Nguồn gốc các tàu đổ bộ lớn này không đâu khác chính là chiến lợi phẩm giá trị cao thu được sau ngày 30/4/1975. Thời điểm đó, sau khi tiếp quản các căn cứ cũ của VNCH, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã khôi phục và tái sử dụng 3 tàu đổ bộ tăng cỡ lớn do Mỹ chế tạo từ những năm 1940. Các tàu này được cho là tham gia tích cực trong chiến dịch biên giới Tây Nam 1979. Ảnh: tư liệuTuy nhiên, trong quá trình chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, năm 1988, tàu đổ bộ HQ-505 đã bị hư hỏng nặng sau khi hứng chịu nhiều phát pháo từ tàu Trung Quốc trong quá trình bảo vệ đảo Cô Lin trước sự hung hăng của đối phương. Tàu 505 đã trườn 2/3 thân tàu lên đảo chìm, trở thành pháo đài thép ngăn cản mọi hành động ngang ngược của Trung Quốc. Ảnh: tư liệuCác tàu còn lại sau hơn nửa thế kỷ phục vụ tưởng chừng như đã bị loại biên chế, thì mới đây trong một bức ảnh đăng trên báo Hải quân, hóa ra cả hai tàu đổ bộ cỡ lớn mang số hiệu 501 và 503 đều vẫn còn phục vụ và trông chúng vẫn mới tinh như ngày nào. Thậm chí trông tàu còn mới hơn cả so với thời trước năm 1975. Ảnh: Báo Hải quânTàu 501 và 503 khi còn trong biên chế Hải quân Mỹ đều cùng mang một cái tên nhưng thuộc hai lớp khác nhau. Cụ thể, "tên khai sinh" tàu 501 là USS Chelan County (LST-542) còn 503 là USS Chelan County (LST-491). Thiết kế tàu theo kiểu “há mồm” cũ phổ biến thời bấy giờ, các phương tiện sẽ ra khỏi tàu bẳng hai cánh cửa ở mũi. Ảnh: Báo Hải quânHai lớp tàu cùng có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.651 tấn, đầy tải 3.698 tấn, dài hơn 100m, trang bị hai máy diesel GM 12-567, hai trục, bánh lái đôi, tốc độ tối đa đạt 12 hải lý/h. Ảnh: Truyền hình Hải quânSức tải của cả hai tàu lên tới 8-10 xe tăng hạng nhẹ cùng hơn 100 lính thủy đánh bộ. Ngoài ra con tàu còn chở được thêm 2-4 xuồng đổ bộ cỡ nhỏ. Truyền hình Hải quânTrong ảnh, xe tăng hạng nhẹ PT-76B của bộ đội hải quân đánh bộ Việt Nam trong khoang hầm tàu đổ bộ 501 tham gia diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển. Truyền hình Hải quânĐặc biệt, trên mặt boong còn có đủ không gian đáp ứng cho một trực thăng hạng nhẹ loại Mi-8 hoặc UH-1 hạ cánh. Mà thực tế, ngay từ những năm 1970-1980 ta từng sử dụng UH-1 hạ cánh nhiều lần trên các tàu đổ bộ 501-503-505. Truyền hình Hải quânVề hỏa lực tự vệ, các tàu đổ bộ LST của Mỹ trang bị hai bệ pháo 40mm 2 nòng, 4 bệ pháo 40mm một nòng và 12 bệ pháo 20mm một nòng. Tuy vậy, các hình ảnh được công bố về tàu LST này hiện tại chủ yếu có sự xuất hiện của pháo 40mm 1 và 2 nòng, trong khi loại 20mm hầu như không thấy. Không loại trừ khả năng chúng ta tháo bỏ. Ảnh: Báo Hải quânVà rất ngạc nhiên là dù công nghiệp quốc phòng của ta thường quen sản xuất đạn dược pháo hải quân 25mm-37mm chuẩn Liên Xô, nhưng các đoạn phim được truyền hình Hải quân công bố cho thấy dường như ta đã tự sản xuất thêm đạn pháo 40mm chuẩn NATO trang bị cho tàu đổ bộ Mỹ. Ảnh: Báo Hải quânPháo phòng không 2 nòng 40mm có tốc độ bắn khoảng 120 phát/phút, thao tác hoàn toàn thủ công với kíp pháo thủ 4 người, tầm bắn tối đa 7km, có thể bắn mục tiêu trên không và mặt nước. Ảnh: Báo Hải quânCận cảnh bệ pháo phòng không 40mm một nòng trang bị trên tàu đổ bộ 503. Ảnh: Báo Hải quânVideo lữ đoàn hải quân đánh bộ 147 chuẩn bị vũ khí đảm bảo chiến đấu. Nguồn: Kênh QPVN
