Hải quân Mỹ dường như quá tự tin về sức mạnh tác chiến toàn cầu của mình tới mức tự cung cấp cả các vị trí triển khai biên đội tàu sân bay và tàu đổ bộ của mình trên toàn thế giới. Tuy nhiên chỉ số này chỉ ở mức tương đối và không theo thời gian thực. Trong ảnh là sơ đồ vị trí các tàu sân bay Mỹ trên toàn thế giới được cập nhật từ ngày 7/8/2017. Nguồn ảnh: ISNI.Càng bất ngờ hơn trong sơ đồ trên, khu vực châu Á- Thái Bình Dương lại là nơi Mỹ bố trí nhiều biên đội tàu sân bay nhất thay vì Trung Đông hay châu Âu. Sơ đồ này cũng bao gồm cả các tàu đổ bộ tấn công và một số tàu tác chiến đổ bộ chuyên dụng của Hải quân Mỹ. Gần Đông Nam Á nhất là tàu đổ bộ USS America, nó đang hoạt động ở vùng biển Singapore .Tàu đổ bộ tấn công America có độ giãn nước tối đa 44.900 tấn, dài 257 mét, lườn rộng 32 mét và có khả năng mang theo tối đa tới 35 máy bay trực thăng, máy bay cất cánh trên đường băng ngắn các loại. Nguồn ảnh: ISNI.Còn xa hơn về phía châu Đại Dương ở vùng Biển San Hô, nằm ngoài bờ đông bắc Australia là sự hiện diện của tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard của Hải quân Mỹ được hạ thủy từ năm 1997, tàu có trọng tải 40.500 tấn và có khả năng mang theo tối đa 42 chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight. Nguồn ảnh: ISNI.Khu vực bờ Đông Thái Bình Dương hiện đang là địa điểm tập kết của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) và các tàu hộ tống. USS Theodore Roosevelt là một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ, tàu có độ giãn nước 104.600 tấn, sử dụng động cơ hạt nhân và có khả năng mang theo tối đa tới 90 máy bay cánh bằng và trực thăng các loại. Nguồn ảnh: ISNI.Tại khu vực biển Đông Bắc Á, USS Ronald Reagan (CVN-76) hiện vẫn đang cần mẫn theo dõi các hoạt động quân sự leo thang trong khu vực thay thế cho sự hiện diện của USS Carl Vinson tại đây từ đầu năm. USS Ronald Reagan cũng được đóng theo lớp hàng không mẫu hạm Nimitz, tuy nhiên lại có độ giãn nước tối đa chỉ 101.400 tấn. Hàng không mẫu hạm Mỹ chiếc Ronald Reagan có khả năng mang theo tối đa khoảng 90 máy bay. Nguồn ảnh: National.Khu vực Vịnh Ba Tư nằm giữa Iran và Ả Rập Xê-út đang có sự có mặt của tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68). Đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên được Mỹ đóng theo lớp Nimitz, nó được hạ thủy từ năm 1972 và đã phục vụ Hải quân Mỹ được khoảng 45 năm. Thông thường, tuổi thọ của một tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân chỉ kéo dài trong 2 lần tái nạp lõi phản ứng hạt nhân, điều này đồng nghĩa với việc USS Nimitz của mỹ đã sắp được cho về hưu. Nguồn ảnh: ISNI.Khu vực Vịnh Aden và Biển Đỏ hiện đang có sự có mặt của tàu đổ bộ tấn công USS Bataan (LHD-5) cùng với các lực lượng Thủy quân Lục chiến Viễn chinh số 24 (Expeditionary Unit). Lực lượng này đang tham gia các hoạt động quân sự, do thám ở Yemen và sẵn sàng can thiệp vào các nước Ả Rập nếu điểm nóng ở đây tiếp tục leo thang. Nguồn ảnh: ISNI.Ở vùng biển Đại Tây Dương, tàu sân bay USS Geogre H.W. Bush (CVN-77) hiện đang có mặt tại ngoài khơi vùng biển Scotland cùng với đội tàu hộ tống của mình. Nguồn ảnh: ISNI.Cuối cùng, ở vùng biển Tây Đại Tây Dương gần bờ Đông của nước Mỹ hiện đang xuất hiện tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78). Vừa mới được nhập biên chế Hải quân Mỹ vào hôm 22/7 vừa qua, USS Gerald Ford là chiếc tàu sân bay trẻ nhất và mới nhất của Mỹ, đây cũng là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp Gerald R. Ford. Nguồn ảnh: ISNI.
