có thể triển khai cả tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E để chống tàu chiến. Nguồn ảnh: Airlines.netTuy nhiên, Ka-52 có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian chỉ có 1 giờ 40 phút trong khi khả năng hoạt động liên tục của AH-64 Apache là 3 giờ 9 phút còn Eurocopter Tiger của Pháp - Đức kéo dài 3 giờ 25 phút. Đây là một điểm hạn chế rất lớn nếu Ka-52 phải bay liên tục để tìm kiếm vị trí của đối phương, hay chi viện hỏa lực cường độ cao. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tờ Sina mới đây đăng tải hình ảnh gây sự chú ý lớn tại triển lãm LIMA 2017 – đoàn sĩ quan cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam tham dự LIMA 2017 (diễn ra ở Langkawi, Malaysia từ ngày 21-25/3) đang tập trung quan sát mô hình trực thăng tấn công Ka-52 tiên tiến. Điều đó làm dấy lên những đồn đoán cho rằng Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới mẫu trực thăng Ka-52 và có thể sẽ mua sắm trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina
Chiếc Ka-52 được giới thiệu tại LIMA 2017 sơn màu rằn ri lạ, có vẻ phục vụ xuất khẩu tới các quốc gia ở châu Á. Nguồn ảnh: RT
Việt Nam trong quá khứ từng có các trực thăng tấn công hạng nặng – đó là loại Mi-24A do Liên Xô cung cấp từ cuối những năm 1970. Ở chiến trường Campuchia, Việt Nam đã sử dụng rất thành công Mi-24A thực hiện hàng trăm phi vụ, bắn hàng nghìn quả rocket tiêu diệt lực lượng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tuy nhiên, cho đến nay đa số Mi-24A đã phải về hưu do hết hạn sử dụng. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu sử dụng các trực thăng vận tải đa năng như Mi-8/17 mang rocket để chi viện hỏa lực mặt đất. Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch thay thế Mi-24A của Việt Nam, nhưng sau sự kiện LIMA, có vẻ như Việt Nam bày tỏ sự quan tâm lớn tới mẫu Ka-52 thay vì Mi-35 hay Mi-28. Nguồn ảnh: Airlines.net
So với Mi-35 và Mi-28, trực thăng tấn công Ka-52 không những sở hữu khả năng chiến đấu ngang ngửa mà còn có những tính năng “độc nhất vô nhị” không chỉ ở Nga mà trên thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Điển hình, Ka-52 là trực thăng tấn công hạng nặng đầu tiên trên thế giới sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục. Kiểu thiết kế này đem lại ưu điểm lớn là máy bay nhỏ gọn, do lược bỏ cánh quạt đuôi; khả năng cơ động cao hơn trực thăng truyền thống; thực hiện được động tác cơ động phức tạp… Nó dùng động cơ TV3-117 hoặc VK-2500 cho tốc độ tối đa 300km/h, trần bay 4-5km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ka-52 cũng là trực thăng đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới trang bị ghế phỏng khẩn cấp cho phi công thoát hiểm trong trường hợp máy bay gặp nạn. Trước khi phóng, một liều phản lực sẽ đẩy bật cánh quạt ra ngoài, sau đó ghế phóng mới kích hoạt. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hệ thống điện tử của Ka-52 cũng nổi bật với những công nghệ ít thấy trên trực thăng tấn công xưa nay. Ví dụ như phi công sẽ được trang bị màn hình hiển thị thông tin HUD trước mặt tương tự các chiến đấu cơ phản lực hiện đại. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cận cảnh bảng điều khiển của trực thăng Ka-52 với 4 màn hình (gồm 2 đơn sắc và 2 màu) đa chức năng. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cảm biến của trực thăng Ka-52 cũng rất hiện đại với radar Arbalet nằm ở trong mũi máy bay cung cấp cho phi công một bản đồ tổng thể về địa hình của khu vực tác chiến, giúp phi công nhanh chóng nhận diện được các mục tiêu cũng như các vùng nhiễu loạn, ẩm ướt, có hại cho việc tác chiến. Dưới mũi lắp tháp hình cầu chứa thiết bị nhìn ngày-đêm bằng hồng ngoại "Samshit", có khả năng "nhìn" trong tình trạng ánh sáng bình thường và ánh sáng yếu. Hệ thống Samshit bao gồm thiết bị nhìn hồng ngoại, thiết bị đo khoảng cách bằng la-de và thiết bị xác định mục tiêu, giúp cho phi công có thể "khóa" và "theo dõi" mục tiêu thông qua các thông tin hiện trên màn ảnh. Vào ban ngày và thời tiết tốt, tầm nhìn của hệ thống "Samshit" là khoảng 15km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hỏa lực của Ka-52 là rất đáng sợ. Nó được trang bị một khẩu pháo tự động cố định bên phải mũi máy bay cùng 6 điểm treo 2 tấn vũ khí trên cặp cánh nhỏ cho phép mang tên lửa chống tăng, bom, rocket, gunpod... Nguồn ảnh: Airlines.net
"Đại pháo" 2A42 30mm của Ka-52 đang khai hỏa. Khẩu pháo này đạt tàm bắn hiệu quả tới 4.000m, tốc độ bắn cao nhất 550 phát/phút. Có thể bắn đạn xuyên giáp M929 hoặc 3UBR6 cho phép xuyên thủng xe bọc thép, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, xe tăng hạng nhẹ. Đạn M929 có thể xuyên giáp thép 55mm ở khoảng cách 1.000m, 45mm ở cách 2.000m. Nguồn ảnh: Airlines.net
Các điểm trao trên cánh cho phép mang tổng cộng 24 quả tên lửa chống tăng Vikhir-1 (tầm bắn 8-10km, xuyên 1.000mm thép đồng nhất sau ERA); hoặc có thể giảm số lượng Vikhir-1 mang theo 4 tên lửa không đối không Igla-V; hoặc 80 quả rocket 80mm hoặc 20 quả rocket 130mm. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài ra phiên bản hải quân Ka-52K còn có thể triển khai cả tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E để chống tàu chiến. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tuy nhiên, Ka-52 có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian chỉ có 1 giờ 40 phút trong khi khả năng hoạt động liên tục của AH-64 Apache là 3 giờ 9 phút còn Eurocopter Tiger của Pháp - Đức kéo dài 3 giờ 25 phút. Đây là một điểm hạn chế rất lớn nếu Ka-52 phải bay liên tục để tìm kiếm vị trí của đối phương, hay chi viện hỏa lực cường độ cao. Nguồn ảnh: Airlines.net