Nguồn gốc các tàu đổ bộ lớn này không đâu khác chính là chiến lợi phẩm giá trị cao thu được sau ngày 30/4/1975. Thời điểm đó, sau khi tiếp quản các căn cứ cũ của VNCH, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã khôi phục và tái sử dụng 3 tàu đổ bộ tăng cỡ lớn do Mỹ chế tạo từ những năm 1940. Các tàu này được cho là tham gia tích cực trong chiến dịch biên giới Tây Nam 1979. Ảnh: tư liệu
Tuy nhiên, trong quá trình chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, năm 1988, tàu đổ bộ HQ-505 đã bị hư hỏng nặng sau khi hứng chịu nhiều phát pháo từ tàu Trung Quốc trong quá trình bảo vệ đảo Cô Lin trước sự hung hăng của đối phương. Tàu 505 đã trườn 2/3 thân tàu lên đảo chìm, trở thành pháo đài thép ngăn cản mọi hành động ngang ngược của Trung Quốc. Ảnh: tư liệu
Các tàu còn lại sau hơn nửa thế kỷ phục vụ tưởng chừng như đã bị loại biên chế, thì mới đây trong một bức ảnh đăng trên báo Hải quân, hóa ra cả hai tàu đổ bộ cỡ lớn mang số hiệu 501 và 503 đều vẫn còn phục vụ và trông chúng vẫn mới tinh như ngày nào. Thậm chí trông tàu còn mới hơn cả so với thời trước năm 1975. Ảnh: Báo Hải quân
Tàu 501 và 503 khi còn trong biên chế Hải quân Mỹ đều cùng mang một cái tên nhưng thuộc hai lớp khác nhau. Cụ thể, "tên khai sinh" tàu 501 là USS Chelan County (LST-542) còn 503 là USS Chelan County (LST-491). Thiết kế tàu theo kiểu “há mồm” cũ phổ biến thời bấy giờ, các phương tiện sẽ ra khỏi tàu bẳng hai cánh cửa ở mũi. Ảnh: Báo Hải quân
Hai lớp tàu cùng có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.651 tấn, đầy tải 3.698 tấn, dài hơn 100m, trang bị hai máy diesel GM 12-567, hai trục, bánh lái đôi, tốc độ tối đa đạt 12 hải lý/h. Ảnh: Truyền hình Hải quân
Sức tải của cả hai tàu lên tới 8-10 xe tăng hạng nhẹ cùng hơn 100 lính thủy đánh bộ. Ngoài ra con tàu còn chở được thêm 2-4 xuồng đổ bộ cỡ nhỏ. Truyền hình Hải quân
Trong ảnh, xe tăng hạng nhẹ PT-76B của bộ đội hải quân đánh bộ Việt Nam trong khoang hầm tàu đổ bộ 501 tham gia diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển. Truyền hình Hải quân
Đặc biệt, trên mặt boong còn có đủ không gian đáp ứng cho một trực thăng hạng nhẹ loại Mi-8 hoặc UH-1 hạ cánh. Mà thực tế, ngay từ những năm 1970-1980 ta từng sử dụng UH-1 hạ cánh nhiều lần trên các tàu đổ bộ 501-503-505. Truyền hình Hải quân
Về hỏa lực tự vệ, các tàu đổ bộ LST của Mỹ trang bị hai bệ pháo 40mm 2 nòng, 4 bệ pháo 40mm một nòng và 12 bệ pháo 20mm một nòng. Tuy vậy, các hình ảnh được công bố về tàu LST này hiện tại chủ yếu có sự xuất hiện của pháo 40mm 1 và 2 nòng, trong khi loại 20mm hầu như không thấy. Không loại trừ khả năng chúng ta tháo bỏ. Ảnh: Báo Hải quân
Và rất ngạc nhiên là dù công nghiệp quốc phòng của ta thường quen sản xuất đạn dược pháo hải quân 25mm-37mm chuẩn Liên Xô, nhưng các đoạn phim được truyền hình Hải quân công bố cho thấy dường như ta đã tự sản xuất thêm đạn pháo 40mm chuẩn NATO trang bị cho tàu đổ bộ Mỹ. Ảnh: Báo Hải quân
Pháo phòng không 2 nòng 40mm có tốc độ bắn khoảng 120 phát/phút, thao tác hoàn toàn thủ công với kíp pháo thủ 4 người, tầm bắn tối đa 7km, có thể bắn mục tiêu trên không và mặt nước. Ảnh: Báo Hải quân
Cận cảnh bệ pháo phòng không 40mm một nòng trang bị trên tàu đổ bộ 503. Ảnh: Báo Hải quân
Video lữ đoàn hải quân đánh bộ 147 chuẩn bị vũ khí đảm bảo chiến đấu. Nguồn: Kênh QPVN