Hải quân Mỹ dường như quá tự tin về sức mạnh tác chiến toàn cầu của mình tới mức tự cung cấp cả các vị trí triển khai biên đội tàu sân bay và tàu đổ bộ của mình trên toàn thế giới. Tuy nhiên chỉ số này chỉ ở mức tương đối và không theo thời gian thực. Trong ảnh là sơ đồ vị trí các tàu sân bay Mỹ trên toàn thế giới được cập nhật từ ngày 7/8/2017. Nguồn ảnh: ISNI.
Càng bất ngờ hơn trong sơ đồ trên, khu vực châu Á- Thái Bình Dương lại là nơi Mỹ bố trí nhiều biên đội tàu sân bay nhất thay vì Trung Đông hay châu Âu. Sơ đồ này cũng bao gồm cả các tàu đổ bộ tấn công và một số tàu tác chiến đổ bộ chuyên dụng của Hải quân Mỹ. Gần Đông Nam Á nhất là tàu đổ bộ USS America, nó đang hoạt động ở vùng biển Singapore .Tàu đổ bộ tấn công America có độ giãn nước tối đa 44.900 tấn, dài 257 mét, lườn rộng 32 mét và có khả năng mang theo tối đa tới 35 máy bay trực thăng, máy bay cất cánh trên đường băng ngắn các loại. Nguồn ảnh: ISNI.
Còn xa hơn về phía châu Đại Dương ở vùng Biển San Hô, nằm ngoài bờ đông bắc Australia là sự hiện diện của tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard của Hải quân Mỹ được hạ thủy từ năm 1997, tàu có trọng tải 40.500 tấn và có khả năng mang theo tối đa 42 chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight. Nguồn ảnh: ISNI.
Khu vực bờ Đông Thái Bình Dương hiện đang là địa điểm tập kết của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) và các tàu hộ tống. USS Theodore Roosevelt là một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ, tàu có độ giãn nước 104.600 tấn, sử dụng động cơ hạt nhân và có khả năng mang theo tối đa tới 90 máy bay cánh bằng và trực thăng các loại. Nguồn ảnh: ISNI.
Tại khu vực biển Đông Bắc Á, USS Ronald Reagan (CVN-76) hiện vẫn đang cần mẫn theo dõi các hoạt động quân sự leo thang trong khu vực thay thế cho sự hiện diện của USS Carl Vinson tại đây từ đầu năm. USS Ronald Reagan cũng được đóng theo lớp hàng không mẫu hạm Nimitz, tuy nhiên lại có độ giãn nước tối đa chỉ 101.400 tấn. Hàng không mẫu hạm Mỹ chiếc Ronald Reagan có khả năng mang theo tối đa khoảng 90 máy bay. Nguồn ảnh: National.
Khu vực Vịnh Ba Tư nằm giữa Iran và Ả Rập Xê-út đang có sự có mặt của tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68). Đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên được Mỹ đóng theo lớp Nimitz, nó được hạ thủy từ năm 1972 và đã phục vụ Hải quân Mỹ được khoảng 45 năm. Thông thường, tuổi thọ của một tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân chỉ kéo dài trong 2 lần tái nạp lõi phản ứng hạt nhân, điều này đồng nghĩa với việc USS Nimitz của mỹ đã sắp được cho về hưu. Nguồn ảnh: ISNI.
Khu vực Vịnh Aden và Biển Đỏ hiện đang có sự có mặt của tàu đổ bộ tấn công USS Bataan (LHD-5) cùng với các lực lượng Thủy quân Lục chiến Viễn chinh số 24 (Expeditionary Unit). Lực lượng này đang tham gia các hoạt động quân sự, do thám ở Yemen và sẵn sàng can thiệp vào các nước Ả Rập nếu điểm nóng ở đây tiếp tục leo thang. Nguồn ảnh: ISNI.
Ở vùng biển Đại Tây Dương, tàu sân bay USS Geogre H.W. Bush (CVN-77) hiện đang có mặt tại ngoài khơi vùng biển Scotland cùng với đội tàu hộ tống của mình. Nguồn ảnh: ISNI.
Cuối cùng, ở vùng biển Tây Đại Tây Dương gần bờ Đông của nước Mỹ hiện đang xuất hiện tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78). Vừa mới được nhập biên chế Hải quân Mỹ vào hôm 22/7 vừa qua, USS Gerald Ford là chiếc tàu sân bay trẻ nhất và mới nhất của Mỹ, đây cũng là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp Gerald R. Ford. Nguồn ảnh: ISNI.